3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức các cơ
3.2.2. Chú trọng công tác phân công phối hợp, quản lý thực hiện giữa cơ quan,
giữa cơ quan, đơn vị và nâng cao năng lực đội ngũ công chức thực hiện chính sách.
Tạo mơi trường thuận lợi cho nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là phải xây dựng sự đồng thuận trong đội ngũ của các cơ quan. Sự đồng thuận trong đội ngũ công chức của các cơ quan sẽ tạo nên sự đoàn kết, hỗ trợ nhau, động viên nhau cùng phát triển. Thực hiện đúng phân cấp trong quản lý công chức nhằm phát huy tính năng động, tích cực, chủ động của lãnh đạo đơn vị. Xây đựng đề án vị trí việc làm chi tiết, cụ thể. Quy định rõ chức năng, trách nhiệm, vai trò của từng bộ phận trong đơn vị. Thường xuyên có sự trao đổi, tương tác giữa đơn vị cử cán bộ công chức đi bồi dưỡng với cơ sở bồi dưỡng, giữa đơn vị thực hiện với đơn vị hỗ trợ thực hiện.
Xét cho cùng, thì tất cả những nhiệm vụ đặt ra cho công tác ĐTBD công chức hiện nay, từ việc nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách cho đến việc tổ chức thực hiện đều do đội ngũ cán bộ, công chức này đảm nhiệm, do đó, chất lượng của các hoạt động này trực tiếp phụ thuộc vào năng lực của họ. Trong thời gian tới cần nghiên cứu tổ chức, bồi dưỡng từng bước nâng cao công tác giáo vụ, xây dựng quy hoạch, kế hoạch... cho đến đội ngũ cán bộ, công chức quản lý các cơ sở ĐTBD với các hình thức khác nhau.
Xây dựng đội ngũ giảng viên và giáo viên của tỉnh đủ về số lượng và vững vàng về chất lượng để chuẩn bị cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính của tỉnh trong thời kỳ mới.
Cần phải tăng cường năng lực đối với đội ngũ giảng viên. Do tính chất và đặc điểm của công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính mà ngồi đội ngũ giảng viên có biên chế ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cịn có một lực lượng giáo viên kiêm chức ở ngoài các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Họ là những cán bộ chuyên mơn giỏi, có kinh nghiệm tham gia vào cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính. Giáo viên cần được đào tạo tốt đạt được các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu. Yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên hiện nay là: tiêu chuẩn giảng viên phải có trình độ chun sâu, am hiểu rộng, có kiến thức thực tiễn cũng như lý luận phong phú, có phẩm chất đạo đức tốt, có phương pháp sư phạm giỏi đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Tiến hành nghiên cứu xây dựng một đội ngũ giảng viên với cơ cấu hợp lý về trình đơ, độ tuổi, chun mơn và tính chất đảm nhận nhiệm vụ; một đội ngũ giảng viên vừa có trình độ lý luận, vừa có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, vừa đảm bảo tính chủ động của cơ sở trong việc bố trí giảng viên, vừa phát huy được năng lực và sử dụng có hiệu quả kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên kiêm chức.. Đây là vấn đề quan trọng, bởi vì học viên là cơng chức rất khác với đối tượng là học sinh, sinh viên. Họ có trình dộ lý luận và am hiểu thực tiễn, cái họ đang rất cần hiện nay là kỹ năng và kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Như vậy, vấn đề đặt ra là không cần thiết phải biên chế hóa tất cả những người tham gia giảng dạy trong hệ thống các cơ sở ĐTBD công chức và phải xây dựng một đội ngũ giảng viên kiêm chức đơng đảo có nhiều kinh nghiệm thực tế.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên về kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm hiện đại. Đảm bảo nguyên tắc giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức phải được đào tạo cơ bảo về chuyên mơn đang giảng dạy. Nghiên cứu xây dựng chính sách
và tổ chức đào tạo nguồn giảng viên, cần có cơ chế cử giảng viên đi hoạt động thực tế.
- Đối với giảng viên chuyên ngành về QLNN, ngoài việc bổ sung những kiến thức chun mơn, thì cần trang bị và bồi dưỡng phương pháp sư phạm hành chính phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại hóa.
- Xây dựng chính sách thu hút đội ngũ CBCC hành chính đã được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có năng lực giảng dạy bổ sung cho đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính.
3.2.3 Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích cán bộ cơng chức đi học; đảm bảo cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu của cơ sở bồi dưỡng
Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả, hiệu quả.
+ Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và tài liệu tham khảo
Muốn có những tài liệu tốt cần chú ý đầu tư một khoản kinh phí thoả đáng để người viết tập trung viết, tài liệu có nghiệm thu và đánh giá. Tài liệu nên viết đơn giản dễ hiểu và rõ ràng, viết dưới dạng cầm tay chỉ việc.
+ Áp dụng một số chính sách khuyến khích như hỗ trợ học phí, khen thưởng
Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ đi học nhằm tạo động lực để cán bộ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
Các cơ quan chun mơn đầu tư kinh phí cho bồi dưỡng đội ngũ cơng chức. Có chế độ vừa khuyến khích, vừa bắt buộc để cơng chức được học tập và bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn.
Xây dựng một số chính sách khuyến khích, bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ công chức. Cần bố trí và cấp kinh phí cho cơng chức được đi bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm, tổ chức đi tham quan, học tập những điển hình tiên tiến. Đầu tư thích đáng cho việc bồi dưỡng công chức dự nguồn chức danh lãnh đạo.
Bên cạnh đó tăng cường cơng tác thi đua, khen thưởng theo hướng kết hợp hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần tạo động lực phấn đấu cho mỗi người. Khiển trách những công chức, viên chức không nghiêm túc trong quá trình học
UBND tỉnh Phú Thọ khuyến khích tất cả các cán bộ công chức tự đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ phục vụ cho công tác được hỗ trợ về thời gian, tài liệu. Nếu đi học theo nguyện vọng cá nhân trong giờ hành chính được Giám đốc ra quyết định cho đi học, hình thức học mỗi tháng từ 1 đến 2 tuần thì thời gian học khơng được hưởng thu nhập bổ sung; đi học theo nguyện vong cá nhân ngồi giờ hành chính thì vẫn xếp loại theo quy định chung.
Các trường, đơn vị đảm bảo yếu tố thiết yếu cho bồi dưỡng cơng chức: phịng học, trang thiết bị dạy học, tài liệu.
3.2.4. Đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực của giảng viên của giảng viên
- Về chương trình bồi dưỡng:
Chất lượng đội ngũ công chức phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng bồi dưỡng mà trước tiên là chất lượng chương trình bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng cơng chức, viên chức đặt ra chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thiết như:
+ Bồi dưỡng về chính trị: Những quan điểm, định hướng chung về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển ngành cơng thương thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; quan điểm định hướng phát triển ngành công thương; vấn đề nhân cách người cán bộ….
+ Bồi dưỡng về tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc. Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công việc.
+ Bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng nền tảng để thực thi nhiệm vụ: kiến thức thực thi luật pháp, kỹ năng quản lý hành chính và hệ thống thông tin; quản lý tài chính, tài sản; tổ chức kiểm tra, kiểm định; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ; phân tích các tình huống trong cơng việc và khả năng vận dụng các kiến thức để xử lý có hiệu quả trong các tình huống; kỹ năng giao tiếp, tham mưu làm việc với cấp trên và các lực lượng xã hội; kỹ năng đánh giá hiệu quả công việc.
+ Đối với công chức dự nguồn cần phải đặc biệt chú trọng đến bồi dưỡng nhận thức và tầm nhìn của một lãnh đạo, quản lý. Ngồi truyền đạt lý thuyết, có thể mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trao đổi, phổ biến kinh nghiệm theo cách “cầm tay chỉ việc” cho các học viên về cách thức lãnh đạo, chỉ đạo thưc hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như các kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể.
Chương trình bồi dưỡng cần chú trọng xây dựng bài tập thực hành vì bài tập là phương tiện chủ yếu để hình thành kỹ năng cho người học, khơng có bài tập, khơng có q trình luyện tập thì kỹ năng sẽ khơng bao giờ được hình thành. Bài tập thực hành đòi hỏi người dạy phải cung cấp cho người học các tri thức cần thiết về lĩnh vực hình thành kỹ năng, giải thích và hướng dẫn các thao tác hành động để hình thành kỹ năng, cho người học luyện tập một số lượng bài tập nhất định và kiểm tra, đánh giá mức độ hình thành kỹ năng. Người học phải được luyện tập giải các bài tập thực hành, có tri thức, hiểu mục đích hình thành kỹ năng, hiểu và biết cách thực hiện các thao tác hành động, tự giác và vận dụng có ý thức, có suy nghĩ các tri thức, các phương tiện hành động vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế.
- Về đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên
Giảng viên giảng dạy theo phương pháp mới, nêu vấn đề và tổ chức trao đổi, thảo luận tạo cho người học chủ động phát huy tính độc lập, sáng tạo. Dạy học bằng phương tiện và thiết bị hiện đại cũng là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi giảng viên phải có trình độ nhất định về cơng nghệ thơng tin.
- Về đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng:
Đa dạng hóa các loại hình và hình bồi dưỡng cho phù hợp: tập trung, tại chức, bồi dưỡng theo chuyên đề, tham quan thực tế, đẩy mạnh hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ công chức.
3.2.5. Cải tiến công tác tổng kết, kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng dưỡng
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức thì việc kiểm tra, đánh giá cơng chức, này cũng cần phải được cải tiến trong xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá; Tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá.
- Quy trình kiểm tra, đánh giá:
Trưởng đồn kiểm tra giải thích cho người kiểm tra và người bị kiểm tra hiểu rõ mục đích, yêu cầu của kế hoạch kiểm tra để họ có ý thức sẵn sàng trong việc thực hiện, đồng thời làm rõ “Ai chỉ huy, ai kiểm tra, bao giờ kiểm tra, kiểm tra như thế nào”.
Tổ chức thảo luận các biện pháp để thực hiện kế hoạch (thực hiện các biện pháp nào, thực hiện như thế nào, bằng phương tiện nào).
Sắp xếp bố trí phân cơng, phối hợp ra sao trong lực lượng kiểm tra. Nói rõ trách nhiệm, quyền hạn từng thành viên trong lực lượng kiểm tra.
Định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.
- Xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá
Lực lượng kiểm tra có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra. Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra: Tiêu chuẩn
về năng lực thực tiễn, yêu cầu về trình độ đào tạo. Tiêu chuẩn 1 là năng lực thực tiễn (Nắm được chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm được các nguyên tắc, chế độ, quy định trong cơng tác, có kiến thức chun mơn nghiệp vụ của đối tượng kiểm tra; có nghiệp vụ kiểm tra, có năng lực phân tích tổng hợp, đánh giá công tác nâng cao chất lượng công chức, định hướng cho người được kiểm tra sửa sai như thế nào). Tiêu chuẩn 2 về trình độ đào tạo (Tốt nghiệp đại học, có phẩm chất chính trị tốt, trung thực, cơng minh, có ít nhất 01 năm tham gia cơng tác thanh tra, đã được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kiểm tra). Tiêu chuẩn 3 về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (đối với kiểm tra quản lí cần bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí cho kiểm tra viên).
- Xác định tiêu chí kiểm tra: Khi sử dụng tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải
có sự nhất quán trong việc sử dụng tiêu chí, cụ thể là người kiểm tra và đối tượng kiểm tra phải thống nhất cách hiểu về nội hàm của các tiêu chí.
Cần chú ý cơng tác lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra (đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: tính chính xác, khách quan, tính tồn diện, tính rõ ràng, cụ thể, tính nhân văn).
Cơ quan kiểm tra đánh giá hoạt động của cán bộ; thực hiện đúng quy trình, nội dung kiểm tra, đánh giá. Sau khi kiểm tra, cần sơ kết đợt kiểm tra. Kết quả kiểm tra, đánh giá được gắn kết với việc cử cán bộ đi bồi dưỡng. Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho UBND tỉnh Phú Thọ ra các quyết định điều chỉnh quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật để nâng cao chất lượng cơng chức.
Việc thống nhất tiêu chí kiểm tra, đánh giá khơng chỉ thống nhất về nội dung mà còn phải thống nhất cả về quan điểm sử dụng chuẩn và phương thức thực hiện chuẩn kiểm tra, đánh giá đối vơi từng đối tượng trong từng điều kiện khác nhau.
3.2.6. Đổi mới tư duy và nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong điều kiện mới công chức trong điều kiện mới
Đứng trước sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứt tư cùng với trào lưu chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã chỉ ra chính sách phát triển nguồn nhân lực một cách cụ thể: “Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Khuyến khích các mơ hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số”. Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo... Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc”(1). Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Liên minh Viễn thơng Quốc tế (tháng 10/2020), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: “Chuyển đổi số đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cơ hội phát triển chưa từng có, gắn với đó là những thách thức và yêu cầu phải tự điều chỉnh”.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025 là: phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, trong đó 80% dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ cơng việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); phát triển kinh tế số,
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó kinh tế số chiếm 20%