Hệ thống văn bản pháp luật về di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Thực thi pháp luật về di sản văn hóa

1.2.3. Hệ thống văn bản pháp luật về di sản văn hóa

Văn bản pháp lý đầu tiên về DSVH chính là Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945 về bảo tồn cổ tích trên tồn cõi Việt Nam. Sắc lệnh số 65/SL tuy ngắn gọn, súc tích, ra đời đến nay đã 76 năm nhưng phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn DSVH, cho đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH của đất nước.

Các bản Hiến pháp của Việt Nam ra đời vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi bổ sung vào năm 2001) và 2013 cơ bản đều có quy định về việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó, Hiến pháp càng về sau càng có sự chú trọng, quan tâm, nhấn mạnh hơn đến các công tác bảo tồn DSVH dân tộc. Công cuộc đổi mới đất nước từ sau Đại hội Đảng năm 1986 được xem là bước ngoặt trọng đại trong sự nghiệp phát triển đất nước, bên cạnh thay đổi sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế, cả nước chuyển mình theo nền phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những chuyển biến tích cực về kinh tế đã làm cho đời sống văn hóa, xã hội, chính trị đất nước cũng từng bước thay đổi. Theo đó, nhiều chủ trương, định hướng, chính sách mới của Đảng, Nhà nước đã được cụ thể trong Hiến pháp có tác động sâu sắc đến quá trình bảo tồn, giữ gìn, phát huy DSVH.

Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN7 ngày 31/3/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được công bố theo Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Đây là Pháp lệnh đầu tiên quy định đối với di tích lịch sử - văn hóa và DLTC. Những nội dung cơ bản của Pháp lệnh đã khẳng định vai trị, tầm quan trọng của DSVH trong đời sống kính tế xã hội của đất nước.

17

công tác quản lý phù hợp với yêu cầu, giai đoạn phát triển mới của đất nước, ngày 29 tháng 6 năm 2001, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật Di sản Văn hóa. Luật Di sản Văn hóa cùng hệ thống pháp luật hiện hành về DSVH đã bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các chủ thể sáng tạo, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, trong đó có các di tích lịch sử, văn hóa và DLTC. Luật đã tạo điều kiện và cơ hội cho các hoạt động bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và DLTC ở nước ta ngày càng thu hút được sự tham gia tích cực của tồn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam, ngày 18 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm 2001. Luật đã tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều khoản có nội dung cịn chưa rõ, chưa chặt chẽ, chưa tương thích với các văn bản pháp luật khác của nước ta và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH đã góp phần bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm giúp cho mọi đối tượng trong xã hội đều có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về DSVH, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, đồng thời nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để phát huy có hiệu quả hơn nữa sự tham gia, đóng góp của Nhân dân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Cùng với Luật DSVH (năm 2001) và Luật DSVH sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2009), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị định, Quyết định nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật DSVH. Hiện

18

nay, hệ thống pháp luật về DSVH ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, bao gồm: 01 Luật, 01 Luật sửa đổi, bổ sung; 07 Nghị định của Chính phủ; 03 Quyết định và 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 17 Thông tư, 08 Quyết định, 03 Chỉ thị theo thẩm thẩm quyền; đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ để ban hành 02 Thơng tư liên tịch. Có thể khẳng định, DSVH cũng là lĩnh vực chuyên ngành có hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh sớm nhất trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Pháp luật là một trong những công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện công tác quản lý, hệ thống pháp luật về DSVH ở nước ta thời gian qua đã từng bước được hoàn thiện, triển khai đi vào cuộc sống, là cơ sở quan trọng để nâng cao nhận thức, hiểu biết cũng như ý thức pháp luật của xã hội và người dân về DSVH, góp phần tích cực vào q trình bảo tồn cũng như phát huy giá trị DSVH, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống pháp luật về DSVH cũng tồn tại những vấn đề đòi hỏi cần phải tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)