Bảo đảm về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 70 - 71)

2.3.2 .Những hạn chế

3.2. Yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính

3.2.9. Bảo đảm về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức

Cán bộ, trước hết phải có nghiệp vụ, có hiểu biết khi được giao việc. Thực tế cho thấy nếu những cán bộ có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các thủ tục hành chính mà khơng có một nhận thức đầy đủ về tính chất, vai trị và các ngun tắc cơ bản của q trình xây dựng và áp dụng loại quy phạm này thì dù thủ tục có được hồn thiện và hồn thiện thế nào, hiệu quả đối với đời sống xã hội vẫn không được nâng cao. Để nâng cao nhận thức của cán bộ tham gia hoạt động trong lĩnh vực bày phải được trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, về pháp luật; đặc biệt phải hiểu rõ các thủ tục hành chính của lĩnh vực mình giải quyết và các lĩnh vực khác có liên quan. Nhất là khi thực hiện cơ chế “một cửa” tiến tới “một dấu” trong việc giải quyết các yêu cầu của dân mà cán bộ không nắm vững các thủ tục cần thiết thì kết quả sẽ rất hạn chế, thậm chí có thể rất xấu so với mục tiêu đặt ra.

Thứ hai, cần nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ thi hành các thủ tục

hành chính. Khơng ít trường hợp do thiếu trách nhiệm mà công việc đã không thực hiện tốt. vấn đề trách nhiệm của cán bộ đại diện cho cơ quan nhà nước giải quyết cơng việc có liên quan với dân đã được nói đến trong nhiều văn bản của nhà nước, nhưng đến nay vẫn là vấn đề nổi cộm. Vì cịn nhiều cơ quan, nhiều cán bộ chưa làm hết trách nhiệm của mình nên người dân khi có việc vẫn phải chạy hết cửa này sang cửa khác và tình hình này vẫn chưa giảm được nhiều. Đó là chưa kể nếu cán bộ thi hành thủ tục hành chính lại lợi dụng, hách dịch, cửa quyền thì việc thi hành các thủ tục khi giải quyết công việc cho dân lại càng nặng nề.

63

Thứ ba, khi tham gia thực hiện các thủ tục hành chính cán bộ cần phải

được trang bị những phương tiện cần thiết để tránh sự tùy tiện trong cơng việc. Tóm lại, để đảm bảo thủ tục hành chính sẽ được ban hành và thực hiện tốt cần phải làm nhiều việc. Vấn đề đặt ra không phải chỉ là ở chỗ xây dựng được một hệ thống thủ tục hành chính thích hợp, gọn nhẹ và đầy đủ cho từng lĩnh vực mà còn phải quan tâm đến cơ chế thực hiện các thủ tục đó, phải quan tâm đến cán bộ.

Thủ tục hành chính được đề ra mà khơng có có chế thực hiện, khơng có đủ cán bộ đủ năng lực triển khai thì đó cũng chỉ là những quy định trên giấy. Dĩ nhiên mọi thủ tục cũng đòi hỏi phải bổ sung, sửa đổi thường xuyên nếu thấy còn thiếu và bất hợp lý. Song điều đó khơng có nghĩa là cán bộ thi hành thủ tục hành chính có quyền tùy tiện thay đổi chúng.

Những phát hiện về sự bất hợp lý trong thủ tục hành chính cần được tập hợp và giao cho cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất với cơ quan chức năng xem xét, điều chỉnh. Như thế, một mặt sẽ tránh được cách làm tùy tiện, mặt khác sẽ góp phần chống được bệnh quan liêu trong bộ máy nhà nước.

Có thể khẳng định, nghiên cứu để cải cách thủ tục hành chính là một nhiệm vụ cịn nặng nề trong giai đoạn tới. Với một số kinh nghiệm bước đầu và học tập kinh nghiệm của các nước khác, chúng ta hồn tồn có thể đổi mới được thủ tục hành chính hiện hành theo hướng phù hợp hơn và áp dụng có hiêu quả hơn.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 70 - 71)