thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức
ĐVT: Lượt người
TT Các hoạt động
Hiệu quả
Tốt Khá TB Yếu Khơng có HĐ
1 Có hoạt động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức hằng năm
4 89 7 0 0
2 Lựa chọn và phối hợp hoạt động đánh giá của nhiều lực lượng với hoạt động tự đánh giá của đội ngũ công chức đối với việc thực hiện
2 87 11 0 0
3 Kết quả tổng kết, đánh giá được sử dụng cho việc điều chỉnh, xây dựng quy hoạch cho những chính sách trong tương lai
4 90 6 0 0
4 Đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức qua thực hiện nhiệm vụ
3 90 7 0 0
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)
Trong những hoạt động kể trên, hoạt động Kiểm tra, tổng kết, đánh giá được sử dụng cho việc điều chỉnh, xây dựng quy hoạch cho những chính sách trong tương lai có số lượng người đánh giá từ khá trở lên nhiều nhất (94 đánh giá). Tiếp theo đó là hoạt động Đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức qua thực hiện nhiệm vụ với 93 người đánh giá từ mức khá trở lên. Đồng vị trí với 93 người đánh giá từ mức khá trở lên là hoạt động Có hoạt động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức hằng năm. Xếp cuối cùng là hoat động
Lựa chọn và phối hợp hoạt động đánh giá của nhiều lực lượng với hoạt động tự đánh giá của đội ngũ công chức đối với việc thực hiện với 89 người đánh giá từ mức khá trở lên.
Trong thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm về công tác đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách BDCC nói chung và chất lượng BDCC các cơ quan chun mơn nói riêng. Theo khảo sát, trao đổi với cơng chức chuyên trách về lĩnh vực bồi dưỡng Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ thì việc đơn đốc, theo dõi thực hiện chính sách BDCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chủ yếu qua hình thức báo cáo của các cơ quan, đơn vị.
Hầu hết, các khóa học BDCC các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ đều có đánh giá chương trình bồi dưỡng như: đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức…; đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra, tiểu luận để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Đây là việc đánh giá kết quả bồi dưỡng theo phương pháp truyền thống. Cách thức đánh giá này có ưu điểm: dễ đánh giá vì chỉ cần căn cứ vào kết quả điểm học tập và nhận xét của cơ sở, đơn vị bồi dưỡng. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, cách thức đánh giá này chưa chưa phản ánh chính xác kết quả học tập của học viên thông qua nhận thức và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, thậm chí có trường hợp điểm học tập cao nhưng thực chất nhận thức của học viên chưa phản ánh đúng kết quả đó.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác BDCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ cần quan tâm, triển khai kiểm tra, đánh giá chất lượng BDCC sau bồi dưỡng như: Đánh giá phản ứng của người học về chất lượng bồi dưỡng vào các thời điểm trước, trong, cuối khóa bồi dưỡng và vào những thời điểm sau bồi dưỡng; Đánh giá kết quả học tập để xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học. Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đề ra; Đánh giá những thay đổi
trong công việc như thế nào; Đánh giá tác động, hiệu quả tổ chức, ảnh hưởng tới kết quả tổ chức, hiệu quả của bồi dưỡng.
2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ từ thực tiễn chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ từ thực tiễn
Thực hiện chính sách về bồi dưỡng cán bộ cơng chức theo Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -2020. Thực hiện chính sách bồi dưỡng Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chủ động bám sát kế hoạch, mục tiêu đã đề ra chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cho địa phương mình theo từng năm, từng giai đoạn cụ thể.
Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy hình thức lấy ý kiến khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng của các cơ quan hiện nay chủ yếu vẫn qua báo cáo hoặc đăng ký nhu cầu đào tạo bồi dưỡng hằng năm. Có 94 người được hỏi lựa chọn hình thức này. Bên cạnh đó, chỉ có 6 người cho biết cơ quan có tiến hành khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng. Ngồi ra, khơng có ai chọn phương án Khơng biết. Có thể nói, các cơ quan chun mơn cũng đã có hoạt động sâu sát để tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng. Nhìn chung, đây là một biểu hiện của sự quan tâm của các cơ quan chun mơn đối với cơng chức của cơ quan mình trong việc bồi dưỡng hằng năm.
Bằng báo cáo đăng ký
94%
[CATEGORY NAME]
[PERCENTAGE]
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)
Biểu đồ 2.1. Hình thức lấy ý kiến khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng
Trong thời gian qua, công tác bồi dưỡng là mục tiêu hàng đầu trong hệ thống chính trị của tỉnh Phú Thọ, luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, tạo điều kiện chọn, cử cán bộ cơng chức tham gia các khóa bồi dưỡng do Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Học viện Hành chính quốc gia… tổ chức nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm cho cán bộ công chức đang công tác ở những lĩnh vực liên quan được bồi dưỡng, qua đó đã đạt được một số kết quả.
Trong số những người trả lời, 100% số lượng người được hỏi đều cho biết rằng cơ quan của họ có lấy ý kiến khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng của công chức từ năm 2018 đến nay. Cụ thể, là lấy ý kiến khảo sát theo từng năm. Về hình thức lấy khảo sát có thể khác nhau một chút giữa các đơn vị nhưng nhìn chung, những người trả lời đều khẳng định rằng cơ quan có tiến hành hoạt động này.
100 30 0 0 20 40 60 80 100 Tập trung Bán tập trung Từ xa
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021) Biểu đồ 2.2 . Hình thức của các lớp bồi dưỡng
Theo kết quả khảo sát, học viên nhận thấy chủ yếu hình thức của các lớp bồi dưỡng công chức hiện nay là hình thức tập trung. 100% người trả lời đều đã từng tham gia hình thức này. Hình thức đào tạo bán tập trung cũng có một số lượng cơng chức tham gia, nhưng khơng nhiều với 30 người. Cịn lại, đối với hình thức đào tạo từ xa, học viên nhận thấy rằng khơng có cơng chức nào từng tham gia. Đây có thể là một lưu ý đối với các cơ quan chuyên môn khi xem xét để lựa chọn các hình thức học tập bồi dưỡng đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu của công chưc hơn.
Đối với hình thức của các lớp bồi dưỡng, khi khảo sát học viên cũng đã thu được kết quả sau:
Đối với từng nội dung đào tạo, các cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Thọ cũng đã đạt được những kết quả nhất định.
2.2.2.1. Bơi dưỡng trình độ chun mơn
Trong số 100 cơng chức được khảo sát, có một số lượng lớn các cơng chức đã được tham gia các lớp đào về trình độ chun mơn
Trong năm 2019, số lượng công chức tham gia các lớp bồi dưỡng về trình độ chun mơn cao hơn hẳn những năm trước, đây cũng là năm chuẩn bị cho Đại hội đảng các cấp vì vậy nhu cầu bồi dưỡng đáp ứng tuyển chuẩn vị trí việc làm của cơng chức tăng cao. Có thể thấy, các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ đã rất nỗ lực trong nội dung này.
Bồi dưỡng trình độ chun mơn trong giai đoạn 2018 - 2021 cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ đã có kế hoạch triển khai hàng năm, kết quả qua 04 năm thực hiện đã bồi dưỡng được 3168 lượt người. Công chức được bồi dưỡng chủ yếu qua các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ngắn ngày.
ĐVT: %
92% 8%
Có Khơng
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)
Biểu đồ 2.3. Kết quả bồi dưỡng trình độ chun mơn cho cơng chức
trong năm qua
Qua biểu đồ 2.3 cho học viên thấy rằng trong năm vừa qua, có rất nhiều cơng chức đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun
mơn. Cụ thể là 92 người được hỏi cho rằng được khảo sát khi đào tạo, bồi dưỡng, chiếm 92%. Đây là một kết quả khá cao, thể hiện sự cố gắng của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ. Khi so sánh với kết quả bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ từ năm 2018- 2021, học viên cũng nhận thấy có sự phát triển trong hoạt động này.
Về nguồn kinh phí bồi dưỡng cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ ngồi nguồn kinh phí của Trung ương hỗ trợ, hàng năm tính Phú Thọ luon cân đối, bố trí kinh phí phù hợp cho việc bồi dưỡng, đồng thời tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ khác của các dự án nước ngoài.
Bảng 2.4. Kết quả bồi dưỡng trình độ chun mơn cho cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ
ĐVT: Lượt người
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ 2021) 2.2.2.2. Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước
Đối với nội dung bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã có được những kết quả nhất định. Đối với nội dung này, do tính chất đặc thù nên số lượng công chức tham gia bồi dưỡng cũng được phân bổ theo các cấp
Trong kết quả về tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước trong năm qua, có 41 người được tiến hành bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước trên tổng số 100 người
Nội dung Năm Tổng 2018 2019 2020 2021 Bồi dưỡng trình độ chuyên môn 3168 796 978 605 210 (kế hoạch là 640 nhưng do dịch bệnh chỉ thực hiện bồi dưỡng được 210 lượt công chức)
Nhằm bổ sung, cập nhật những kiến thức về nền hành chính nhà nước, nội dung, cách thức và phương pháp Quản lý Nhà nước. Nội dung Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, những vấn đề cơ bản về thực tiễn kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Trong xây dựng, cải cách nền hành chính trong sạch, minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý cho đội ngũ công chức.
Ngồi ra, cịn chủ động thực hiện chính sách bồi dưỡng cho cán bộ công chức những nội dung khác nhằm bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng: bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp hành chính và đạo đức cơng vụ cho cán bộ công chức cấp tỉnh: 735 người; bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho công chức làm công tác ngành Nội vụ cho 108 người; bồi dưỡng kỹ năng Quản lý Nhà nước về công tác Thanh niên cho 145 người; bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý lãnh đạo cấp phòng và tương cho 420 người.
2.2.2.3. Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ
Trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay, việc sử dụng Tin học và Ngoại ngữ trong công việc càng ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, nội dung này cũng đã được các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ quan tâm.
Nhằm xây dựng đội ngũ công chức ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách Cải cách hành chính nhà nước và xu thế hội nhập của thế giới. Đòi hỏi cán bộ cơng chức phải có kiến thức về tin học và ngoại ngữ đáp ứng những yêu cầu trên. Trong giai đoạn 2018 - 2021, UBND tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin học cho 89 cán bộ công chức, ngoại ngữ cho 85 cán bộ công chức.
Tuy vậy, qua khảo sát của đề tài cho thấy số lượng công chức tham gia các lớp cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ trong năm 2021 chưa nhiều. Chỉ có 35 cơng chức có tham gia các lớp trong năm 2021. Điều này thể hiện rằng hoặc các công chức chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc sử
dụng Tin học và Ngoại ngữ trong công việc; hoặc các cơng chức vẫn cịn e ngại khi tham gia các lớp học này vì yếu tố tuổi hoặc điều kiện công việc. Bên cạnh đó đại dịch Covid -19 cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi dưỡng làm cho các kế hoạch bồi dưỡng không thể thực hiện được.
ĐVT: Lượt người
35%
65%
Có
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)
Biểu đồ 2.5. Kết quả bồi dưỡng cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ cho công chức trong năm qua
Để có những kết quả trên nhờ sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực phối hợp trong thực hiện chính sách bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị trong huyện cũng như các cơ sở đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó kết quả bồi dưỡng trong giai đoạn trên còn nhiều hạn chế nhất định, số lượng được bồi dưỡng tăng qua các năm nhưng lĩnh vực, ngành, cấp được bồi dưỡng chưa đa dạng, số lượng tuy tăng nhưng cịn hạn chế. Nhiều cán bộ cơng chức lớn tuổi, cán bộ công chức tại các huyện, xã ngại học tập nâng cao trình độ, học tập chậm tiếp thu hay vì lí do gia đình, vì vậy cịn nhiều cán bộ công chức chưa đạt chuẩn so với quy định.
2.3. Nhận xét chung về kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyện môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
Đối với việc thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyện môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, bên cạnh những con số cụ thể đã được nêu ra trong các báo cáo, thì chính đánh giá của những cơng chức tham gia các lớp bồi dưỡng cũng được oi là một cơ sở để xem xét kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức.
Qua biểu đồ 2.5, chúng ta thấy rằng những người trả lời đánh giá khá cao về các lớp bồi dưỡng do các cơ quan chuyên mơn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức. Có 10 người đánh giá các lớp bồi dưỡng đáp ứng được tốt nhu cầu của cơng chức. Có 71 người đánh giá các lớp bồi dưỡng đáp ứng được một phần lớn nhu cầu của công chức. 10 người đáh giá các lớp bồi dưỡng ít đáp ứng được nhu cầu của công chức. Và chỉ có 1 người đánh giá Các lớp bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của công chức.
ĐVT: % Đáp ứng tốt 10% [] [] Đáp ứng ít 18% Chưa đáp ứng 1%
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)
Đây là một kết quả đáng mừng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, khi những nội dung triển khai bồi dưỡng đã được các công chức đánh giá tốt. Đây được coi là những ưu điểm đã đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những đánh giá như ít đáp ứng được nhu cầu của công chức, hoặc chưa đáp ứng nhu cầu của công chức. Những đánh giá này tuy không chiếm tỷ lệ lớn, nhưng cũng là sự thể hiện rằng việc bồi dưỡng công chức của các cơ quan chuyên mơn vẫn cịn những hạn chế và tồn tại. Khi chỉ rõ ra được những điểm này, mới có thể dễ dàng khắc phục và đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động. Kết hợp với những nội dung đã được triển khai tronng phần 2.2.1. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện, học viên xin được đưa ra một số điểm chính như sau:
2.3.1. Những ưu điểm đạt được
Với việc xác định được vị trí, vai trị, tầm quan trọng của công tác BDCC, hàng năm lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã luôn quan tâm và quán triệt tinh