Đối với Bộ Tài Chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 98 - 105)

Bảng 2.9 : Kết quả thực hiện dự toán chi giai đoạn 2018 – 2020

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Bộ Tài Chính

Với mục tiêu xây dựng hệ thống y tế Việt Nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm đến sự phát triển và hoạt động của ngành y tế nói chung và hoạt động của các Viện thuộc y tế dự phịng nói riêng.

Nhà nước và các cơ quan quản lý cần phải tiếp tục xây dựng để hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về y tế, đặc biệt là cơ chế tài chính và cơ chế QLTC của các Viện thuộc hệ y tế dự phịng, loại hình đơn vị sự nghiệp cơng lập ngành y tế để phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Việc phân bổ tài chính cho y tế dự phòng hiện nay đang có nhiều vướng mắc. Việc tính tốn tách bạch rành mạch các khoản chi cho y tế dự phòng bao gồm nhiều hoạt động, nguồn chi và mục chi khác nhau. Hiện nay, kinh phí cho y tế dự phịng thơng qua nhiều dịng kinh phí như hỗ trợ trực tiếp cho cơ sở y tế hoặc hỗ trợ thơng qua chương trình mục tiêu y tế quốc gia, dự án… Chính vì vậy, để xác định được kinh phí được cấp cho y tế dự phòng đã đủ hay chưa.

Việc giao quyền tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho các đơn vị dự phịng có nhiều vấn đề bất hợp lý và chưa thực sự mang lại hiệu quả. Các đơn vị thuộc khối y tế dự phịng có những nét đặc thù riêng như các hoạt động mang tính chất phục vụ cộng đồng và phòng chống dịch bệnh là chủ yếu; nguồn thu trực tiếp từ người dân do dịch vụ y tế dự phòng mang lại tương đối hạn hẹp. Chính vì vậy, khi áp dụng Nghị định 43 vào các đơn vị khối y tế dự phòng sẽ dẫn đến nghich lý là “đơn vị nào hoạt động càng tích cực thì khoản kinh phí tiết kiệm được sẽ càng ít”. Hầu như đơn vị nào cũng đều có ý thức trong việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên như điện, nước, xăng xe… Tuy nhiên tiết kiệm xăng xe thì việc đó cũng gần như là phải giảm hoạt động đi cộng đồng, từ đó dẫn đến các hoạt động chuyên môn không được thực hiện đầy đủ, làm giảm hiệu quả hoạt động.

Cần thiết phải hoàn thiện các văn bản pháp lý cho phù hợp và đồng bộ đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ nói riêng và tài chính nói chung tại các ĐNSNCL ngành y tế. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với việc thực hiện tự chủ tại các Viện y tế dự phịng thơng qua việc nghiên cứu ban hành các tiêu chí, điều kiện thực hiện tự chủ cho các Viện.

Cần có chính sách, chế độ quản lý tài chính chi tiết, ổn định thống nhất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành y tế nói chung và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên nói riêng

Cần sớm hoàn thiện căn cứ, hệ thống định mức, phương pháp thực hiện phân bổ Ngân sách Nhà nước đảm bảo công bằng, khoa học và sát thực tế. Việc

phân bổ ngân sách Nhà nước cần có sự quan tâm thỏa đáng đến tình hình, đặc điểm và quy mơ hoạt động của Viện.

Giao quyền tự chủ cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, đồng thời giao quyền tự chủ lớn hơn trong quản lý tài chính thì cũng cần giao quyền tự chủ về lao động, biên chế.

Nhà nước và các cơ quan quản lý cần nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hệ thống định mực tiêu chuẩn, xây dựng định mức chi phí hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước cũng như quy mô phát triển của ngành.

Cần nghiên cứu cải tiến để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, thiết thực và thống nhất của các biểu mẫu chứng từ, sổ kế tốn, báo cáo tài chính phù hợp với điều kiện phát triển của công nghệ thông tin hiện nay.

Hồn thiện cơng tác đánh giá và kiểm toán đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong ngành y tế. Hiện nay công tác thanh tra, kiểm toán mới giới hạn trong lĩnh vực kiểm tra sự trung thực của hoạt động tài chính trong đơn vị. Kiểm tốn nên phát huy đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực bằng cách liên hệ các hoạt động tài chính với các mục tiêu chính sách (hiệu quả) và sử dụng nguồn lực (tần suất) của đơn vị đề ra, để việc sử dụng các kết quả đánh giá khơng chỉ mang tính khắc phục, điều chỉnh mà cịn mang tính phát triển tích cực, dự báo và định hướng.

Nhà nước và các cơ quan hữu quan nên nghiên cứu hợp nhất các hệ thống kế toán Nhà nước hiện hành theo hướng phù hợp với chuẩn mực kế toán của công ước quốc tế và các hệ thống kế toán khác của Việt Nam.

3.3.2. Đối với Bộ Y tế

Việc phân bổ tài chính cho y tế dự phịng hiện nay cịn nhiều vướng mắc. Việc tính tốn tách bạch, rành mạch các khoản chi cho y tế dự phịng rất khó khăn do y tế dự phòng bao gồm nhiều hoạt động, nguồn chi và mục chi khác. Vì vậy, kiến nghị Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn cụ thể liên quan đến lĩnh vực này.

Bộ Y tế sớm hoàn thiện Đề án xây dựng thể chế về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập, trong đó có Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao

hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức, thực hiện nhiệm vụ và tài chính. Trước mắt thực hiện thí điểm đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp cơng lập có khả năng xã hội hóa cao, tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động như bệnh viện lớn.

Bộ Y tế cần nghiên cứu đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho từng loại hình đơn vị sự nghiệp. Trong đó chú trọng tới cơ chế tài chính đặc thù cho một số đơn vị có nguồn thu lớn. Các đề xuất cơ chế chính sách nên hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sự nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ, viên chức và người lao động.

Bộ Y tế tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, củng cố lề lối tác phong làm việc, xem xét áp dụng cơ chế một cửa ở một số Cục, Vụ trong Bộ, kết hợp với phân cấp, ủy quyền và giao trách nhiệm cụ thể để nâng cao tính chủ động của thủ trương đơn vị. Đặc biệt, ở các khâu như phê duyệt quyết toán mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định…

Kết luận chương 3

Toàn bộ chương 3 luận văn đã làm rõ các nội dung cơ bản, đó là:

- Định hướng quản lý tài chính tại Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên trong thời gian tới.

- Trên cơ sở khoa, thực tiễn và định hướng quản lý, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLTC tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên

- Luận văn cũng kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Y tế một số vấn đề nâng cao hiệu quả công tác QLTC tại Viện.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, việc hồn thiện cơng tác quản lý tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng để góp phần mang lại một hệ thống hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển đối với các tổ chức, chủ thể kinh tế. Trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, các quan hệ kinh tế đang phát triển một cách mạnh mẽ cả về quy mơ lẫn tính chất, sự tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu, rộng đối với nền kinh tế thế giới đòi hỏi các nhà quản lý cần phải làm chủ được các quan hệ kinh tế của mình, vận dụng theo đúng mục đích và định hướng của Đảng, Nhà nước. Nhà nước đã và đang tiếp tục đổi mới cơ chế và hồn thiện các chính sách về cải cách hành chính đối với các cơ quan đơn vị của Nhà nước. Một trong những chính sách cải cách đó là việc chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế trong đó có hệ thống các Viện thuộc hệ y dự phòng đang hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính để cung cấp các dịch vụ cơng ích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ được cung cấp.

Để góp phần hồn thiện quản lý tài chính tại Viện Vệ sinh Dịch Tễ Tây Nguyên, Luận văn với đề tài “Quản lý tài chính tại Viện Vệ sinh Dịch Tễ Tây Nguyên” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu và phân tích. Đề tài đã tập trung giải quyết được các vấn đề sau:

- Đưa ra và làm rõ cơ sở khoa học về ĐVSNCL ngành y tế, những khái niệm, đặc điểm vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị, những kinh nghiệm quản lý tài chính và bài học rút ra đối với Viện.

- Đi sâu nghiên cứu, thực trạng quản lý tài chính tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên nơi tác giả công tác. Luận văn đã nêu được những kết quả đạt được chỉ ra những hạn chế trong quản lý tài chính.

- Trên cơ sở thực trạng, đánh giá nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý tài chính và định hướng phát triển của Viện Vệ sinh Dịch Tễ Tây nguyên giai đoạn 2016 - 2020, tác giả đưa ra đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại Viện và đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng song tác giả chưa thể đi sâu phân tích mọi khía cạnh trong quản lý tài chính tại Viện. Tác giả hy vọng những vấn đề được nêu trong luận văn sẽ góp phần hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại các ĐVSNCL ngành y tế nói chung và Viện Vệ sinh Dịch Tễ Tây Nguyên nói riêng.

Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng và trình độ có hạn, do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả luận văn thực sự mong muốn nhận được, những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn từ Hội đồng khoa học, các thầy cô giáo, và các bạn đồng nghiệp để luận văn có ý nghĩa thiết thực hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp, Nxb.

Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2006), thơng tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 về hưỡng

dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006.

4. Bộ Tài chính (2007), thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 29/04/2007 sửa đổi

bổ sung Thơng tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006.

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Bộ Tài chính (2014), Thơng tư số 09/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 26/02/52014 Thông tư liên tịch quy định nơi dung nhiệm vụ chi cho y tế dự phịng.

7. Chính phủ (2004), Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế đọ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

9. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Bộ Tài chính (2013), Thơng tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí an tồn vệ sinh thực phẩm.

11. Bộ Tài chính (2012), Thơng tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy

định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc nhà nước.

12. Bộ Y tế (2018), Quyết định số 589/QĐ-BYT ngày 23/01/2018 củ Bộ Y tế

sinh Dịch Tễ Tây Nguyên thời gian giao tự chủ từ niên độ NSNN năm 2018 cho đến khi Nghị định quy định chế độ tự chủ trong lĩnh vực y tế được ban hành và có hiệu lực thi hành.

13. Trần Thị Quỳnh Anh (2019), “Quản lý tài chính tại bệnh viện Hữu Nghị

Việt Nam – CuBa Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sỹ Tài chính –

Ngân Hàng, Học Viện Hành Chính Quốc Gia.

14. Trần Mạnh Hà (2014), “Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp”

Tạp chí tài chính.

15. Phùng Thị Hồng Hạnh (2020), “Quản lý tài chính tại Bệnh Viện đa khoa

Đơng Anh, TP. Hà Nôi”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trường đại học kinh tế,

Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình quản lý tài chính cơng, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

17. Trương Lê Thảo Tâm (2017), Quản lý tài chính tại Bệnh viện Trung Ương Huế; Luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Học viện Hành chính QG.

18. Nguyễn Thị Thu Thủy, Hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập tự chủ tài chính; Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 6/2021 ngày 4/7/2021.

19. Trường đại học kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình Tài chính – tiền tệ, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. Vũ Ngọc Uẩn (2020), “Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Bệnh

Viện Nội Tiết Trung Ương”, Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế, Học Viện Khoa Học

Xã Hội, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.

21. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Báo cáo tổng kết năm 2018 – 2020. 22. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Báo cáo quyết tốn tài chính năm 2018-2020.

23. Website Bộ Tài chính://www.mof.gov.vn 22. Website Bộ Y tế: //www.moh.gov.vn

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)