Giải pháp đối với thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 89 - 111)

3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về công chức Từ

3.2.2. Giải pháp đối với thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

3.2.2.1. Đổi mới nhận thức việc tổ chức thực hiện pháp luật về công chức, nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Thực tế ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay cho thấy, mặc dù tổ chức thực hiện pháp luật về công chức các luôn được quan tâm, tạo điều kiện để phát huy hiệu quả trong thực tiễn, tuy nhiên, bên cạnh đó, ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là cấp cơ sở vẫn chưa thật sự quan tâm đến cơng tác này. Nói một cách khác, tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở một số nơi trên địa bàn thành phố nhiều khi còn bị xem nhẹ, chủ yếu tập trung vào việc lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh

81

chính trị, trật tự an tồn xã hội, cho nên chất lượng và hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về cơng chức cịn hạn chế.

Một trong các nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức về vai trò của tổ chức thực hiện pháp luật về cơng chức cịn chưa đầy đủ. Một số cơ quan nhà nước coi tổ chức thực hiện pháp luật về công chức là trách nhiệm đương nhiên của riêng ngành tư pháp hoặc phó mặc cho cấp dưới. Vì vậy, trên thực tế có lúc có nơi chưa thực sự coi cơng tác này "là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị".

Vì vậy, phải nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức về tổ chức thực hiện pháp luật về công chức, đồng thời, đổi mới về tư duy pháp lý, xây dựng thể chế, xác định mơ hình tổ chức, kiện tồn đội ngũ, cơ chế quản lý phù hợp. Theo đó, cần phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cơng chức một cách tồn diện và sâu, rộng đến tất cả các cơng chức trong thành phố về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện pháp luật về công chức, cũng như trách nhiệm chung của tồn bộ hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền về tổ chức thực hiện pháp luật về cơng chức. Trên cơ sở đó, tất cả các cơng chức trong thành phố nhận thức rõ được sự cần thiết phải tham gia, đóng góp sức lực để đưa công tác tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của thành phố ngày càng hiệu lực và hiệu quả. Với sự đổi mới về nhận thức như vậy, tổ chức thực hiện pháp luật về công chức của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chắc chắn sẽ có sự tham gia của tồn bộ hệ thống chính trị trong thành phố, ngày càng được xã hội hóa mạnh mẽ, đồng thời, sẽ ngày càng thiết thực hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của thành phố một cách toàn diện.

Xuất phát từ thực tế khách quan trong thời gian qua ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, mặc dù nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức tuy đã được đổi mới, đa dạng, nhưng chưa đồng

82

đều và hiệu quả chưa cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai các nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật pháp luật về công chức trong thời gian tới ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là rất cần thiết.

Thứ nhất, đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức.

Đây được coi là một trong những biện pháp trung tâm trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về công chức ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Trước tiên, chúng ta phải xác định rõ nội dung pháp luật cần tuyên truyền và các hình thức tun truyền, phổ biến pháp luật về cơng chức phù hợp với mỗi đối tượng, gắn với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của địa phương trong từng thời điểm. Xây dựng tài liệu phục vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức, đồng thời tiến hành phổ biến các quy định pháp luật, đẩy mạnh trợ giúp pháp lý mang tính thiết thực, gắn liền cơng chức. Đẩy mạnh cơng tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật, cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật thiết yếu cho công chức.

Quá trình tun truyền, phổ biến pháp luật đến cơng chức sẽ chú ý đến các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ.

Hiện nay, trong phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, hạn chế lớn nhất là còn nặng về lý thuyết, nội dung đơn điệu, chủ yếu cung cấp những quy định chung chung của pháp luật nên người nghe dễ nhàm chán. Việc chuẩn bị nội dung của báo cáo viên còn tùy tiện, nhiều lúc chưa đi vào trọng tâm, chưa gắn với thực tế các đối tượng. Do vậy, cần đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật, mà còn phải thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn để một mặt nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tượng, mặt khác giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

83

Đối với thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, cán bộ, cơng chức có điều kiện và trình độ khác nhau. Vì vậy, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức cần dễ hiểu. Đồng thời, phải khảo sát nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cơng chức trong thành phố.

Thứ hai, đổi mới về hình thức tổ chức.

Trước hết, tăng cường hình thức phổ biến, tuyên truyền miệng. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục rất hiệu quả, nó khơng chỉ truyền đạt thơng tin mà cịn truyền cảm xúc, thái độ, tình cảm sang người nghe, làm cho người nghe đón nhận thơng tin bằng cả lý trí và tình cảm của mình. Bởi vậy, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ thông qua buổi lên lớp mà bằng những cách thức như tọa đàm, buổi nói chuyện, hoạt cảnh tình huống, lời ca, tiếng hát... cần xây dựng và mở rộng hình thức tìm hiểu pháp luật qua các hoạt cảnh trên phát thanh hoặc truyền hình, xây dựng trang web riêng về cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơng chức để cơng chức có thể cập nhật thơng tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề trong cơ quan nhà nước...

Thứ ba, xây dựng chương trình, kế hoạch, tăng cường hướng dẫn về tổ

chức phổ biến, giáo dục pháp luật về công chức trong từng giai đoạn.

Cần có mục tiêu, giải pháp, tiến độ cụ thể, sát hợp, có tính khả thi cho từng giai đoạn. Kết hợp giải quyết toàn diện các yêu cầu của phổ biến, giáo dục pháp luật với các vấn đề trọng tâm, trọng điểm ở từng địa bàn, cơ quan, đơn vị và đáp ứng được tính hiệu quả, theo cả chiều rộng, chiều sâu.

Chương trình, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện pháp luật về công chức cần xác định cơ chế phối hợp hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn xã hội để đưa công tác tổ chức thực hiện pháp luật vào nền nếp, có hiệu quả.

84

3.2.2.2 Tăng cường quản lý công chức, đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức, thực hiện chế độ chính sách đối với cơng chức

* Đổi mới công tác tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức cần được thực hiện đồng bộ, các cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và chỉ tiêu biên chế để xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức theo chức danh công chức và tổ chức tuyển dụng theo quy định. Công tác tuyển dụng về phải bảo đảm các nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh và có chính sách ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, trẻ tuổi…

Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định về các nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức liên quan đến nội dung này đã xây dựng những nội dung cụ thể để đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức. Do vậy khi tuyển dụng phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, cụ thể:

Về căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức:

- Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có cơng với nước, người dân tộc thiểu số.

- Thực hiện đúng thẩm quyền tuyển dụng công chức; phân cấp tuyển dụng công chức, chỉ tiêu biên chế…

85

Về trình tự, thủ tục tuyển dụng cơng chức:

Trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức phải thơng báo cơng khai ít nhất 01 lần trên báo viết, báo nói, báo hình; đồng thời phải đăng trên trang thơng tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng trong thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển. Nội dung thông báo tuyển dụng được pháp luật hiện hành quy định rất cụ thể, chi tiết. Các quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng công khai như: lập danh sách người có đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở; tổ chức tuyển dụng công chức; thông báo kết quả tuyển dụng công chức... được quy định cụ thể từ Điều 15 đến Điều 18, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức được quy định tại khoản 2, Điều 4, Thông tư số 03/2019/TT-BNV.

Để đổi mới quy trình thi tuyển cơng chức và bảo đảm tính chun mơn hóa cao, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định quy trình 2 vịng thi, cụ thể như sau:

Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy tính về kiến thức chung, ngoại ngữ

và tin học.

Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần: kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi là 60 phút.

Phần ngoại ngữ với 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. Thời gian thi 30 phút.

86

Phần thi tin học gồm 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm khơng có phần thi tin học.

Thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định nêu trên, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

Vịng 2: Thi mơn nghiệp vụ chuyên ngành.

Nội dung thi kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển cơng chức theo u cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm u cầu chun mơn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Hình thức thi nghiệp vụ chuyên ngành là thi phỏng vấn hoặc thi viết. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Thời gian thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.

Đối với xét tuyển cơng chức, được thực hiện theo 2 vịng:

Vịng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm tại Phiếu đăng ký dự tuyển.

Vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực và trình độ chun mơn. Tuy nhiên, tuyển dụng cơng chức nói chung và cơng chức ở thành phố Đơng Hà nói riêng là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và rất dễ phát sinh tiêu cực. Do vậy, trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về cơng chức, chính quyền thành phố Đơng Hà và các cơ quan giúp việc tuyển dụng cơng chức phải có giải pháp thích hợp, đồng bộ, để cơng tác tuyển dụng thực sự khoa học, nghiêm túc, quán triệt đầy đủ các nguyên tắc, chế độ tuyển dụng.

87

* Đối với tiêu chuẩn công chức

Quy định về tiêu chuẩn công chức cấp xã, phường được chia làm 2 nhóm cơ bản, nhóm 1 gồm chức danh Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã; nhóm 2 gồm 5 chức danh cịn lại. Quy định về tiêu chuẩn của công chức cấp xã, phường bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể, nhưng các tiêu chuẩn này chưa gắn với yếu tố năng lực của người dự tuyển mà mới chú trọng vào yếu tố bằng cấp. Đối với tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã, phường, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ quy định ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, phường. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể ngành đào tạo phù hợp đối với từng chức danh cơng chức cấp xã, phường. Do đó, trong q trình tuyển dụng các địa phương cũng như thành phố Đông Hà phải vận dụng, đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với địa phương, đơn vị mình.

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 quy định: “Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xem xét, quyết định: Giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chun mơn đối với cơng chức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Quy định này đảm bảo nguyên tắc xây dựng pháp luật về công chức phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Tuy nhiên, do chưa có quy định phân biệt tiêu chuẩn công chức xã với phường cho phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý khác nhau giữa đơ thị và nơng thơn, cũng như tính phức tạp trong quản lý nhà nước cũng như mặt bằng dân trí tương đối cao của dân cư đơ thị.

88

Vì vậy, khi tuyển dụng các địa phương cũng cần vận dụng sáng tạo để khắc phục vấn đề này.

* Nâng cao chất lượng đánh giá công chức

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức từ thực tiễn ở thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 89 - 111)