Các giải pháp hoàn thiện kiểm tra thuế của Chi cục Thuế khu vực Cư Jút

Một phần của tài liệu Kiểm tra thuế tại địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 88 - 102)

Krơng Nơ, tỉnh Đắk Nơng

3.2.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện cơ sở dữ liệu

3.2.1.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế

Hiệu quả công tác kiểm tra thuế phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và phân tích thơng tin người nộp thuế trên các ứng dụng quản lý thuế mà ngành Thuế xây dựng và thu thập được. Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin hiện đại giúp ngành Thuế có đầy đủ thơng tin phục vụ công tác quản lý thuế, trong đó có cơng tác kiểm tra thuế. Đối với công tác kiểm tra, cơ sở dữ liệu thơng tin cịn là điều kiện cần thiết để vận hành các phần mềm phân tích rủi ro phục vụ việc phân tích rủi ro tại cơ quan thuế trước khi tiến hành kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin trong việc phân tích hồ sơ, dữ liệu khai thuế của người nộp thuế. Từ đó, xác định nội dung, phạm vi, đối tượng rủi ro cao để tập trung kiểm tra. Qua dữ liệu, cơ quan Thuế tiến hành tập trung kiểm tra đối với các doanh nghiệp hoàn thuế, giải thể, doanh nghiệp kinh doanh lỗ nhưng tài sản tăng… Đồng thời, tập trung vào các doanh nghiệp nợ thuế lớn và các doanh nghiệp khai thác tài nguyên.

Hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế cần đảm bảo cung cấp các nội dung liên quan đến người nộp thuế như sau:

- Thông tin chung về người nộp thuế: loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, hình thức hạch tốn kế tốn, hình thức sở hữu vốn, số lao động…

- Thơng tin tình hình sản xuất kinh doanh và kê khai nộp thuế: thông tin trong tờ khai các loại thuế, phí, lệ phí (tờ khai, bảng kê...); thơng tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế (Báo cáo tài chính; quyết định miễn, giảm thuế…);

- Thơng tin về tính tuân thủ kê khai và nộp thuế: tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách của người nộp thuế (số lần nộp chậm, không nộp tờ khai…);

- Thông tin từ về các giao dịch kinh tế và các giao dịch với các cơ quan nhà nước của người nộp thuế.

Để có được các thơng tin trên phục vụ cho công tác kiểm tra thuế, cần tổ chức thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học nhất, đảm bảo chất lượng thông tin tốt nhất, đầy đủ nhất, kịp thời nhất. Như đã trình bày ở trên hệ thơng cơ sở dữ liệu còn nhiều hạn chế, Để khắc phục được hạn chế này cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

- Nâng cấp và hồn thiện phần mềm thu nhận và xử lý thơng tin về người nộp thuế. Hiện nay ngành Thuế đã xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra tuy nhiên phần mềm này còn rất nhiều nội dung cần chỉnh sửa, nâng cấp để phục vụ hữu hiệu hơn cho công tác kiểm tra. Cần xây dựng bổ sung các tiêu thức để tra cứu như tỷ suất lợi nhuận bình quân theo ngành nghề, doanh thu bình quân theo ngành nghề để làm cơ sở so sánh đối với những đơn vị có cùng ngành nghề trên địa bàn; mở rộng các chức năng cung cấp thông tin phù hợp cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau trong cơ quan thuế. Để nhanh chóng và sử dụng được ngay thì khơng chờ Tổng Cục nâng cấp, mà có định hướng phân quyền dạng mở để cả Cục thuế và Chi cục Thuế nhập các tiêu thức mới phục vụ cho công tác kiểm tra.

- Hồn thiện các kênh thu thập và cung cấp thơng tin, đảm bảo sự đa dạng

của nguồn cung cấp thông tin. Hiện tại bước đầu đã có tổng kết nội thơng tin giữa

cơ quan Thuế - Kho bạc – Tài chính –Hải quan. Thời gian tới cần xây dựng cơ chế phối hợp trong cung cấp và sử dụng thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước khác như: Công an, Quản lý thị trường, Tài nguyên- mơi trường, Viện Kiểm sát, Tịa án... Mục tiêu quan trọng là phải hướng tới một cơ sở dữ liệu thông tin chung về doanh nghiệp và về dân cư theo hướng cơ sở dữ liệu thông tin của một chính phủ điện tử. Ngồi ra, cơ quan thuế cần chú trọng xây dựng các kênh thông tin khác như: Tổ chức lực lượng cộng tác viên; tổ chức tiếp nhận thông tin từ quần chúng nhân dân...

3.2.1.2: Tăng cường ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro

kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế khi người nộp thuế khơng giải trình hoặc khơng giải trình được thời gian vừa qua đã góp phần làm giảm bớt tình trạng kiểm tra tràn lan, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện cho thấy hiệu quả công tác kiểm tra khơng cao vì gần đây việc trốn thuế đã trở lên tinh vi hơn, khó phát hiện hơn nếu chỉ xem xét phân tích tờ khai và báo cáo tài chính thì khơng thể phát hiện ra mâu thuẫn, dấu hiệu trốn thuế vì đơn vị đã hồn thiện cắt bỏ tồn bộ chi phí đầu vào lẫn doanh thu đầu ra. Từ thực tế trên từ ngày 1/7/2013 Luật Quản lý Thuế đã sửa đổi, bổ sung quy định cơ quan Thuế được phép kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với những đơn vị có rủi ro cao, hàng năm trên cơ sở phân tích đánh giá rủi ro được lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Để hỗ trợ, hoàn thiện các kỹ năng kiểm tra, trong thời gian tới, Chi cục thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần chú trọng vào các vấn đề sau:

- Để thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, ngay từ khi nhận kế hoạch từ Cục Thuế tỉnh giao, đơn vị đã thông báo đến các doanh nghiệp trên địa bàn về kế hoạch kiểm tra. Tùy vào tình hình thực tiễn và tính chất phức tạp đối với các hồ sơ chứng từ của doanh nghiệp, đơn vị bố trí từ 4 - 6 đoàn để thực hiện kiểm tra, mỗi đoàn gồm 3 người. Cùng với kiểm tra, các đồn cịn tun truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác các thơng tin. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn để điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình trốn thuế, khơng tự giác khai báo.

- Xây dựng hệ thống các tiêu thức đánh giá rủi ro về thuế, tạo điều kiện cho việc đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với từng người nộp thuế và việc lập kế hoạch kiểm tra được chính xác hơn. Trong quá trình áp dụng các tiêu thức này, cán bộ kiểm tra cần đánh giá mức độ hiệu quả, chính xác của từng tiêu thức từ đó đề xuất với Cục Thuế để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Các tiêu thức cần được hoàn chỉnh theo hướng đơn giản, dễ làm, dễ đánh giá và có mối quan hệ với nhau, tránh tình trạng các sử dụng các tiêu thức đánh giá cùng một đối tượng lại cho các kết quả rủi ro thuế khác nhau. Ví dụ như tiêu thức đánh giá các loại thuế trực thu cần tập trung vào thu nhập chịu thuế, ngành nghề

kinh doanh; tiêu thức đánh giá các loại thuế gián thu cần tập trung vào doanh thu, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, từ đó giúp cho việc đánh giá rủi ro, lựa chọn đúng đối tượng để thực hiện kiểm tra thuế.

Phải có sự phân chia các tiêu thức đánh giá rủi ro thành các tiêu thức động và tiêu thức tĩnh rõ ràng, trên cơ sở đó, áp dụng trọng số đối với từng nhóm tiêu thức cụ thể để đảm bảo sự công bằng đối với từng lĩnh vực, từng khu vực sản xuất kinh doanh khác nhau.

Các tiêu thức cần được xây dựng và hoàn thiện theo hướng đơn giản, dễ đánh giá và có mối quan hệ với nhau. Nếu các tiêu thức đánh giá trên chỉ được xem xét đơn lẻ thì khó có thể đưa ra nhận định đúng đắn, vì vậy, cán bộ kiểm tra cần sử dụng kết hợp các tiêu thức với nhau, qua đó nhận định rủi ro thuế được chính xác hơn.

- Xây dựng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kỹ thuật quản lý rủi ro.

Cần xây dựng phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác kiểm tra mới đáp ứng các khâu: từ khâu thu thập cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, chuyển đổi dữ liệu để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro phục vụ việc lựa chọn lựa chọn đối tượng và lập kế hoạch kiểm tra. Cụ thể phần mềm này phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Hỗ trợ phân tích, nhận dạng rủi ro (phân tích ngang, dọc, tỷ suất...); + Hỗ trợ chuyển đổi, xử lý dữ liệu đầu vào;

Trên cơ sở phần mềm được xây dựng, từ các dữ liệu thông tin người nộp thuế, phần mềm sẽ tự tính tốn ra được các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thuế đối với từng người nộp thuế, điều đó giúp cán bộ kiểm tra tiết kiệm được thời gian, công sức và lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra. Mặt khác, nhờ có phần mềm, cơng việc kiểm tra sẽ có trọng tâm hơn, tập trung hơn vào những vấn đề rủi ro, trọng yếu.

Phương án 2 có thể khơng xây dựng phần mềm mới nhưng hoàn thiện lại phần mềm hỗ trợ kiểm tra hiện có nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu như đã nêu ở trên.

- Xây dựng các mơ hình phân tích theo ngành và theo sắc thuế.

Cục thuế hướng dẫn, Chi cục thuế cần xây dựng các tiêu thức đánh giá rủi ro phù hợp với tình hình quản lý thuế trên địa bàn mình. Tuỳ theo các hình thức gian lận thuế của từng ngành nghề ở từng sắc thuế cụ thể mà qua đó xây dựng tiêu thức đánh giá rủi ro cho phù hợp và sát với thực tế của người nộp thuế.

- Xây dựng sổ tay về phương pháp phân tích trong kiểm tra thuế nhằm hoàn

thiện, nâng cao phương pháp phân tích rủi ro.

Xây dựng sổ tay về phương pháp phân tích trong kiểm tra thuế để các cán bộ kiểm tra nghiên cứu và thực hiện. Nội dung sổ tay cần nêu rõ:

Việc phân tích cần được thực hiện riêng cho từng nội dung cần làm rõ trước khi kiểm tra tại doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi phân tích doanh thu cần tập trung so sánh doanh thu qua các tháng liền kề hoặc các tháng cùng kỳ năm trước, rà soát các khoản thu tiền trong kỳ, phân tích nợ phải thu, ước tính doanh thu từ sản lượng và giá bán, ước tính doanh thu từ sản lượng sản xuất và hàng tồn kho, ước tính doanh thu từ các chi phí sản xuất và tiêu thụ liên quan.

Ngồi ra, để phân tích về một người nộp thuế, việc so sánh, đối chiếu chéo tài liệu là rất cần thiết. Qua phân tích, cán bộ kiểm tra có thể phát hiện các sai lệch, mâu thuẫn của doanh nghiệp trong việc kê khai, tính và nộp thuế. Việc so sánh, đối chiếu cần được thực hiện cụ thể với từng sắc thuế, ví dụ, khi kiểm tra hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, cán bộ kiểm tra cần so sánh đối chiếu số liệu trên tờ khai thuế với số liệu trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra; Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và các bảng kê khác để phát hiện sự mâu thuẫn giữa các số liệu...

3.2.2. Nhóm các giải pháp về chun mơn- nghiệp vụ

3.2.2.1. Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ

Như đã phân tích ở trên một trong những nguyên nhân làm hạn chế cơng tác kiểm tra đó là trình độ chun mơn, nghiệp vụ của nhiều cán bộ kiểm tra cịn hạn chế. Để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tính tuân thủ pháp luật của cán bộ thuế, từ cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn. Để đào tạo cần phối hợp đào tạo chung cho toàn ngành sẽ hiệu quả hơn (số lượng cán bộ kiểm tra

của Chi cục thuế là 17 cán bộ, còn số lượng cán bộ kiểm tra toàn ngành là 80 cán bộ). Các kỹ năng cần đào tạo đó là kỹ kiểm tra về thuế Giá trị gia tăng, thuế thu

nhập doanh nghiệp, đặc biệt là phương pháp đọc và kiểm tra báo cáo tài chính để từ đó phát hiện ra mâu thuẫn truy thu các khoản thuế trốn lậu. Trong công tác đào tạo cần quan tâm đến việc đào tạo, học tập tại chỗ nghĩa là các cán bộ trong mỗi phòng tự bổ sung khiếm khuyết cho nhau đồng chí cán bộ có trình độ chun mơn sâu thì truyền đạt hướng dẫn cho đồng chí có chun mơn yếu hơn.

- Đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong cơng tác kiểm tra nhằm nâng cao trình độ kỹ năng cho cán bộ bằng cách mạnh dạn giao nhiệm vụ tổng hợp, dự thảo biên bản kiểm tra cho lần lượt từng cán bộ. Qua việc tổng hợp kỹ năng, chuyên môn của cán bộ sẽ được nâng lên do phải nghiên cứu đối chiếu số liệu thực tế với chính sách hiện hành.

- Thường xuyên tổ chức các đợt học tập về các chính sách pháp luật về thuế, về kế toán. Thực hiện việc thi nghiệp vụ hàng năm, lấy kết quả thi làm căn cứ xem xét đánh giá cán bộ để động viên, Khuyến khích cán bộ tích cực tham gia nghiên cứu học tập, cập nhật các chính sách mới để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.

3.2.2.2. Ban hành cơ chế phối hợp giữa bộ phận kiểm tra thuế với các bộ phận khác trong cơ quan thuế

Hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của bộ phận kiểm tra cần sự phối hợp của nhiều bộ phận có liên quan nhằm xác định tính chính xác của số liệu lưu trữ và thông tin về người nộp thuế, đó là các bộ phận quản lý kê khai thuế, bộ phận kế toán thuế, bộ phận tổng hợp và xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Thiếu sự phối hợp tốt của các bộ phận này, hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế sẽ kém hiệu quả. Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế cũng đòi hỏi sự phối hợp của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế như: Bộ phận hành chính, bộ phận kê khai và kế tốn thuế...

Trong khi đó, như đã phân tích ở phần trước của luận văn, một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng của công tác kiểm tra thuế ở Chi cục thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô là sự phối hợp chưa tốt giữa bộ phận kiểm tra với các bộ phận chức năng khác của Cục thuế cịn tình trạng có nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng không nộp hồ sơ khai thuế, doanh nghiệp nghỉ bỏ kinh doanh không được kiểm tra xử lý kịp thời. Để khắc phục tình trạng này, Chi cục thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần ban hành công văn với nội dung chủ yếu sau:

- Yêu cầu các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế tuân thủ các quy trình quản lý thuế do Tổng cục Thuế ban hành.

- Quy định cụ thể mối quan hệ giữa các phòng, thời hạn xử lý đối với các doanh nghiệp mới thành thành lập, doanh nghiệp ngừng nghỉ không kê khai thuế.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để giám sát thực hiện cơ chế.

Đồng thời với việc ban hành công văn chỉ đạo, cần kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận

Một phần của tài liệu Kiểm tra thuế tại địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 88 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)