Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp hòa phú, tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 105)

7. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào Khu cơng nghiệp Hịa

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

2.4.2.1. Hạn chế

85

Về ngân sách địa phương: Hiện nay tỉnh Đắk Lắk là tỉnh Tây nguyên, có 13 huyện và thị xã nằm ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó hăn, thành phố Buôn Ma thuột là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó hăn, ngân sách chi đầu tư và thư ng xuyên chủ yếu được hưởng từ nguồn ngân sách trung ương, nên việc bố trí vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng khu cơng nghiệp rất ít, trong giai đoạn đầu tư cơng trung hạn 2016-2020 KCN Hịa Phú có 2 dự án được đối ứng kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương là 40 tỷ đồng, tuy nhiên đến th i điểm hiện nay chưa bố trí được một khoản nào.

Hàng năm, theo chủ trương của Trung ương, của tỉnh, Ban Quản lý thư ng xuyên rà soát để tham mưu UBND tỉnh xem xét, cắt giảm th i hạn xử lý đối với một số thủ tục thuộc thẩm quyền xử lý của Ban Quản lý, góp phần rút ngắn th i hạn hoàn thành các thủ tục, hỗ trợ các Nhà đầu tư sớm triển khai các bước để đưa dự án đi vào hoạt động theo đúng quy định. Tuy nhiên, hiện nay do việc phân cấp, ủy quyền còn một số nội dung chưa được hồn thiện; do đó, Nhà đầu tư vẫn phải thực hiện trình tự, thủ tục tại một số đơn vị khác ngoài Ban Quản lý như: Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trư ng, thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng...

b. Về chất lượng nguồn nhân lực

- Mặc dù trong th i gian qua chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tại KCN H a Phú đã được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của hoạt động đầu tư, nhất là nguồn lao động có tay nghề cao. Bên cạnh đó đ i sống của ngư i lao động tại KCN H a Phú c n hó hăn.

- Vấn đề nhà ở, nâng cao đ i sống tinh thần cho ngư i lao động tại KCN chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế phát triển.

- Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phục ngư i lao động mặc dù đã được các cấp, ngành, các doanh nghiệp quan tâm. Song về số

86

lượng và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư i lao động. Có thể nói đ i sống tinh thần của ngư i lao động trong các doanh nghiệp tại KCN Hòa Phú đang ở mức thấp.

c. Về đầu tư cơ sở hạ tầng KCN:

- Việc đầu tư xây dựng hạ tầng của KCN Hòa Phú còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng để tiếp nhận dự án đầu tư.

- Thu hút, tiếp nhận các dự án có vốn đầu tư lớn, hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao vào KCN Hịa Phú cịn ít;

- Một số doanh nghiệp còn vi phạm trong hoạt động xây dựng, bảo vệ môi trư ng, sử dụng đất đai, nhưng việc xử lý còn chậm, chưa iên quyết. Ban Quản lý các KCN chưa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nên phải phối hợp với các sở ngành để xử lý, và trong hoạt động phối hợp c n chưa chặt chẽ nên nhiều trư ng hợp xử lý chậm, không dứt điểm.

- Một số dự án đầu tư triển khai chậm so với đăng ý, đặc biệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh Covid 19 đã dẫn đến một số dự án phải tạm ngừng triển khai thực hiện.

- KCN H a Phú đã đầu tư nhà máy xử lý với cơng suất là 2.900 m3/ngày.đêm, hồn thành cuối năm 2013, được đầu tư đồng bộ với hạ tầng KCN theo hướng hiện đại, để thu hút và đón các dự án chế biến nơng sản, từ nguyên liệu chủ lực của tỉnh. Nhưng từ năm 2017 đến nay, các dự án vào KCN hầu như là các dự án có nước thải sản xuất rất ít, trong KCN hiện nay nước thải khoảng 70 m3/ngày đêm.

d. Công tác xúc tiến đầu tư:

Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động truyền thông, quảng bá, thu hút vốn đầu tư ít, hạn chế so với nhiệm vụ việc thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà

87

Phú chưa cao, số lượng nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu thơng tin, mơi trư ng đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có nhiều nhà đầu tư lớn, có năng lực về tài chính và cơng nghệ đến đầu tư; nguồn vốn đầu tư nước ngồi cịn khiêm tốn.

Hằng năm, UBND tỉnh cấp kinh phí cho Ban Quản lý để tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN, lựa chọn dự án theo hướng nâng cao chất lượng dự án đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh nhà. Đến nay, KCN H a Phú đã lắp đầy, nhưng hoạt động của các dự án trong KCN không mang lại hiệu quả. Nhìn chung các dự án cịn lại do Ban Quản lý đưa vào KCN chủ yếu là các dự án siêu nh và nh , ngành nghề không phù hợp với mục tiêu quy hoạch, hiệu quả sử dụng đất thấp, khả năng đóng ngân sách cho tỉnh rất khiêm tốn (thu từ các khoảng thuế), tạo việc làm cho ngư i địa phương rất hạn chế so với nhu cầu từ 6.000-10.000 lao động đã đề ra. Nếu so sánh với các KCN thuộc khu vực Tây Nguyên và cả nước, thì KCN Hịa Phú có hạ tầng đầu tư tương đối bài bản, đồng bộ nhưng việc thu hút đầu tư thuộc nhóm yếu nhất.

đ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial

Competitiveness Index) được xem là "tiếng nói" quan trọng của các doanh nghiệp dân doanh về môi trư ng inh doanh địa phương, là ênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là một động lực cải cách quan trọng đối với môi trư ng kinh doanh cấp tỉnh. Nhìn chung chỉ số PCI giai đoạn 2016 - 2019 của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn thấp, đa số nằm trong nhóm trung bình. Đặc biệt năm 2018, năm 2019 chỉ số PCI của tỉnh đã tụt xuống ở mức đáng báo động (năm 2018 hạng 40/63; năm 2019 38/63; năm 2020 35/63), tụt hơn 12 bậc so với năm 2016.

2.4.2.2. Nguyên nhân

88

Một là, điều kiện thiên nhiên của Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng hông được thuận lợi như nhiều địa phương hác. Đắk Lắk là tỉnh miền núi, xa cảng biển, vận chuyển hàng hóa chủ yếu là đư ng bộ, hạ tầng trong KCN Hoà Phú chưa đồng bộ nên ảnh hưởng đến sức thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng việc quan tâm đầu tư cho công tác truyền thông. Đồng th i, Đắk Lắk hiện nay vẫn là tỉnh chưa thật sự phát triển, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, trình độ sản xuất cịn thấp, khoa học cơng nghệ cịn lạc hậu, tỉnh chưa có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Hai là, cơ sở cơng nghiệp của tỉnh hầu như hơng có gì nhiều và thuộc

vào loại tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội hó hăn. Gần 70% ngân sách của tỉnh được cân đối từ ngân sách Trung ương nên nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, hạ tầng các khu cơng nghiệp, khu kinh tế nói riêng gặp rất nhiều hó hăn.

Ba là, cơ chế quản lý của Nhà nước vừa cồng kềnh, vừa trùng lập,vừa

buông l ng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp mà vẫn sơ hở như trong các trư ng hợp chuyển giá, trong các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, đưa thiết bị c , lạc hậu vào sản xuất kinh doanh hoặc lợi dụng độc quyền để đẩy giá sản phẩm lên cao gây thiệt hại cho ngư i tiêu dùng.

b. Nguyên nhân chủ quan

Một là, chất lượng lao động còn thấp, thiếu lao động lành nghề, lao

động có ĩ thuật, có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại; vì vậy, đã đánh mất lợi thế về lao động do giá nhân cơng có kỹ thuật tăng nhanh.

Hai là, việc đầu tư xây dựng hạ tầng chuẩn bị mặt bằng tại KCN Hòa

Phú cịn chậm; chi phí đầu tư ban đầu, và các chi phí cho hoạt động của các dự án đầu tư hi đầu tư vào KCN H a Phú cao hơn so với đầu tư ngoài KCN (khi

89

đầu tư vào KCN, chủ đầu tư phải trả chi phí thuê lại đất cao hơn nhiều so với các chi phí để có quyền sử dụng đất ngồi KCN, ngồi ra trong q trình hoạt động các dự án đầu tư trong KCN c n phải trả các khoản phí sử dụng hạ tầng, phí xử lý nước thải…), dẫn đến nhiều nhà đầu tư vẫn lựa chọn đầu tư ra ngồi KCN Hịa Phú.

Ba là, tỉnh còn thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết hoặc có

quy hoạch nhưng chất lượng chưa cao, dẫn tới tình trạng một số ngành, một số doanh nghiệp cung sản phẩm vượt quá cầu hiện tại, dẫn tới tình trạng khơng lãi. Quy hoạch chi tiết của các địa phương chồng chéo, cịn tình trạng cạnh tranh để lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Bốn là, cơng tác xây dựng hạ tầng KCN Hồ Phú chưa được quan tâm

đầu tư đúng mức, dẫn đến một số cơng trình đầu tư dở dang chưa được xây dựng lắp đặt như: Đư ng vào KCN (DC3), điện sản xuất, điện chiếu sáng, vỉa hè, thoát nước, hệ thống cổng tư ng rào, nước sạch, nước sinh hoạt và nước sản xuất… đư ng dân sinh vẫn đi ngang qua KCN Hồ Phú dẫn đến tình hình an ninh trật tự trong KCN phức tạp, khó kiểm sốt. Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng xã hội như nhà ở cho cơng nhân, các hu vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục, thể thao, hoa viên, công viên... chưa được triển khai xây dựng, vì vậy một số doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng nhà ở cho cơng nhân bên ngồi hàng rào KCN, hoặc công nhân tự thuê nơi ở. Nhiều doanh nghiệp vào đặt vấn đề đầu tư nhưng hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được nên nhà đầu tư hông quyết định lựa chọn.

Bên cạnh đó, tồn tại khả năng gây cháy nổ KCN và ô nhiễm môi trư ng: Các dự án hầm than từ cây cà phê, cây muồng, thải khói bụi; dự án xử lý rác, nhựa, lốp thải ơ tơ....có khả năng gây ơ nhiễm nguồn nước và nguy cơ tạo cháy trong KCN rất cao, ảnh hưởng chung đến hoạt động các dự án xung

90

quanh, đây c ng là nguyên nhân hiến nhiều dự án chất lượng hông vào đầu tư trong KCN H a Phú (đã xảy ra 02 vụ cháy từ các dự án có chứa chất dễ cháy).

Năm là, Ban Quản lý các KCN tỉnh chưa chủ động trong việc tham gia

thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư, Hội nghị Câu lạc bộ KCN do tỉnh, bộ ngành Trung ương tổ chức.

Sáu là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư nói

chung tại Đắk Lắk, KCN Hịa Phú nói riêng cịn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Hiện nay, các tổ chức, đơn vị quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được phân chia ra làm nhiều tầng nấc nhưng hông đáp ứng được hiệu quả trong cơng tác tham mưu có ý iến đối với dự án đầu tư. Tình trạng hợp – tách liên tục diễn ra khiến các tổ chức, đơn vị hoạt động kém hiệu quả, không thống nhất.

Bảy là, các hình thức thu hút đầu tư chưa phù hợp với điều kiện và tình

hình mới. Cụ thể, việc ban hành danh mục các dự án m i gọi đầu tư mới chỉ đưa ra ở mức độ định tính, chưa có căn cứ khoa học và thực tiễn. Danh mục dự án chưa thể hiện được các ngành công nghiệp lợi thế của tỉnh một cách cụ thể và chi tiết. Vì vậy tính khả thi của dự án thấp, ít hấp dẫn và sức thuyết phục.

Tám là, việc ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư c n thiếu những yếu tố mà nhà đầu tư cần. Chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN của Đắk Lắk chưa đề cập đến việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất trong điều kiện hó hăn hiện nay. Chưa có chính sách hỗ trợ lãi suất khi doanh nghiệp KCN vay vốn ở các ngân hàng thương mại nhà nước của tỉnh. Việc thực hiện các chính sách ưu đãi c n chậm, chưa đồng bộ.

91

Một số các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của địa phương thơng qua các dự án, vẫn cịn tình trạng gây nh ng nhiễu cho doanh nghiệp, mất đoàn ết nội bộ vẫn cịn tồn tại gây ảnh hưởng xấu đến q trình thực hiện dự án của doanh nghiệp.

Hơn nữa, một số các đơn vị, tổ chức còn xuất hiện thêm nhiều đầu mối, phòng ban bên trong khiến cho công tác xử lý bị chồng chéo, trùng lắp và vẫn còn tồn tại biểu hiện bao biện, làm thay hoặc b sót nhiệm vụ.Ngồi ra, số lượng biên chế cịn nhiều và q nặng nề dẫn đến tình trạng làm cho bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả.

92

Tiểu kết Chƣơng 2

Thực hiện các hoạt động thu hút vốn đầu tư nói chung, thu hút vốn đầu tư vào KCN nói riêng có vai tr quan trọng đối với sự phát triển về kinh tế - xã hội. Thông qua thu hút vốn đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện đảm bảo nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế. Mỗi địa phương với những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội đều có những sự khác biệt nhất định trong quá trình thực hiện các hoạt động thu hút vốn.

Thông qua quá trình nghiên cứu, Chương 2 của luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, khái quát chung về lịch sử hình thành của KCN Hịa Phú và các đặc điểm tự nhiên, các nguồn lực, tiềm năng thu hút đầu tư của KCN Hịa Phú để có được những đánh giá thuận lợi, hó hăn trong hoạt động thu hút vốn đầu tư vào KCN.

Thứ hai, tại Chương 2, trên cơ sở tổng hợp, tác giả khái quát tình hình thu hút vốn đầu tư vào hu công nghiệp H a Phú giai đoạn 2017-2021 với kết quả thu hút vốn đầu tư và đánh giá chung về kết quả đạt được

Thứ ba, trên cơ sở các nội dung tại chương 1, tác giả phân tích thực trạng các hoạt động nhằm thu hút vốn đầu tư vào KCN H a Phú. Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.

Những kết quả của Chương 2 là cơ sở thực tiễn để luận văn xây dựng các giải pháp trong Chương 3.

93

Chƣơng 3.

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CƠNG NGHIỆP HỊA PHÚ TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới

Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 1/1/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra định hướng QLNN về dự án đầu tư, đó là: “Hồn thiện thể chế quản lý dự án đầu tư, bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thơng lệ quốc tế, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư theo mức độ hiệu quả kinh tế dự tính của dự án. Rà sốt, hoàn thiện các quy định của pháp luật về dự án đầu tư, mua sắm công. Sửa đổi cơ chế phân cấp đầu tư và nâng cao năng lực quản lý đầu tư theo hướng ngư i quyết định đầu tư phải cân đối khả năng bố trí vốn trước khi phê duyệt dự án đầu tư, chịu trách nhiệm quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu và chất lượng, hiệu quả của dự án”:

Định hướng phát triển kinh tế Đắk Lắ theo hướng liên kết mở, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trên cơ sở liên kết phát huy hiệu quả tổng hợp Vùng Tây nguyên, khẳng định vị thế của tỉnh đối với Vùng Tây nguyên, Vùng

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp hòa phú, tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)