STT Trình độ đào tạo Tính đến tháng 12/2021 Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Tin học 1 Cử nhân 37 3,21 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 1048 90,97 3 Chưa có chứng chỉ 67 5,82 Tổng số CC 1152 100 Ngoại ngữ 1 Cử nhân 34 2,95 2 Có chứng chỉ (A/B/C) 1082 93,92 3 Chưa có chứng chỉ 36 3,13 Tổng số CC 1152 100 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ, 2021)
Dựa vào kết quả trên cho thấy, chất lượng đội ngũ công chức qua các năm được đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được nâng lên và chuẩn hóa. Cho thấy chính quyền các cấp đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này trong thực thi cơng vụ. Tuy nhiên số lượng vẫn cịn hạn chế, chất lượng chưa được nâng cao thể hiện ở trình độ Chun mơn, trình độ lý luận chính trị chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ còn thấp. Bên cạnh đó số lượng và chất lượng về trình độ tin học, ngoại ngữ cũng cần được quan tâm hơn nữa nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ hội nhập, nhất là công chức cấp cơ sở.
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện
Bên cạnh những số liệu mang tính kế thừa do các cơ quan, đơn vị cung cấp học viên cũng đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra, khảo sát để có thể nắm và phân tích được thực trạng tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ quan chuyên môn tại địa phương một cách khách quan và trung thực nhất để có thể đưa ra đánh giá các mặt đạt được, hạn chế từ đó có thể đưa ra các kiến nghị và đề xuất phù hợp. Thông qua việc thu thập thông tin về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức với dung lượng 100 mẫu (phiếu) tương đương với tỉ lệ 100% để có thể thuận tiện cho việc xử lý và đánh giá nhận xét. Cụ thể, kết quả phỏng vấn được xử lý đưa vào kết quả nghiên cứu đồng thời mẫu phiếu khảo sát được đính kèm trong phần Phụ lục.
Để có được cái nhìn tổng quan về tình hình tổ chức triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, học viên đã đặt câu hỏi “Tại cơ quan của anh (chị) có thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cơ quan chuyên môn hay không ?” giúp nắm được khái qt tình hình
Trong số 100 cơng chức được khảo sát, tất cả đều khẳng định rằng hiện tại cơ quan của mình có có thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn.Điều này thể hiện các cơ quan tại tỉnh Phú Thọ có sự cơng khai trong việc thực hiện các chính sách bồi dưỡngcơng chức cơ quan chun mơn. Mặt khác, cũng phần nào cho thấy sự phổ biên tuyên truyền để các công chức đều được biết đến những chính sách này của các cơ quan họ đang làm việc.
Như đã đề cập tại phần 1.2.3, quy trình thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chun mơn được cụ thể hóa thành từng nội dung cụ
thể. Bằng việc khảo sát các công chức làm việc tại đây, qua từng nội dung được đề cập, ta có thể nắm được trong các cơ quan có thực hiện đúng các quy trình đã được nói ở trên hay khơng.
Bảng 2.3. Quy trình thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức của cơ quan
Nội dung Có
Tần suất thực hiện(%)
Tỷ lệ(%)
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức
100 100
2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức
100 100
3. Phân công, phối hợp thực hiện 100 100
4. Huy động nguồn lực thực hiện 100 100
5. Đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức
100 100
6. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức
100 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy được hiện tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ đều đảm bảo được việc thực hiện đúng các quy trình đề ra. Điều này thể hiện qua việc 100% số công chức được hỏi đều biết đến những quy trình cơ quan thực hiện để bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên mơn.Tuy nhiên, đối với từng quy trình, các cơng chức làm việc tại cơ quan sẽ có những đánh giá cụ thể, căn cứ vào thực tiễn hoạt động của cơ quan.
2.2.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức
Căn cứ theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020; bám sát nội dung của Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách về bồi dưỡng cơng chức nắm bắt rõ mục đích, u cầu, tầm quan trọng của chính sách đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong địa bàn huyện. Các cấp, các ngành đã chủ động tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách cho địa phương mình. Ngay từ năm 2007, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 103/2007/NQ-HĐND về chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2015. Năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định số 27/2011/QĐ-UBND về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020. Đến năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 534/ KH-UBND về Bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Phú Thọ năm 2021. Đối với kế hoạch này , trong văn bản thể hiện được một số nội dung rõ hơn trong những văn bản trước. Đặc biệt, trong phần nội dung bồi dưỡng nêu rõ về bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch (bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, bồi dưỡng ngạch chuyên viên, ngạch kế toán viên); bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý (bồi dưỡng cho cán bộ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo cấp sở, cấp huyện và dự nguồn lãnh đạo cấp sở, cấp huyện; bồi dưỡng cho lãnh đạo cấp phòng thuọc các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành thị và lãnh đạo cấp phòng; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp xã) và bồi dưỡng bắt buỗc tối thiểu kiến thức, kỹ năng, bồi dưỡng kiến thức theo vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức về Hội nhập quốc tế; bồi dưỡng kiến thức Quản trị cho Giám đốc doanh nghiệp và cứ công chức tham dự các lớp bồi dưỡng, các chương trình hội thảo, tập huấn của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành ở Trung ương. Trong kế hoạch cũng nêu rất rõ về nội dung bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng đối với từng lớp học, số lượng người tham gia, thời gian học, kinh phí và thời gian thực hiện.
Bảng 2.4. Đánh giá về quy trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức
ĐVT: Lượt người
TT Các hoạt động
Đánh giá
Tốt Khá TB Yếu Khơng có HĐ
1 Lập kế hoạch tổ chức, điều hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức từng năm
5 89 6 0 0
2 Lập kế hoạch phân công phối hợp thực hiện đối với từng bộ phận trong cơ quan
2 78 20 0 0
3 Cung cấp điều kiện; cơ sở vật chất, hạ tầng để triển khai đào tạo, bồi dưỡng công chức.
6 86 7 0 0
4 Lập tổ kiểm tra việc thực hiện chính sách
đào tạo, bồi dưỡng cơng chức 7 80 22 0 0
5 Đưa ra nội quy, quy chế dự kiến trong chính
sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức 4 75 20 1 0 6 Xây dựng các tiêu chí đánh giá đội ngũ cơng
chức trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm 5 73 22 0 0 (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2021)
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy được đối với quy trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức, những hoạt động được người trả lời đánh giá cao nhất là hoạt động lập kế hoạch tổ chức, điều hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức từng năm (Có 94 người đánh giá từ mức khá trở lên). Tiếp sau đó là hoạt động Cung cấp điều kiện; cơ sở vật chất, hạ tầng để triển khai đào tạo, bồi dưỡng cơng chức (Có 92 người đánh giá từ mức khá trở lên). Hoạt động Lập tổ kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức đứng thứ 3 với 87 người đánh giá từ mức khá trở lên. Tiếp sau đó là hoạt động Lập kế hoạch phân công phối hợp thực hiện đối với từng bộ phận trong cơ quan có 80 người đánh giá từ mức khá ở lên. Hai hoạt động Đưa ra nội quy, quy chế dự kiến trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức và xây dựng các tiêu chí đánh giá đội ngũ công chức trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm được đánh giá từ mức khá trở lên lần lượt là 79 và 78 xếp ở cuối. Tuy hai hoạt động này được đánh giá ít hiệu quả nhất trong số 6 hoạt động, nhưng trên thực tế ta thấy số lượng người đánh giá từ mức khá trở lên vẫn cao. Điều đó chứng tỏ đối với quy trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, các hoạt động được thực hiện khá tốt.
Có thể thấy, trong việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, UBND tỉnh Phú Thọ đã học tập kinh nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng xây dựng được những kế hoạch cụ thể hơn, chi tiết hơn để đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, công chức.
2.2.1.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức
Để chính sách đạt được mục tiêu đề ra, cần phải tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội. Phổ biến, tuyên truyền là một trong các giải pháp tạo ra sự đồng thuận xã hội trong thực hiện chính sách. Nếu một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội và mong muốn của nhân dân thì nó nhanh chóng đi vào lịng dân, được nhân dân ủng hộ thực hiện. Cịn các chính sách khơng
thiết thực đối với đời sống nhân dân, không phù hợp với trình độ và điều kiện hiện có của dân thì sẽ bị tẩy chay hoặc “bỏ rơi” không thực hiện.
Đối với việc phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cũng như vậy. Cần đưa chính sách phổ biến một cách rộng rãi nhất đến các cơ quan, đơn vị. Cụ thể, để thực hiện phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách UBND Tỉnh đã chỉ đạo, phân công Phịng Văn hóa và thơng tin phối hợp với Phòng Nội vụ, Đài truyền thanh Tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành với các nhiệm vụ cụ thể.
Bảng 2.5. Đánh giá về quy trình phổ biến, tun truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức
ĐVT: Lượt người
TT Các hoạt động
Đánh giá
Tốt Khá TB Yếu Khơng có HĐ
1 Thường xuyên cập nhật các quy định của Nhà nước về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức.
8 89 3 0 0
2 Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức qua các Hội nghị cán bộ hằng năm
2 88 10 0 0
3 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bổ nhiệm, điều động
3 82 15 0 0
4 Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương
7 71 22 0 0
5 Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức thông qua kênh phát thanh của địa phương
3 70 25 2 0
Trong các hoạt động kể trên, những người trả lời đánh giá cao nhất về hiệu quả của hoạt động Thường xuyên cập nhật các quy định của Nhà nước về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức (có 97 người đánh giá từ mức khá trở lên). Xếp thứ hai là hoạt động Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức qua các Hội nghị cán bộ hằng năm với 90 người đánh giá từ mức khá trở lên, Theo sau đó là hoạt động Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bổ nhiệm, điều động với 85 người đánh giá từ mức khá trở lên. Xếp thứ tư là hoạt động Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương với 78 người đánh giá trên mức khá. Xếp cuối là hoạt động Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức thông qua kênh phát thanh của địa phương với 73 người đánh giá trên mức khá.
UBND tỉnh Phú Thọ đã thường xuyên cập nhật các quy định của Nhà nước về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức. Để việc cập nhật các quy định của Nhà nước được nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ năm 2018, UBND tỉnh Phú Thọ đã thiết lập cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ. Ở trên cổng thông tin này, bên cạnh hững thông tin giới thiệu về tỉnh Phú Thọ, thì cịn đươc UBND tỉnh Phú Thọ đăng tải đầy đủ về các văn bản Trung ương, văn bản Quy phạm pháp luật của tỉnh, các văn bản của tỉnh và Công báo tỉnh Phú Thọ. Điều này giúp cho các thông tin được cơng khai, các cơng chức có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay. Mặt khác, việc đăng tải các thơng tin cơng khai cũng có thể giúp cơng chức xem rằng cơ quan của mình có thực hiện đúng theo những quy định hay không.
Hoạt động phổ biến, tuyên truyền giúp cho đội ngũ cán bộ công chức trong địa bàn tỉnh nắm rõ được chủ trương của toàn tỉnh. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức qua các Hội nghị cán bộ chủ chốt; Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; Hội nghị tổng kết
công tác đào tạo, bồi dưỡng… Trong các Hội nghị này, nội dung phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức được quan tâm đưa vào các nội dung tham luận tại Hội nghị. Ngoài ra, từ năm 2020, trong các cuộc họp giao ban hàng quý, nội dung tuyên truyền về chính sách bồi dưỡng cũng được đưa ra để công chức hiểu được tầm quan trọng của việc bổ nhiệm, điều động. Từ đó giúp cơng chức có ý thức hơn trong việc nắm được các chính sách, và tự xác định được cho bản thân những nội dung bồi dưỡng phù hợp để nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ mới.
Để đảm bảo cho việc phổ biến, tuyên truyền được thông báo rộng rãi, UBND tỉnh Phú Thọ cũng thực hiện tun truyền thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương như Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên…để các hội viên năm được mục tiêu của các chính sách. Các cuộc tuyên truyền trong các năm có sự ổn định về số lượng.