Phương pháp kiểm tra đóng vai trị quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của công tác kiểm tra. Những phương pháp được sử dụng trong công tác kiểm tra bao gồm: Phương pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; phương pháp đi từ tổng hợp đến chi tiết; phương pháp đối chiếu, so sánh; các phương pháp kiểm tra chứng từ gốc; các bổ trợ. Cụ thể như sau:
1.2.1. Phương pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro
Xét riêng trong lĩnh vực quản lý thuế, rủi ro được hiểu là những tổn thất có thể xảy ra phát sinh từ các hoạt động không tn thủ pháp luật thuế trong một mơi trường, hồn cảnh cụ thể.
Căn cứ vào nguyên nhân rủi ro, rủi ro bao gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm tra. Trong đó:
nhất định. Trong kiểm tra thuế, rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính và các hồ sơ khai thuế, tồn tại độc lập với tác động của hệ thống kiểm sốt nội bộ và việc có thực hiện kiểm tra thuế hay khơng. Khi kiểm tra, để xác định loại rủi ro này, cán bộ kiểm tra cần phải nắm được những kiến thức liên quan tới hoạt động của người nộp thuế, nhận biết yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng ở các mức độ tổng thể và chi tiết; xác định rõ mức độ rủi ro tiềm tàng của từng cơ sở kinh doanh để làm cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm tra.
- Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro về khả năng kiểm sốt tại chỗ khơng chặt
chẽ nên khơng ngăn ngừa được những sai sót trọng yếu có thể xảy ra. Rủi ro kiểm sốt cũng nằm ngồi tầm kiểm sốt của cán bộ kiểm tra vì nó ln tồn tại, dù có tiến hành kiểm tra hay khơng. Ví dụ: để giảm việc khơng vào doanh thu các khoản thu tiền mặt khi bán hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ yêu cầu sử dụng các hóa đơn thu tiền đã được đánh số sẵn để ghi nhận các khoản doanh thu bằng tiền. Kết quả kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ cho thấy nhân viên hạch toán các khoản doanh thu này chỉ hạch toán trong quý đầu của năm kiểm tra. Khi đó, rủi ro kiểm sốt xảy ra cao trong 9 tháng cuối năm.
- Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro mà kiểm tra thuế không phát hiện được qua các báo cáo tài chính gian lận. Rủi ro phát hiện xuất phát từ chất lượng của hoạt động kiểm tra, hay là từ các quy định của pháp luật, chất lượng của quy trình, trình độ cán bộ kiểm tra thuế.
- Rủi ro kiểm tra (AR): là rủi ro mà các báo cáo tài chính gian lận được chấp nhận như các báo cáo tài chính trung thực. Rủi ro kiểm tra tổng thể chịu sự tác động của ba nhân tố nêu trên là IR, CR và DR: AR = IR * CR * DR
Quản lý rủi ro là một quá trình nhận diện, đánh giá, phân tích để có phương án giải quyết một cách có hệ thống nhằm tối đa hóa khả năng xảy ra khi có hiệu quả tích cực và tối thiểu hóa khả năng xảy ra khi có hiệu quả tiêu cực. Quản lý rủi ro có thể được hiểu là quá trình lựa chọn và thực hiện các giải pháp trong bối cảnh nguồn lực có hạn để giảm thiểu nguy cơ xấu đe dọa đến sự thành công của tổ chức. Quản lý rủi ro cũng là một quá trình đo lường hay đánh giá về quy mơ và tính chất
nghiêm trọng của một sự việc, một hiện tượng, một vấn đề, trên cơ sở đó lập chiến lược quản lý rủi ro. Như vậy, điều quan trọng trong quản lý rủi ro là dành ưu tiên mọi nguồn lực vào quản lý những rủi ro có thể xảy ra tổn thất lớn nhất và những rủi ro có nhiều khả năng xảy ra nhất, tiếp đến là quản lý những rủi ro có tổn thất thấp hơn và ít có khả năng xảy ra hơn.
Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra thực chất là việc phân loại, đánh giá người nộp thuế dựa trên hệ thống những tiêu thức rủi ro về thuế nhằm xác định những người nộp thế có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận cao về thuế để tập chung nguồn lực kiểm tra theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực kiểm tra những người nộp thuế có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất.
1.2.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp nghiệp vụ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc kiểm tra thuế.
Cán bộ kiểm tra thuế cần tiến hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung cuộc kiểm tra: đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị được kiểm tra với đơn vị khác; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ kế toán tổng hợp với chi tiết, giữa số liệu và chứng từ, giữa số liệu báo cáo và thực tế, giữa nội dung tài liệu, báo cáo sổ sách, chứng từ với chuẩn mực.
1.2.3. Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết
Phương pháp này gọi là phương pháp kiểm tra ngược chiều, khi kiểm tra thì kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết chứ không phải từ chi tiết đến tổng hợp như trình tự hạch tốn kế tốn. Kiểm tra từ tổng hợp tới chi tiết giúp cán bộ phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề chính, những bất thường để tiến hành kiểm tra, tránh dàn trải không trọng tâm.
Kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ), rút ra nhận xét tổng quát và
vấn đề cần đi sâu kiểm tra.
Kiểm tra số liệu chi tiết là kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.
1.2.4. Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc
Các phương pháp được sử dụng:
- Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh;
- Kiểm tra theo loại hình nghiệp vụ: chứng từ thu, chứng từ chi tiền mặt; chứng từ nhập xuất vật tư…;
- Kiểm tra điển hình: là lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra, xem xét và rút ra kết luận chung.
1.2.5. Phương pháp kiểm tra bổ trợ
Các phương pháp kiểm tra bổ trợ bao gồm:
- Phương pháp quan sát: Là quan sát trực tiếp, kín đáo và khơng gây trở ngại những cơng việc có liên quan đến nội dung kiểm tra tại hiện trường.
- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp đến nội dung kiểm tra.
- Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần (phương pháp phối hợp kiểm tra nhiều nguồn): Theo phương pháp này, số liệu được đối chiếu với nhiều nguồn, nhiều nguồn thông tin để kiểm tra đảm bảo khớp đúng sự việc. Cán bộ kiểm tra phải có văn bản xác nhận về từng phần việc đã được xác minh, trên cơ sở xác nhận từng phần để đi đến xác nhận toàn bộ.
- Phương pháp toán học: Số học, toán kinh tế … nhằm đối chiếu và tổng hợp số liệu