khu vực Cư Jút – Krông Nô
2.1.1. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội của huyện Cư Jút
Vị trí địa lý
+ Huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số 227/HĐBT ngày 19/6/1990 trên cơ sở một phần từ Buôn Ma Thuột và một phần từ Đắk Mil tách ra và nằm trong tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh Đắk Nông được thành lập năm 2004 trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Nơng.
+ Phía Đơng của Cư Jút giáp với thành phố Bn Ma Thuột, phía Nam Cư Jút giáp với huyện Đắk Mil, phía Tây Cư Jút giáp với tỉnh MunDunKiri, Vương quốc Campuchia và phía Bắc Cư Jút giáp với huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk.
Huyện cách trung tâm Buôn Ma Thuột khoảng 20 km về phía Tây nam và nằm trên trục đường Quốc lộ 14, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 110 km, có đường biên giới dài 20 km giáp với tỉnh Mundunkiri của Campuchia.
- Điều kiện tự nhiên
+ Huyện Cư Jút chịu sự chi phối bởi kiến tạo địa chất của cao nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông, từ Nam đến Bắc, độ cao trung bình khoảng 330m.
+ Huyện Cư Jút mang đặc điểm khí hậu của miền cao nguyên nhiệt đới gió mùa, quanh năm mát mẻ, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp: 44.411,5 ha, trong đó: diện tích đất có rừng: 39.950,68 ha (rừng trồng: 1.286,3 ha và rừng tự nhiên: 38.664,42 ha) bao gồm: rừng sản xuất: 35.212,48 ha; rừng phòng hộ: 1.464,7 ha; rừng đặc dụng: 2.794 ha.
+ Trên địa bàn huyện Cư Jút có đến 25 dân tộc cùng sinh sống xen kẽ ở 127 thôn, buôn, bon, tổ dân phố thuộc 8 xã, thị trấn, nên mang đậm bản sắc văn hóa của
nhiều vùng miền, dân tộc. Tồn huyện có 3 tơn giáo chính gồm Cơng giáo, Tin lành và Phật giáo.
2.1.2. Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Cư Jút
- Những tiềm năng và lợi thế
Khoáng sản vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện như: Đất sét phân bố trên địa bàn các xã: Cư Knia, Trúc Sơn, Đắk Drơng, có thể khai thác sản xuất gạch, ngói phục vụ xây dựng các cơng trình và xây dựng dân dụng. Ngồi các khống sản trên cịn có đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt. Huyện cịn có hàng triệu mét khối đá, cát tập trung ở các xã: Ea Pô, Nam Dong, Đắk Wil, Đắk Drông… để sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng ở tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk. Cư Jút có dịng sơng Sêrêpok chảy qua với hơn 40 km qua địa bàn huyện, sơng có nhiều thác ghềnh hùng vĩ. Đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm và ngắn ngày.
Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng trong những năm qua đang phát huy tác dụng và sẽ tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển.
Các ngành công nghiệp chủ lực của huyện có lợi thế về tài nguyên và lao động như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản đang phát triển ở mức cao.
Quỹ đất chưa sử dụng cịn nhiều, diện tích đất gị đồi ở khu vực phía Tây và Tây Bắc có điều kiện để phát triển chăn ni, kinh tế trang trại kết hợp với du lịch sinh thái.
Xu hướng tồn cầu hố, hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng lớn. Đây là cơ hội để Cư Jút đón nhận các dịng vốn đầu tư, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển Kinh tế - Xã hội. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho sản phẩm, hàng hoá của thành phố thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Sau khi có Nghị quyết của Tỉnh ủy Đắk Nơng, đã tạo ra cơ hội để Cư Jút có được các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp của tỉnh, tạo động lực phát triển KT- XH với tốc độ nhanh hơn. Các lĩnh vực xã hội và đời sống nhân dân ngày càng nâng cao là cơ hội để đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí
- Những hạn chế, khó khăn
Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiều vùng đất khô hạn gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nên Cư Jút đã tập trung đầu tư phát triển thủy lợi, cải thiện hồ đập, xúc tiến đầu tư lĩnh vực năng lượng, thủy điện, điện mặt trời nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, trên địa bàn đã xây dựng hai dự án điện năng lượng mặt trời với công suất 95 Mwp; sáu dự án thủy điện đang hoạt động; nhiều cơng trình, dự án về cơng nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến được triển khai góp phần đưa tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 10,2%/năm.
Quy mơ nền kinh tế cịn ở mức thấp; chuyển dịch kinh tế, tăng trưởng kinh tế còn chậm; đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực chưa đáp ứng với tình hình mới... Cư Jút có điểm xuất phát thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm, quy mơ nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ thấp, sản phẩm có thương hiệu và hàm lượng kỹ thuật cao cịn ít, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh không cao, thiếu các bước, các lĩnh vực đột phá trong phát triển.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội cịn yếu và chưa đồng bộ. Cơng tác quy hoạch và quản lý đơ thị cịn nhiều bất cập. Cơng tác quản lý và khai thác tài nguyên mơi trường cịn nhiều hạn chế.
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp (năm 2018 chiếm 49%), lực lượng cán bộ kỹ thuật cịn thiếu và yếu. Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu. Nguồn thu ngân sách chưa vững chắc, thu từ SXKD dịch vụ chiếm tỷ trọng chưa cao, hiện tại nguồn thu chủ yếu là từ cấp quyền sử dụng đất, tuy nhiên việc này sẽ ngày càng giảm trong tương lai gần.
Xu thế hội nhập và phát triển đem lại nhiều cơ hội, song cũng đan xen khơng ít thách thức.
Là vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn so với cả nước nên Cư Jút cũng đứng trước thách thức thu hút đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư lớn, các dự án lớn.
DN tư nhân đa số có qui mơ nhỏ, nguồn lực hạn chế nên khó có thể vươn nhanh ra chiếm lĩnh thị trường bên ngồi.
Trình độ tay nghề lao động, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các cơ sở SXKD nhìn chung đang còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và chuyển giao khoa học công nghệ mới.
2.2. Giới thiệu về Chi cục Thuế khu vực Cư Jút – Krơng Nơ.
2.2.1. Vị trí, chức năng
- Vị trí:
Chi cục thuế Khu vực Cư Jút - Krông Nô là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Đắk Nông, là Chi cục Thuế sát nhập từ chi cục thuế huyện Cư Jút và Chi cục Thuế huyện Krông Nô từ tháng 3 năm 2020, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn huyện Cư Jút và huyện Krông Nô theo quy định của pháp luật.
Tên đơn vị: Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô, tỉnh Đắk Nơng Địa chỉ: Khu hành chính TT Ea T’ling - Huyện Cư Jút – Tỉnh Đắk Nông Mã số thuế: 6400000855-013
Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krơng Nơ là đơn vị hành chính, nhiệm vụ chủ yếu là thu, nộp NSNN, các khoản thu thuế, phí và lệ phí. Ngành Thuế Nhà nước nói chung và Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nơ nói riêng có sự lãnh đạo song trùng giữa Ngành dọc và Cấp ủy chính quyền địa phương các cấp.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có dân tộc thiểu số đang sinh sống, trong đó có huyện Cư Jút. Hạ tầng cơ sở đã được đầu tư và xây dựng, điện, đường, trường, trạm, công sở, văn phòng làm việc được chỉnh trang và ổn định. Từ đó mật độ dân cư ngày càng đông đúc kèm theo các ngành nghề dịch vụ, kinh doanh, sản xuất luôn phát triển. Cho nên số thu của Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cũng phát triển không ngừng, theo đà tăng trưởng Kinh tế - Xã hội, số thu của năm sau cao hơn năm trước.
Mặt hàng chính để phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh trên địa bàn chủ yếu nhờ vào cà phê, tiêu, điều… nói chung là mặt hàng nông sản.
Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cũng được đầu tư và xây dựng phòng làm việc khang trang, phương tiện đi lại, giao dịch công tác được thuận lợi, lực lượng cơng chức đến nay là 55 người trong đó: Biên chế 41 người và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68 là 14 người. Phần lớn đã được đào tạo theo hệ thống chính quy đáp ứng được nhu cầu công tác hiện nay.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Thuế tỉnh Đắk Nông về chuyên môn nghiệp vụ cũng như mặt tổ chức và quản lý điều hành, thực thi các Luật thuế theo quy định của Nhà nước, cộng với sự quản lý, đôn đốc, kiểm tra giám sát của các cấp ủy, chính quyền địa phương sở tại, nhất là Huyện ủy - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên đôn đốc theo dõi số thu, thu đúng, thu đủ nộp NSNN kịp thời đúng theo niên độ kế hoạch giao.
- Chức năng:
+ Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô là đơn vị trực thuộc Cục Thuế tỉnh Đắk Nơng, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý Thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về cơng tác lập và chấp hành dự tốn thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm
vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: Đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đơn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN;
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;
- Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan Thuế để thực hiện nhiệm vụ thu NSNN;
- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan Thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thơng tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo,
điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả cơng tác của Chi cục Thuế;
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật;
- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế và pháp luật khác có liên quan;
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế;
- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của Ngành Thuế;
- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của Ngành;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế khu vực Cư Jút – Krông Nô
(Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Cư Jút – Krông Nô)
Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Nông và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn.
Các Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực cơng tác được phân cơng phụ trách.
Có 04 Đội nghiệp vụ tham mưu giúp việc Chi cục trưởng.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Đội thuế: Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị- Ấn chỉ:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong