Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích

2.3.1. Những kết quả đạt được

Từ khi Luật DSVH năm 2001, Luật DSVH sửa đổi bổ sung năm 2009 được ban hành cùng với các văn bản hướng dẫn kèm theo, công tác thực thi các quy định của pháp luật về DSVH về cơ bản đã được các chủ thể triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, các quy định của pháp luật về DSVH đã được thực thi nghiêm túc, góp phần nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của DSVH trong đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH nói chung và hệ thống di tích văn hóa, DLTC đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh TT Huế.

Tỉnh TT Huế và chính quyền các cấp đã quan tâm ban hành các văn bản để triển khai việc thực thi các quy định của pháp luật về DSVH tại địa phương; thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật DSVH và các văn bản hướng dẫn liên quan; công tác tuyên truyền bằng cách sử dụng các thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu nhưng bao hàm đầy đủ nhất

52

các nội dung cần thiết và tổ chức các phong trào thi đua gắn với các di tích thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng đã truyền tải đến với quần chúng Nhân dân.

Việc phân cấp quản lý các di tích đã góp phần xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm quản lý di tích chính quyền địa phương, giải quyết một cách cơ bản giữa nhu cầu bảo tồn di sản văn hóa vật thể với sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài của các địa phương có di tích. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc định hướng, xây dựng kế hoạch và những giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích và danh thắng; đẩy mạnh q trình xã hội hóa, phát huy nguồn lực ở các địa phương; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, xâm lấn di tích.

Cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị đối với các di tích tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ. Việc tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử, cách mạng và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, cơng tác lập hồ sơ khoa học cơng nhận di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh được tiến hành thường xuyên. Trải qua quá trình tồn tại lâu dài trong điều kiện về thời tiết, khí hậu khắc nghiệt và chịu nhiều tác động của các yếu tố lịch sử nên hệ thống di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế cũng như nhiều cơng trình di tích khác ở TT Huế thường xuyên bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có nhiều cơng trình di tích rơi vào tình trạng bị xuống cấp, có trường hợp bị đổ nát hồn tồn chỉ cịn lại dấu tích của một địa điểm. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của các cấp, Bộ, Ngành ở Trung ương và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tỉnh TT Huế đã tổ chức thực hiện việc đầu tư tu bổ, tôn tạo, phục hồi hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh một cách có hiệu quả. Tổng mức vốn đầu tư hàng năm cho hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích liên tục được tăng lên theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn, đồng thời ưu tiên tập trung cho các di tích

53

cấp quốc gia đặc biệt và di tích lịch sử cách mạng. Từ thực tiễn của công tác trùng tu, chống xuống cấp các di tích, đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu và phong phú để có thể bảo tồn những giá trị di sản văn hóa gắn với di tích. Các loại hình DSVH phi vật thể gắn các di tích cũng đã có sự kiểm kê, nghiên cứu, đánh giá tạo cơ sở cho việc bảo tồn, phục dựng và phát huy tổng thể những giá trị di tích. Cơng tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các hoạt động lễ hội diễn ra tại địa điểm di tích hoặc gắn liền với di tích đã được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương thực hiện tốt nên rất ít xảy ra trường hợp vi phạm.

Hiệu quả công tác QLNN về DSVH ngày càng được nâng lên, nhiều quy định ban hành đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn như về phân cấp quản lý di tích; quy chế xây dựng trong khu vực có khả năng làm ảnh hưởng, thay đổi môi trưởng và cảnh quan xung quanh của di tích...

Những kết quả đạt được của việc thực thi pháp luật về DSVH ở Thừa Thiên Huế trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân, trong đó cần khẳng định quan điểm, chủ trương, nhận thức đúng đắn của Đảng về vai trò của DSVH trong đởi sống xã hội. Đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền đối với việc thực thi pháp luật về DSVH, sự quan tâm này thể hiện trong việc xây dựng, ban hành các quy định, kế hoạch triển khai thi hành Luật DSVH, củng cố, kiện toàn tổ chức quản lý về di sản, bố trí kinh phí đảm bảo triển khai cơng tác thi hành pháp luật… Đây là nguyên nhân mang tính chỉ đạo xun suốt trong q trình thực thi pháp luật về DSVH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các quy phạm của Luật DSVH và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện đã được ban hành đảm bảo nội dung, sát với thực tiễn hoạt động quản lý DSVH nên quá trình triển khai thi hành, đưa các nội dung quy định của pháp luật vào đời sống được thuận lợi và mang tính khả thi. Các cơ quan QLNN đã thực hiện khác tốt chức năng tham mưu, chủ động tổ chức thực thi những quy

54

định của pháp luật về DSVH, bên cạnh đó là sự phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan liên quan, các tổ chức đồn thể trong việc đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về DSVH.

Sự ổn định và phát triển của tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một nguyên nhân góp phần tác động đến hiệu quả của việc thực thi pháp luật về DSVH, kinh tế xã hội phát triển, đời sống của Nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần nên sự tham gia, đóng góp và hỗ trợ của Nhân dân đối với sự nghiệp DSVH được biểu hiện sinh động hơn, hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào việc thực hiện pháp luật DSVH ở địa phương.

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 63)