Quản lý chi tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 27 - 33)

Bảng 2.9 : Kết quả thực hiện dự toán chi giai đoạn 2018 – 2020

1.2. Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ngàn hy tế

1.2.2. Quản lý chi tiêu

Các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế trong hoạt động chi tiêu tài chính tổ chức sử dụng các nguồn tài chính một cách hiệu quả, từ nguồn ngân

sách Nhà nước cấp, các nguồn thu sự nghiệp được quản lý, sử dụng qua công tác dự toán và định mức chi của quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện theo tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính Phủ.

* Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp ngành y tế bao gồm:

1.2.2.1. Chi thường xuyên, bao gồm:

- Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao bao gồm:

+ Chi cho con người: Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định…

+ Chi quản lý hành chính, chi khác: bao gồm các khoản chi phục vụ cơng tác quản lý hành chính của Viện như; tiền điện, tiền nước, tiền văn phòng phẩm, dịch vụ vệ sinh môi trường, điện thoại, internet, cơng tác phí, th mướn, chị hội nghị, chi đoàn ra, chi đoàn vào…

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: Các khoản chi phục vụ trực tiếp cho hoạt động chuyên môn của đơn vị như: chi mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chun mơn, chi mua vật tư, hóa chất sinh phẩm, đồng phục, bảo hộ lao động…

+ Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên tài sản: Khoản kinh phí này được sử dụng để mua sắm, trang thiết bị thêm hoặc phục hồi lại giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã bị xuống cấp.

+ Chi khác: chi tiếp khách, mua bảo hiểm phương tiện

1.2.2.2. Chi không thường xuyên, bao gồm:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ di Nhà nước đặt hàng;

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi; - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định; - Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết; - Các khoản chi khác theo quy định.

1.2.2.4. Các hoạt động chi khác: Các đơn vị sự nghiệp cơng lập ngồi hoạt động chính là huy động nguồn và tổ chức chi tiêu tài chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn có các hoạt động bảo hiểm, dự phòng. Đây là hoạt động mang tính đảm bảo về mặt tài chính trước những rủi do, bất trắc có thể xẩy ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị cũng như đến đời sống của người lao động. Theo quy định của Nhà nước, trong ĐVSNCL sẽ phát sinh các khoản bảo hiểm chủ yếu sau: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cơng trình xây dựng. Bên cạnh đó quỹ dự phịng ổn định thu nhập cũng được lập để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong đơn vị.

* Yêu cầu đối với quản lý các khoản chi

- Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm là nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính. Nguồn lực ln có giới hạn nhưng nhu cầu khơng có giới hạn. Do vậy trong q trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm phải tính toán sao cho các chi phí thấp nhất, kết quả cao nhất.

- Các hoạt động của ĐVSNCL ngành y tế diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi của ĐVSNCL luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nền cần phải tiết kiệm, thực hiện hiệu quả trong quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Để đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp công lập cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự tốn, xây dựng định mức, thường xun phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chi tiêu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lý chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thiết lập các định mức chi: Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện kiểm soát chi của các ĐVSNCL. Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học. Từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học. Các định mức chi phải đảm bảo phù hợp với các loại hình hoạt động của đơn vị

- Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc theo nhóm mục chi sao cho tổng số chi có hạn nhưng khối lượng cơng việc vẫn hồn thành và đạt chất lượng cao. Để đạt được điều này phải có phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu cho cả quá trình lập dự tốn, phân bổ và sử dụng kinh phí.

Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm sốt chi của các cơ quan có thẩm quyền.

* Quy trình quản lý chi tiêu của đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế

Đơn vị sự nghiệp cơng lập có nhiều nhiệm vụ chi với những cơ chế quản lý khác nhau cho nên nội dung quản lý chi cũng rất phức tạp. Quản lý chi của các ĐVSNCL ngành y tế trước tiên phải dựa trên việc phân loại các nhiệm vụ chi một cách chặt chẽ khoa học. Trên cơ sở đó đơn vị xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi, phương án phân bổ thu nhập tăng thêm, mức trích lập và sử dụng cụ thể các quỹ, quy trình thanh quyết tốn, cấp phát các nguồn kinh phí theo quy định của Nhà nước.

Quy trình chi gồm: Lập, giao dự toán chi, thực hiện dự toán chi, quyết toán thu chi và báo cáo quyết toán

Lập và giao dự toán chi: Bao gồm cả lập và giao dự toán của ĐVSNCL,

đồng thời của cả cơ quan quản lý cấp trên.

Lập dự toán của đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị lập dự toán chi tiết cho từng nhiệm vụ chi thường xuyên và không thường xuyên theo quy định hiện hành của Nhà nước. Dự toán chi đơn vị lập phải có thuyết minh cơ sở tính toán chi tiết cho từng nội dung.

Lập dự toán và giao dự toán của cơ quan quản lý cấp trên phải được phân biệt đối với các loại hình chi thường xuyên và chi không thường xuyên.

Đối với chi thường xun: Giao dự tốn chi từ số thu phí, lệ phí được để lại đơn vị sử dụng đối với từng loại; giao dự toán chi thường xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp.

Đối với dự toán chi không thường xuyên: Cơ quan chủ quản giao theo quy định hiện hành

Dự tốn chi của đơn vị sự nghiệp cơng lập ngành y tế được lập cùng với dự toán thu và phải dựa vào các căn cứ lập, trình tự xét duyệt, phân bổ như đối với dự toán thu.

Thực hiện dự toán chi: Thực hiện chỉ tiêu tài chính của ĐVSNCL ngành

y tế phải đảm bảo mọi khoản chi đều được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, cơng khai, minh bạch trên cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng, cụ thể là:

Đảm bảo chi tiêu theo kế hoạch được duyệt, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; được thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền quyết định chi và có đầy đủ chứng từ theo quy định.

Việc chi tiêu tài chính phải tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với một số nội dung như: tiêu chuẩn định mức xe ô tô, nhà làm việc, điện thoại công vụ, cơng tác phí nước ngoài, tiếp đoàn vào, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, nghiên cứu khoa học, thực hiện tinh giảm biên chế, sử dụng vốn đối ứng, vốn viện trợ, xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, nhiệm vụ đột xuất.

Đối với các nội dung chi thường xuyên, ĐVSNCL ngành y tế xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ với chế độ tiêu chuẩn, định mức và mức chi thống nhất, đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và tăng cường cơng tác quản lý; mức chi quy định trong quy chế không vượt quá mức chi do Nhà nước quy định (đối với đơn vị do Nhà nước đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động), hoặc có thể cao hơn hay thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định (đối với đơn vị tự đảm bảo hoặc đảm bảo một phần chi hoạt động). Quy chế chi tiêu nội bộ chính

là căn cứ để Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi, các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính thực hiện thanh tra, kiểm toán theo quy định.

Khi thực hiện tự chủ, các đơn vị được quyền sử dụng nguồn kinh phí có được do tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giảm biên chế để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: Đơn vị tự đảm bảo chi hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập tăng thu thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ sau khi đã trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước; đơn vị tự đảm bảo một phần chi hoạt động được quyết định tổng thu nhập tăng thêm trong năm tối đa không quá hai lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định. Việc chi trả thu nhập tăng thêm đơn vị thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và đảm bảo nguyên tắc người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn.

Việc trích lập và sử dụng các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng các đơn vị thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán, thống kê, quản lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo toàn bộ mọi nguồn thu, khoản chi phí phải được theo dõi đầy đủ và kịp thời trên sổ sách kế tốn, thực hiện chế độ thơng tin, báo cáo theo quy định.

Quyết toán thu chi và báo cáo quyết toán: Quyết toán thu chi là công

việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính. Đây là q trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự tốn trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự tốn từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết tốn thu chi, các đơn vị phải hoàn tất các hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách. Các đơn vị phải thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo quyết toán mọi khoản thu, chi theo đúng chế độ kế tốn áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành. Báo cáo quyết toán phải bảo đảm tính chính xác, trung thực và đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước. Báo cáo quyết tốn ngân sách của đơn vị dự tốn khơng

được quyết toán chi lớn hơn thu và phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước về tình hình dự tốn kinh phí ngân sách được giao và sử dụng.

Thời hạn, nộp báo cáo quyết toán gửi cơ quan quản lý cấp trên, các ĐVSNCL ngành y tế thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

* Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Để chủ động sử dụng các nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn lực tài chính đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi.

Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, cơng khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức cơng đồn đơn vị.

Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện, gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)