môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý
Nguồn: https://phutho.gov.vn
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đơ Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ
nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hồ Bình, phía Bắc giáp tỉnh n Bái và Tun Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sơng Đà và sơng Lơ.
Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.
Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc, mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của
Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 250 có thể sử dụng trồng cây công nghiệp. Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nơng – lâm nghiệp; đất chưa sử dụng cịn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.
Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh
với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có
69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).
Tài nguyên khoáng sản: Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên
khống sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khống. Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác cịn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khống có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác cịn khoảng 46 triệu lít. Ngồi ra, Phú Thọ cịn có một số loại khống sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi
2.1.1.2. Dân số và lao động
Dân số trung bình tồn tỉnh năm 2020 ước tính 1.404 nghìn người, tăng 0,8% so với năm trước, trong đó: trong đó nữ chiếm khoảng 50,5%; dân số thành thị chiếm 19,1%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 11,40‰, giảm 0,2‰. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2020 là 769,4 nghìn người, tăng 8,6 nghìn người so với năm 2019, trong đó: khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,5% tổng số, giảm 3,2 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,3%, tăng 6,7 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 22,2% tăng 5,1 nghìn lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 26,7%; tỷ lệ lao động thất nghiệp 2,2%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính năm 2019 là 759,8 nghìn người, tăng 8,1 nghìn người so với năm 2020, trong đó: khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,6% tổng số, giảm 8 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%, tăng 10 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 22,4% tăng 6,1 nghìn lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 26,7%, tăng 0,5 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động thất nghiệp 1,60%, giảm 0,04 điểm phần trăm.
Đời sống của người nông dân, nông thơn năm 2020 nhìn chung ổn định, ngày càng được cải thiện, các chính sách đầu tư, an sinh xã hội tiếp tục được tăng cường. Tình trạng thiếu đói xảy ra chủ yếu vào tháng 1 và tháng 2, tập trung ở các hộ dân cư thuộc vùng sâu, vùng xa và các hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo do thiếu đất sản xuất lương thực, thiếu hoặc khơng có khả năng lao động, bị bệnh tật, cụ thể: kỳ tháng 01 có 372 hộ thiếu đói, với 1.157 nhân khẩu; kỳ tháng 02 có 573 hộ thiếu đói, với 1.780 nhân khẩu. Nhằm giảm bớt tình trạng thiếu đói, các địa phương đã kịp thời hỗ trợ cho các hộ bị thiếu đói hơn 6,5 tấn gạo và hơn 200 triệu đồng tiền mặt;… Bên cạnh đó, nhân dịp Tết Nguyên đán các cấp, các ngành, các tổ chức nhân đạo đã tổ chức hỗ trợ, thăm hỏi, tặng quà được 85.569 xuất quà với tổng trị giá 22.205,3 triệu đồng. Quà của Trung ương 30.631 xuất, trị giá 6.333,5 triệu đồng; quà của tỉnh 2.560 xuất, trị giá 1.167 triệu đồng; quà của huyện 6.953 xuất, trị giá 2.113,3 triệu đồng; quà của xã, phường, thị trấn 29.461 xuất, trị giá 4.975,6 triệu đồng và quà của các đơn vị, tổ chức cá nhân khác 15.964 xuất, trị giá 7.613 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 141 nghìn cơng nhân, viên chức lao động. Nhìn chung, đời sống của cơng nhân, viên chức, người lao động tiếp tục được cải thiện, việc làm cơ bản ổn định, khơng có tình trạng thiếu hoặc mất việc làm kéo dài; ước tính tiền lương bình qn 1 tháng của cơng nhân, viên
chức, lao động trên địa bàn trên 4,4 triệu đồng tăng so cùng kỳ là 0,4 triệu đồng. Trong đó: khu vực hành chính - sự nghiệp đạt trên 4,5 triệu đồng; khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt trên 4,2 triệu đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 4,4 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn do mức thu nhập thấp hoặc bị doanh nghiệp nợ lương…
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội Đặc điểm kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2020 tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2020 theo giá so sánh 2010 đạt 40.890,4 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2019 (vượt kế hoạch 0,84%); trong đó khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,75%; khu vực dịch vụ tăng 7,69%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,29%.
Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2020: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,57% (năm 2019 đạt 21,68%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 37,86% (năm 2019 đạt 37,59%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 40,57% (năm 2019 đạt 40,73%). Cơ cấu kinh tế 2020 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.
- Cơ sở, hạ tầng: Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.
Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tốc độ tối đa
phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hịa và thị xã Phú Thọ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ cơn Minh - Hải Phịng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Tuyến đường quốc lộ 2 (AH.14 - đường bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lô 18 đi cảng biển Cái Lân - Quảng Ninh (cảng biển). Quốc Lộ 33 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La - Điện Biên - CHDCND Lào. Quốc lộ 33C từ Phú thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nước.
Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang
Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội - TP Hồ chí Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.
Đường thủy: Việt Trì “thành phố ngã ba sông” nơi hợp lưu của 3 con
sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều đài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sơng Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đơng Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phịng và các tỉnh khác. Cảng sơng Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có cơng suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2020).
Đặc điểm xã hội
Giáo dục và đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập ; quy mô dào tạo của các trường đại học
và cao đẳng dạy nghề tiếp tục được mở rộng, tăng 21,1% so với năm 2016. Mạng lưới y tế các tuyến được củng cố, 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, giải quyết việc làm cho 90,7 nghìn người. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển mạnh, 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm, có điện lưới quốc gia và có điện thoại ; 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thơn bản có cán bộ y tế (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2020).
2.1.2. Khái quát về đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi
Thơng qua cơ cấu theo giới tính (bảng 2.3) cho thấy tỉ lệ nam giới cao hơn so với tỉ lệ nữ giới và đạt tỉ lệ trung bình cả giai đoạn (của nam giới là 59,3% so với nữ giới là 40,7%). Thực trạng trên cho thấy cơ cấu theo giới trên địa bàn tỉnh đang có sợ chênh lệch tương đối lớn (18,6%). Cơ cấu theo độ tuổi, theo đó tỉ lệ trung bình trong giai đoạn nghiên cứu dưới 30 tuổi là 20,5%; từ 30 đến 50 là 49,8% và trên 50 tuổi là 29,7%. Như vậy có thể thấy cơ cấu theo độ tuổi tương đối hợp lý giữa sức trẻ, kinh nghiệm và thâm niên công tác. Tuy nhiên số công chức dưới 30 tuổi tương đói cáo chiếm 20,5% cần bồi dưỡng kỹ năng cũng như tiến hành quy hoạch cán bộ nguồn cho đội ngũ từ dưới 30 tuổi; khai thác, vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn trong giải quyết công việc của cán bộ công chức trên 50 tuổi. Cơ cấu theo đặc điểm cán bộ cơng chức là thành phần dân tộc tính đến năm 2021 là 62 người, chiếm tỉ lệ trung bình giai đoạn là 5,4% đa số đều là những cán bộ công chức người địa phương được nhận về làm việc phục vụ tại địa phương.
Bảng 2.1. Tổng hợp theo cơ cấu Giới tính và độ tuổi STT Cơ cấu STT Cơ cấu Tính đến tháng 12/2021 Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Giới tính 1 Nam 683 59,3 2 Nữ 469 40,7 Tổng số CC 1.152 100 Độ tuổi 1 Dưới 30 236 20,5% 2 Từ 30 – 50 573 49,8% 3 Trên 50 343 29,7% (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ, [41]) 2.1.2.2. Trình độ Tin học, Ngoại ngữ
Về trình độ tin học (bảng 2.4) cho thấy, tỉ lệ đạt trình độ cử nhân trung bình 3,21% đây là những cán bộ cơng chức được tuyển dụng vào vị trí được đào tạo chun mơn theo đúng vị trí cần tuyển. Số lượng công chức được bồi dưỡng cấp chứng chỉ tương đối cao là 1048 người đạt tỉ lệ 90,97% chủ yếu là chứng chỉ tin học cơ bản, còn lại là chưa được bồi dưỡng cấp chứng chỉ chiếm tỉ lệ 5,82%. Vì vậy cần có kế hoạch nâng tỉ lệ những công chức chưa được bồi dưỡng nhằm đáp ứng tốt công việc của cơ quan, đơn vị.
Trình độ ngoại ngữ, những cơng chức có trình độ cử nhân cũng được đào tạo theo chuyên ngành hoặc học văn bằng 2 chiếm tỉ lệ nhỏ là 2,95%. Tỉ lệ cơng chức có chứng chỉ ngoại ngữ cũng tương đối nhiều, chiếm tỉ lệ trung bình cả giai đoạn là 93,92%. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ công chức chưa được bồi dưỡng cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn là 3,13%. Vì vậy, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa có chính sách bồi dưỡng nhằm nâng cao số cán bộ cơng chức để có
thể đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập đặc biệt là thời kỳ cách mạng cộng nghệ 4.0 và làm việc trong môi trường quốc tế như hiện nay.
Bảng 2.2. Tổng hợp theo trình độ Tin học và Ngoại ngữ
STT Trình độ đào tạo Tính đến tháng 12/2021 Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Tin học 1 Cử nhân 37 3,21 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 1048 90,97 3 Chưa có chứng chỉ 67 5,82 Tổng số CC 1152 100 Ngoại ngữ 1 Cử nhân 34 2,95 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 1082 93,92 3 Chưa có chứng chỉ 36 3,13 Tổng số CC 1152 100 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ, 2021)
Dựa vào kết quả trên cho thấy, chất lượng đội ngũ công chức qua các năm được đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được nâng lên và chuẩn hóa. Cho thấy chính quyền các cấp đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này trong thực thi cơng vụ. Tuy nhiên số lượng vẫn cịn hạn chế, chất lượng chưa được nâng cao thể hiện ở trình độ Chun mơn, trình độ lý luận chính trị chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ còn thấp. Bên cạnh đó số lượng và chất lượng về trình độ tin học, ngoại ngữ cũng cần được quan tâm hơn nữa nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ hội nhập, nhất là công chức cấp cơ sở.
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện
Bên cạnh những số liệu mang tính kế thừa do các cơ quan, đơn vị cung cấp học viên cũng đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra, khảo sát để có thể nắm và phân tích được thực trạng tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại địa phương một cách khách quan và trung thực nhất để có thể đưa ra đánh giá các mặt đạt được, hạn chế từ đó có thể đưa ra các kiến nghị và đề xuất phù hợp. Thông qua việc thu thập thông