Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 31)

1.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

1.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật về công chức

Tổ chức giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật cơng chức thơng qua các hình thức thanh tra, kiểm tra là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về công chức trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Giám sát và đánh giá chính là cơ chế hữu hiệu để điều chỉnh và xử lý những sai sót có thể có nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

20

Ở từng nội dung cụ thể của pháp luật công chức, giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là cơng cụ để kiểm sốt việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải thực hiện theo đúng bổn phận của mình, tránh trường hợp trễ nải trong việc thực hiện nhiệm vụ. Và giám sát, đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh bản thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cũng đã cho thấy có những bài học thành công trong việc tổ chức thực hiện pháp luật nhờ thực hiện việc giám sát một cách chặt chẽ công tác tổ chức thực hiện pháp luật.

Ở góc độ vĩ mơ, cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật cơng chức nói riêng gắn liền với việc cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh của quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền được hiểu là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm sốt quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của cơ quan nhà nước; kiểm sốt q trình thơng qua và sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm sốt những người thực thi quyền lực và có thể kiểm sốt từ bên ngồi và bên trong nhà nước. Kiểm sốt từ bên ngồi nhà nước là kiểm sốt từ Nhân dân và xã hội, kiểm soát từ bên trong là kiểm sốt do chính Nhà nước thực hiện. Trong hệ thống đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật ở tầm vĩ mô của các cơ quan nhà nước sẽ được xác định rõ ràng. Và đây cũng chính là động lực chính trị cơ bản nhất để vận hành có hiệu quả hệ thống cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật.

21

Bên cạnh đó, cơng tác theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật công chức là một nội dung quan trọng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Kết quả theo dõi, đơn đốc, kiểm tra sau thanh tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định hiệu lực của hoạt động thanh tra, xác định hoạt động thanh tra có đạt được kết quả đề ra hay không.

Việc tổ chức thực hiện pháp luật công chức cũng như các lĩnh vực pháp lý khác luôn đảm bảo hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng cơ sở pháp lý về cơng chức để hình thành quan hệ pháp luật giữa công chức với đơn vị công tác và các chủ thể khác của xã hội, và giai đoạn mỗi công chức, cá nhân và tổ chức liên quan tham gia quan hệ pháp luật và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo luật.

Cơng tác thanh tra cơng vụ khơng chỉ có ý nghĩa phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng cơng chức mà cịn góp phần bảo đảm các điều kiện cho hoạt động công vụ.

Công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cơng chức nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong quá trình quản lý tồn diện các mặt của đời sống xã hội. Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chun ngành. Do đó, thanh tra cơng vụ có thể hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức; việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ.

22

Thanh tra cơng vụ được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; và thanh tra đột xuất khi phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ giao.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 28 - 31)