Bồi dưỡng công chức và chính sách bồi dưỡngcơng chức

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

1.1. Những vấn đề chung về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn

1.1.2. Bồi dưỡng công chức và chính sách bồi dưỡngcơng chức

1.1.2.1. Bồi dưỡng công chức

Từ lâu, bồi dưỡng công chức đã trở thành một vấn đề luôn được quan tâm. Chính vì vậy, Đối với khái niệm bồi dưỡng cơng chức, chúng ta thấy có nhiều những định nghĩa khác nhau.

Theo đại từ điển tiếng Việt, “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [42] Theo tác giả Trần Khánh Đức, thì bồi dưỡng “là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [20]

Trong Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quy định: "Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc" [6].

Gần đây, tác giả Ngô Thành Can cũng đã đưa ra định nghĩa về khái niệm bồi dưỡng. Bồi dưỡng là quá trình tác động đến con người nhằm tăng cường năng lực, phẩm chất, là quá trình nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp một cách thường xuyên, tăng cường năng lực nói chung trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo. Bồi dưỡng có nhiệm vụ cập nhật, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng, thái độ cho cán bộ công chức để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao.[14]

Như vậy, Bồi dưỡng cơng chức là q trình nhằm trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đào tạo và bồi dưỡng có chức năng, chương trình và thời gian quy định khác nhau, nếu như đào tạo là trang bị những kiến thức, chuyên môn từ ban đầu để đạt được một trình độ nhất định trong thời gian dài hạn, thì bồi dưỡng được thực hiện trong thời gian ngắn hơn nhằm củng cố, bồi dưỡng lại những kiến thức vốn có.

1.1.2.2. Vai trị của bồi dưỡng cơng chức

Cán bộ, cơng chức đóng vai trị quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong những năm qua với việc thực hiện cải cách hành chính, vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ, công chức nhà nước được đặc biệt chú trọng, vì thế chất lượng đội ngũ Cán bộ, công chức đã không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu phát triển của đời sống xã hội.

Bồi dưỡng cơng chức khơng chỉ góp phần xây dựng đội ngũ cơng chức đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính chun nghiệp quan trọng hơn cịn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bồi dưỡng cán bộ, cơng chức góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả thực thi cơng vụ của cán bộ, cơng chức, vì vậy cần tập trung vào cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện cơng việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cơng chức. Nhìn chung đối với bản thân công chức qua triển khai bồi dưỡng là cần thiết nó đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển; nâng cao được trình độ năng lực; cập nhật đổi mới tư duy, phát huy tính sáng tạo sử dụng kiến thức về các lĩnh vực: pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, các lĩnh vực khác liên quan đến lĩnh vực tác nghiệp. Hơn nữa qua bồi dưỡng giúp công chức nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, khả năng tự giác, tự tiến hành công việc độc lập.

Đối với tổ chức bồi dưỡng cơng chức chứng tỏ rằng tổ chức sử dụng có hiệu quả tối đa sức lao động và có chiến lược tái đầu tư cho sức lao động; công chức hiểu rõ bản chất cơng việc, nghề nghiệp nâng cao khả năng thích ứng của cán bộ công chức đối với công việc trong tương lai. Bồi dưỡng tốt, tổ chức sẽ duy trì và nâng cao được chất lượng cơng chức nhờ đội ngũ có trình độ chun mơn; giúp tổ chức nâng cao tính ổn định, tính linh hoạt trong các hoạt động thực thi công vụ đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức; hoạt động bồi dưỡng giúp tổ chức chuẩn bị đội ngũ công chức kế cận trong các giai đoạn phát triển.

Đối với Nhà nước, bồi dưỡng cơng chức mang đến một nền hành chính chuyên nghiệp phục vụ các đối tượng như các tổ chức, doanh nghiệp, người dân được tốt hơn, đồng thời mang đến niềm tin của người dân chính là tiêu chí phục vụ của nền hành chính

1.1.2.3. Chính sách bồi dưỡng cơng chức

Cho đến thời điểm hiện tại có khơng ít định nghĩa khác nhau của các học giả trong và ngoài nước về chính sách cơng. Theo Thomas R.Dye trong “Understanding Public Policy” (nhận thức về chính sách cơng) (1972) cho rằng: “Chính sách cơng là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hay không làm. William Jenkins (1978) cho rằng: “Chính sách cơng là tập hợp các quyết định liên quan với nhau do một hoặc một nhóm nhà hoạt động chính trị ban hành, liên quan tới lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”.[24]

Ở trong nước, theo PSG.TS. Nguyễn Hữu Hải (2013), trong cuốn Đại cương về Chính sách cơng quan niệm: “Chính sách cơng là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội”.[24]

Với rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về chính sách cơng. Tuy nhiên định nghĩa của PGS. TS Đỗ Phú Hải (2017) được nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết sử dụng tại Khoa Chính sách cơng, Học viện Khoa học xã hội, định nghĩa: “Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và lựa chọn các giải pháp, cung cụ nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”.[25]

Chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung. Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người ta định ra chính sách.

Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách. Có thể có chính sách chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể khơng bao giờ được luật pháp hóa vì nó khơng được lựa chọn để luật pháp hóa khi khơng cịn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn. Nhưng sẽ khơng có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngồi chính sách. Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nội dung của pháp luật, cịn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi nó được thừa nhận, được “nhào nặn” bởi “bàn tay công quyền”, tức là được ban hành bởi nhà nước theo một trình tự luật định.

Như vậy, chính sách ln gắn liền với quyền lực chính trị, với đảng cầm quyền và với bộ máy quyền lực công – nhà nước. Chúng ta vẫn thường nói đến một nguyên tắc của tổ chức thực thi quyền lực chính trị là “Đảng đề ra đường lối, chính sách, Nhà nước thể hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật”. Tuy nhiên, cũng khơng nên tuyệt đối hóa vai trị hoạch định chính sách của đảng cầm quyền. Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng chính sách là nhiệm vụ của Đảng, Đảng là người duy nhất có quyền đưa ra chính sách. Đúng. Đảng đề ra đường lối chính sách để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật nhưng việc xây dựng và ban hành pháp luật của Nhà nước cũng chính là Nhà nước xây dựng và ban hành chinh sách (Điều này được phản ánh

rất rõ trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, khi người của Đảng được giao nắm các trọng trách và vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước (trong thành phần của Quốc hội Khoá XII hiện nay số lượng đảng viên chiếm tới 93%; đối với Chính phủ thì 100% thành viên Chính phủ là đảng viên). Đường lối, chính sách của Đảng có thể được copy, được cụ thể hóa trong pháp luật nhưng nó cũng có thể được điều chỉnh, được hồn thiện trong q trình thể chế hóa để phù hợp với tư tưởng mới hay đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn xã hội. Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật là thể chế hóa chính sách của Đảng thành pháp luật nhưng cũng là một bước xây dựng và hồn thiện chính sách. Và vì vậy, chính sách và pháp luật là hai phạm trù rất gần gũi và có những điểm giao nhau, là cơ sở tồn tại của nhau trong một chế độ nhà nước pháp quyền. [31]

Căn cứ vào những quan điểm về chính sách cơng, về việc bồi dưỡng đã đề cập ở trên có thể nêu ra quan điểm về chính sách bồi dưỡng cơng chức như sau: “Chính sách bồi dưỡng cơng chức là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp thực hiện để nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị cho đội ngũ cơng chức trong thực thi công vụ, đáp ứng mục tiêu của tổ chức và yêu cầu phát triển của đất nước”.

Từ những nhận định trên, em rút ra rằng: Chính sách bồi dưỡng công

chức là một hệ thống các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung, đối tượng, phạm vi, hình thức và cách thức bồi dưỡng đối với cơng chức nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị cho cơng chức giúp học hồn thành tốt nhiệm vụ công vụ được giao”

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)