Đánh giá chung về kiểm tra thuế của huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Kiểm tra thuế tại địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 72 - 82)

2.5.1. Những mặt đạt được

Công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô, tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã ngày càng được hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước nói chung và cho địa phương nói riêng.

nhân lực để kiểm tra những ngành nghề, các lĩnh vực trọng điểm theo sự chỉ đạo của Cục thuế tỉnh Đắk Nông như: Kiểm tra đối với các doanh nghiệp thường có quan hệ giao dịch liên kết, chuyển giá; Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh lỗ nhiều năm vẫn mở rộng sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp có số lỗ vượt số vốn chủ sở hữu... Công tác kiểm tra chủ yếu thực hiện đối với các DN có hồn thuế, khấu trừ thuế giá GTGT; Chống thất thu thuế đối với các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, khai thác tài nguyên, khoáng sản (chủ yếu là khai thác đất, đá để xây dựng các cơng trình dân dụng, làm đường giao thơng); Doanh nghiệp có số hoàn thuế lớn, doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế, doanh nghiệp nhiều năm chưa được kiểm tra thuế...

Riêng đối với công tác kiểm tra các DN lỗ tại Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô đã mang lại kết quả, truy thu, phạt hành vi vi phạm pháp luật thuế và điều chỉnh giảm khá lớn số lỗ của các DN kê khai, chấn chỉnh việc kê khai thuế của DN. Tập trung kiểm tra các DN kê khai lỗ bước đầu đã có tác dụng đánh động đến các DN thường xuyên khai lỗ. Kiểm soát, làm rõ nguyên nhân các doanh nghiệp kê khai khơng có số thu nộp ngân sách, hoặc số nộp thấp so cùng kỳ năm trước. Một số trường hợp phải điều chỉnh lại giá vốn hàng bán, DN kê khai lỗ không nộp thuế, sau khi kiểm tra phải nộp thuế truy thu và phạt, thu hồi thuế GTGT đã hoàn hoặc giảm trừ số lỗ.

Qua công tác kiểm tra thuế đã giúp cho ngân sách Nhà nước tránh thất thu hàng tỷ đồng khi Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô đã thực hiện thu ngân sách 1.065 triệu đồng.

- Việc tiến hành kiểm tra đúng quy trình, cơng tác lưu trữ hồ sơ và chấp hành báo cáo kiểm tra thuế đã đi vào nề nếp. Đồng thời qua công tác kiểm tra bước đầu đã phát hiện những mặt hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nguồn thu trên địa bàn, trong thực hiện quy trình quản lý của cơ quan Thuế… từ đó có các biện pháp uốn nắn và khắc phục kịp thời.

2.5.2. Những mặt hạn chế

đã có những bước tiến tích cực, song vẫn bộc lộ một số hạn chế sau:

2.5.2.1. Hạn chế trong nguồn cơ sở dữ liệu và các quy định liên quan

-Yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra ngày càng đòi hỏi cơ sở pháp lý, tính khoa học và trình độ chun mơn cao, trong khi hệ thống chính sách, quy trình nghiệp vụ để triển khai nhiệm vụ này vẫn chưa hoàn thiện. Mặt khác, cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác phân tích, lựa chọn đối tượng và xác minh, xử lý trong quá trình kiểm tra vừa khuyết thiếu, vừa chưa được kiểm chứng do phần lớn các thông tin lưu giữ tại cơ quan Thuế là từ hồ sơ khai thuế của DN. Việc phân ngành kinh tế hiện nay còn nhiều bất cập, các DN khi xin giấy phép thành lập thường đăng ký nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhưng hệ thống dữ liệu lại khơng xác định được ngành nghề chính DN đang hoạt động, dẫn đến việc phân tích, đánh giá, so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các đối tượng gặp nhiều khó khăn.

2.5.2.2. Hạn chế về chuyên môn - nghiệp vụ

- Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế còn tiến hành chậm, làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra báo cáo quyết toán bước 2 tại trụ sở người nộp thuế. Chất lượng chưa cao: số lượng hồ sơ yêu cầu doanh nghiệp khai bổ sung, số lượng đề xuất kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế rất thấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số hồ sơ khai thuế.

- Chất lượng công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế còn chưa đạt yêu cầu: Mức độ phát hiện gian lận thuế qua công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp còn thấp thể hiện ở tổng số tiền thuế truy thu và phạt qua kiểm tra không cao. Số thuế truy thu và phạt tính trung bình cho 01 cuộc kiểm tra mới chỉ đạt là 30 triệu đồng/doanh nghiệp, chưa phản ánh đúng với so với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tình trạng kê khai, gian lận thuế của các doanh nghiệp hiện nay.

- Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong năm còn thấp: tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra tại trụ sở tuy có tăng qua các năm nhưng mới chỉ đạt trung bình mỗi năm 16% so với số doanh nghiệp quản lý; chưa đạt được theo yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo của Tổng cục Thuế.

hoạt động thường xuyên của đơn vị, đồng thời gây lãng phí nhiều thời gian của đồn kiểm tra;

- Biên bản kết luận kiểm tra thuế chưa giải thích rõ ràng các số chênh lệch của Đoàn kiểm tra và người nộp thuế, xử lý không nêu rõ căn cứ pháp lý dẫn đến việc xử lý sau kiểm tra thiếu chính xác, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện về thuế. Cịn có doanh nghiệp qua nhiều năm chưa được kiểm tra tại trụ sở, do vậy vi phạm không được phát hiện kịp thời nên kéo dài và lặp đi lặp lại qua các năm.

- Trong 3 năm, qua công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, Chi cục thuế xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp chủ yếu là hành vi khai sai, hành vi vi phạm thủ tục về thuế, phạt nộp chậm tiền thuế mà chưa xử lý nhiều về hành vi trốn thuế. Điều này có thể phần nào xuất phát từ bản chất vi phạm của các doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó cho thấy cơng tác kiểm tra cịn chưa đi sâu kiểm tra phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Số tiền phạt bình quân chỉ là 2,29 triệu/doanh nghiệp cịn thấp, chưa có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

- Việc đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện các quyết định xử lý ở một số đồn kiểm tra cịn chưa kiên quyết dẫn đến tiến độ nộp một số khoản thuế truy thu, tiền phạt còn chậm. Tuy nhiên, mức độ tuân thủ của NNT sau xử lý vi phạm còn chưa cao. Tỷ lệ tiền thuế truy thu và phạt đã nộp trong tổng số thuế truy thu và phạt theo kết luận kiểm tra chỉ đạt 41,5%. Điều đó cho thấy hiệu lực của kiểm tra thuế cịn hạn chế.

- Kết quả đôn đốc nộp số thuế truy thu, phạt vi phạm hành chính qua kiểm tra còn chưa triệt để và đúng hạn. Tỷ lệ tiền thuế truy thu và phát được doanh nghiệp nộp NSNN còn thấp, hiệu lực kiểm tra còn chưa cao.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính qua cơng tác kiểm tra chưa nghiêm, chưa có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm của doanh nghiệp

- Công tác kiểm tra ở một số lĩnh vực còn hạn chế, hiệu quả kiểm tra chưa cao như: lĩnh vực Xây dựng cơ bản, doanh nghiệp kinh doanh vận, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản...

2.5.2.3. Hạn chế trong hoạt động thực thi

- Việc đôn đốc các đơn vị chấp hành quyết định xử lý vi phạm về kiểm tra thuế chưa dứt điểm trong trường hợp doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng kéo dài hoặc giải thể.Tính ngăn ngừa và dự báo các hành vi vi phạm mới cịn chưa có kết quả nổi bật.

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế phục vụ công tác quản lý của ngành Thuế chưa hoàn thiện, dữ liệu thiếu và không cập nhật kịp thời:

Phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra hiện đang áp dụng cịn có nhiều bất cập do thiếu nhiều tiêu thức các chỉ tiêu đánh giá. Chi cục Thuế đã có phản ánh về Cục Thuế nhưng chưa được chỉnh sửa kịp thời. Tổng hợp tại phần mềm còn nhiều lỗi và không hỗ trợ được nhiều cho cán bộ kiểm tra trong việc phân tích đánh giá mức độ chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.

Việc thu thập dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đầy đủ và chưa cập nhật thường xuyên. Nhiều nội dung trong phần mềm hỗ trợ kiểm tra yêu cầu phải cập nhật thường xuyên như quyết định kiểm tra, nhật ký kiểm tra, quyết định xử lý… nhưng cán bộ kiểm tra chưa nhập kịp thời vào phần mềm. Có những thông tin trong hệ thống cơ quan quản lý thuế đã lạc hậu do thiếu cập nhật kịp thời với thay đổi của thực tiễn như địa điểm kinh doanh, tên cơ sở sản xuất kinh doanh...

Việc tổ chức thu thập thêm thơng tin nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế từ các nguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Kiểm tra, Cơng an, Tồ án...cịn chưa được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tỉnh và ngành chưa có quy định cụ thể về việc định kỳ hoặc khi có vụ việc phát sinh các đơn vị phải liên hệ để thu thập thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra.

Việc khai thác các dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra nhiều cán bộ được giao nhiệm vụ còn chưa khai thác hết các thơng tin đã có trong hệ thống dữ

liệu để kiểm tra đánh giá rủi ro đối với các hồ sơ khai thuế. Cơ quan Thuế chưa có chế tài để giám sát, xử lý đối với những trường hợp này.

Hai là, tổ chức bộ máy kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng cơng việc và vai trị kiểm tra thuế.

Lực lượng cán bộ chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra năm 2020 mới chiếm khoảng 26% trong tổng số cán bộ công chức Chi cục Thuế. Trong khi đó, theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, tỷ lệ cán bộ làm công chức kiểm tra, kiểm tra phải là trên 30%. Việc bố trí sắp xếp cán bộ làm cơng tác kiểm tra bao gồm cả lãnh đạo và cán bộ các Đội còn chưa thật hợp lý làm giảm hiệu quả công tác kiểm tra.

Nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô vừa thiếu về số lượng, vừa không đồng đều về nghiệp vụ chun mơn nên khó khăn khi khối lượng cơng việc ngày một nhiều, chất lượng đòi hỏi ngày càng cao và nhất là các thủ đoạn gian lận, trốn thuế, lách thuế của DN ngày càng tinh vi, phức tạp.

Ba là, trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ kiểm tra thuế còn chưa đạt yêu cầu, kỹ năng kiểm tra của cán bộ kiểm tra cịn hạn chế.

Do trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế nên việc phân tích báo cáo tài chính tại một số doanh nghiệp chưa sâu, chưa phát hiện được bất hợp lý giữa số liệu trên các báo cáo của đơn vị.

Cán bộ vẫn còn yếu về kỹ năng kiểm tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học; khơng có trình độ ngoại ngữ để tiến hành kiểm tra hay giao dịch với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Thậm chí, một số ít cán bộ kiểm tra cịn chưa nắm rõ các chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp để phát hiện gian lận về thuế.

Chưa ứng dụng thực sự có hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi ro vào kiểm tra hồ sơ khai thuế cũng như vào q trình kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Cơng tác kiểm tra thuế mặc dù có ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro nhưng phần lớn vẫn còn cảm tính và dựa trên kinh nghiệm của người làm kiểm tra. Việc sử dụng các kỹ năng phân tích để đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế, tại trụ sở

người nộp thuế; phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và phân tích theo các tỷ suất còn chưa được thực hiện đúng, một phần do hạn chế từ phía trình độ của cán bộ kiểm tra thuế làm ảnh hưởng tới chất lượng các cuộc kiểm tra. Trong một số trường hợp, cán bộ thuế chưa áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro nên giảm hiệu quả kiểm tra và lãng phí nguồn lực.

Bốn là, chưa có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận chức năng nội bộ cơ quan Thuế.

Việc phối hợp giữa các bộ phận kê khai, kiểm tra tại Chi cục Thuế nhằm đôn đốc doanh nghiệp nộp tờ khai, thông báo chậm nộp tờ khai, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kê khai, xử lý đối với doanh nghiệp ngừng, nghỉ không kê khai thuế…chưa hiệu quả. Đội Kê khai và kế toán thuế chưa thường xuyên tham mưu để Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo công tác phối hợp nhằm đảm bảo doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ khai thuế, xử lý đối với những đơn vị ngừng nghỉ không kê khai. Bộ phận kiểm tra chưa thường xuyên phối hợp tốt với bộ phận kê khai nên vẫn cịn có nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng không nộp hồ sơ khai thuế, doanh nghiệp nghỉ bỏ kinh doanh không được kiểm tra xử lý kịp thời.

Năm là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa hiệu quả

Việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra đã được quan tâm tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa tạo được phong trào tự giác học tập, nghiên cứu trong nội bộ các Đội kiểm tra của Chi cục thuế.

Sáu là, công tác phối hợpcủa cơ quan Thuế với các ngành chức năng

Công tác phối hợp giữa Cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước khác và các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa tốt nên chưa tạo ra những điều kiện tốt nhất cho công tác kiểm tra thuế, nhiều hồ sơ của các đơn vị bỏ trốn chuyển sang cơ quan công an nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý

Sự phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan điều tra chưa nhịp nhàng, cụ thể:

+ Việc trả lời, xác minh điều tra sau khi nhận được tài liệu của cơ quan Thuế của cơ quan điều tra cịn hạn chế dẫn đến tình trạng cơ quan Thuế đặt vấn đề nghi

vấn doanh nghiệp bị kéo dài.

+ Công tác phối hợp điều tra, xử lý các doanh nghiệp bỏ trốn chưa thật triệt để, chưa xác định rõ hành vi bỏ trốn không kê khai để kết luận đối với các đơn vị sử dụng.

+ Đối với Chi cục Thuế, Công an huyện chưa chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc, phối hợp giải quyết theo chuyên đề, phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng và tổ chức giao ban định kỳ.

+ Công tác thu hồi tiền thuế trốn lậu, công tác phối hợp đôn đốc các cá nhân, doanh nghiệp còn nợ đọng thuế chưa được quan tâm đúng mức.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ cơ quan thuế đã nêu trên, cịn có những ngun nhân khách quan khác liên quan đến những hạn chế trong công tác kiểm tra thuế của Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krơng Nơ. Đó là:

- Cơng tác kiểm tra theo quy định của Luật Quản lý Thuế thời gian vừa qua chưa thật hiệu quả do việc kiểm tra bị ràng buộc bởi điều kiện cơ quan Thuế chỉ

Một phần của tài liệu Kiểm tra thuế tại địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)