Quản lý thu thuế là một hoạt động có liên quan đến mọi mặt đời sống Kinh tế - Xã hội của đất nước, đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội. Ở đâu có hoạt động kinh tế hay có thu nhập của một tổ chức, cá nhân thì ở đó có hoạt động quản lý thu thuế. Đối với hoạt động quản lý thu thuế thì cơng tác kiểm tra thuế được đánh giá quan trọng hàng đầu. Để thực hiện tốt cơng tác quản lý thuế nói chung và cơng tác kiểm tra thuế nói riêng thì thực sự cần thiết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng công tác kiểm tra thuế. Trong q trình triển khai thực hiện, hiệu quả cơng tác kiểm tra của cơ quan Thuế có nhiều nhân tố tác động đến, cả khách quan và chủ quan. Cụ thể là:
1.4.1. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan là những nhân tố không thuộc về cơ quan Thuế mà thuộc về các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội. Cụ thể là:
- Mức độ hồn thiện của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thuế
đủ, vững chắc, làm cho hoạt động kiểm tra thuế được thuận lợi. Pháp luật thiếu minh bạch thì cơ sở xác định sai phạm không vững chắc, có thể gây những tranh luận khơng có hồi kết về mức độ đúng sai trong hành vi của người nộp thuế và của cơ quan Thuế. Pháp luật khơng đầy đủ thì khơng có cơ sở pháp lý để tiến hành một số nội dung kiểm tra thuế cần thiết...
- Sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước có liên quan: Để tiến hành công tác kiểm tra thuế, cơ quan Thuế cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước như: công an, quản lý thị trường, địa chính, kho bạc... Hoạt động phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong xác định thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Thậm chí trong một số trường hợp, hoạt động phối hợp có cịn có tác động trực tiếp đến việc có hay khơng hành vi vi phạm pháp luật thuế và mức độ vi phạm cụ thể như thế nào. Bởi vậy, nếu sự phối hợp tốt thì giúp cho hoạt động kiểm tra thuế được thuận lợi và ngược lại.
- Trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế:
Người dân có tác động đến hoạt động kiểm tra thuế trên hai phương diện: (i) Họ là người nộp thuế, là đối tượng của kiểm tra thuế; (ii) Họ là quần chúng nhân dân có thơng tin về đối tượng kiểm tra. Trên phương diện thứ nhất, với trình độ dân trí cao và ý thức chấp hành pháp luật tốt thì người nộp thuế phối hợp tốt với cơ quan kiểm tra; tạo sự thuận lợi cho công tác kiểm tra. Hơn nữa, trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt sẽ giúp giảm khối lượng công tác kiểm tra thuế. Trên phương diện thứ hai, trình độ dân trí càng cao thì người dân càng chủ động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng, người dân sẽ tích cực giúp đỡ cơ quan Thuế trong quá trình kiểm tra thuế.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân cơ quan Thuế. Chủ yếu là các nhân tố sau đây:
- Chất lượng của công tác lập kế hoạch và chuẩn bị công tác kiểm tra: Lập
kế hoạch đúng giúp lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra thuế. Lập kế hoạch đúng giúp lựa chọn đúng thời điểm tiến hành kiểm tra. Chuẩn bị kiểm tra thuế càng kỹ lưỡng
thì hiệu quả cơng tác kiểm tra thuế càng cao và ngược lại.
- Trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế:
Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động Kinh tế - Xã hội. Con người là nhân tố trung tâm của mọi hệ thống quản lý. Lĩnh vực kiểm tra thuế cũng khơng phải là ngoại lệ. Trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế càng cao thì chất lượng cơng tác kiểm tra càng tốt và ngược lại.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu và việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho
việc khai thác, phân tích thơng tin về người nộp thuế: Thông tin là một trong những
cơ sở tiên quyết của mọi quyết định quản lý. Trong kiểm tra thuế, thông tin là cơ sở để lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra; là cơ sở để lựa chọn phương pháp và phạm vi, trọng tâm tiến hành kiểm tra; là cơ sở để xác định có hay khơng hành vi vi phạm pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra. Cơ sở dữ liệu thơng tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hiệu quả kiểm tra thuế càng cao. Thông tin được tổng hợp xử lý tốt hay không phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra thuế. Bởi vậy, cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế và trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm tra thuế.
- Công tác tổ chức, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan Thuế: Người lãnh đạo có vai trị đặc biệt quan trọng trong mọi hệ thống quản lý mà trong quản lý thuế không phải là một ngoại lệ. Tài năng, đạo đức và uy tín của người lãnh đạo cơ quan Thuế có tác động quan trọng đến chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.
- Sự nghiêm minh trong xử lý vi phạm: Chế tài là một trong ba bộ phận cơ
bản cấu thành của một quy phạm pháp luật. Chế tài có chức năng áp dụng hình phạt với hành vi vi phạm pháp luật. Chức năng này sẽ không được thực hiện đầy đủ khi việc tổ chức thực hiện pháp luật không nghiêm minh. Khi xử lý vi phạm không nghiêm minh sẽ khiến cả cán bộ và người nộp thuế nhờn luật; giảm tác động cảnh báo, ngăn ngừa của công tác kiểm tra thuế.
- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của cơ quan Thuế: Sự đầu tư của
hiệu quả và chất lượng của công tác kiểm tra thuế. Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc hiện đại giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ kiểm tra thuế.
- Chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác kiểm tra thuế: Chế độ đãi ngộ
đối với cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nằm trong tổng thể chế độ tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức. Một chế độ đãi ngộ thỏa đáng sẽ tạo động lực làm việc tốt cho mỗi cán bộ cơng chức nói chung và mỗi cán bộ kiểm tra thuế nói riêng. Chế độ đãi ngộ thỏa đáng, đảm bảo đời sống của cán bộ sẽ góp phần giảm động cơ tham nhũng.
Sự ảnh hưởng của mỗi nhân tố đều có tác động hai mặt, cả tích cực và hạn chế. Chính vì vậy, cơ quan Thuế phải có các biện pháp, giải pháp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tác dụng tích cực để nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác kiểm tra thuế.