7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với hoạt động phát huy giá trị
giá trị di tích
Là vùng đất có bề dày văn hóa, cùng với hệ thống di tích phong phú và đa dạng, TT Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác và phát huy các giá trị di tích để thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ. Hệ thống di tích đã được xếp hạng ngồi Quần thể DTCĐ Huế thời gian qua đã và đang được quan tâm đầu tư tôn tạo, làm thay đổi diện mạo, cảnh quan di tích, đây là tiền đề quan trọng để phát huy các giá trị di tích nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trên nền tảng của DSVH. Những năm qua, cơ quan QLNN về văn hóa, du lịch ở địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để thu hút người dân và khách du lịch đến tham quan tại các di tích như xây dựng các tour, tuyến tham quan, liên kết các hãng kinh doanh lữ hành tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch tại các di tích… Tuy nhiên, với đặc thù Huế là nơi đang sở hữu hai Di sản văn hóa Thế giới mà đặc biệt là Quần thể DTCĐ Huế nổi tiếng với những cơng trình kiến trúc và ý nghĩa lịch sử, khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế hầu hết chỉ biết đến Đại Nội và các lăng tẩm triều Nguyễn, rất ít người biết Huế cịn là nơi lưu giữ các di tích lịch sử cách mạng quan trọng khác, đặc biệt là các di tích gắn liền với thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế. Đây cũng chính là nguyên nhân khách quan tạo nên những khó khăn trong việc phát huy các giá trị di tích hiện nay. Mặt khác, cơng tác trưng bày tại các di tích cịn chậm đổi mới, chưa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, hiện vật trưng bày không phong phú, một số nơi rất đơn điệu, khơng có các hình thức trưng bày bổ trợ đi kèm, tình trạng về mơi trường ở một số điểm di tích khơng đảm bảo như đội ngũ thuyết minh viên, những người giới thiệu về di tích đang cịn hạn chế về kỹ năng mềm, chưa thu hút, tạo ấn tượng mạnh cho khách tham quan. Đây cũng chính là những rào cản lớn trong việc phát huy các giá trị di tích trong việc phát triển du lịch ở TT Huế.
48
Công tác phát huy giá trị DSVH còn thể hiện ở việc quản lý, tổ chức, khai thác các lễ hội gắn liền với di tích. Những năm qua, công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh TT Huế không ngừng được tăng cường và đạt kết quả tốt. Các hoạt động diễn ra trong lễ hội tại các địa điểm di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế nói chung hay gắn liền với các di tích thuộc Quần thể DTCĐ Huế đều đảm bảo truyền thống văn hóa dân tộc, văn minh, lành mạnh; khơng có biểu hiện thương mại hóa, hoặc mua thần bán thánh làm mất tính chất của lễ hội... Chính quyền các cấp thường xuyên tổ chức những đợt thanh tra, kiểm tra lễ hội diễn ra trong năm; quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trong lễ hội; chú trọng cơng tác đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong thời kỳ có nhiều dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt lực lượng chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, du lịch trong các lễ hội, ngăn chặn tình trạng ép giá, tăng giá, đảm bảo chất lượng dịch vụ trong dịp lễ hội trên địa bàn tỉnh.
Công tác phát huy giá trị, tôn tạo cảnh quan mơi trường tại các di tích ở Thừa Thiên Huế luôn được chú trọng và gắn liền với việc đẩy mạnh trao đổi hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học và phát triển nguồn nhân lực. Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động mà TT Huế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, công cuộc vận động quốc tế do UNESCO phát động đã đem lại cho hệ thống DSVH Huế nói chung những hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực và hiệu quả. Thơng qua việc hợp tác với UNESCO, các hình thức quảng bá, tun truyền khơng ngừng được đổi mới, mở rộng và đã giới thiệu đến với cơng chúng trong và ngồi nước tiếp cận, hiểu được giá trị nội dung, ý nghĩa gắn liền với các giá trị DSVH Huế … Trong những năm qua, nhiều dự án tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong công nghệ số để giúp nâng cao hiệu quả và độ chính xác của việc nghiên cứu, lưu trữ dữ liệu, bảo tồn và phát huy
49
giá trị di tích được sử dụng để tạo ra những trải nghiệm, quảng bá hình ảnh cho khách du lịch, các học giả và giới quan tâm, tận dụng khả năng của công nghệ trong việc làm giàu kiến thức của cộng đồng xã hội về lịch sử, văn hóa và giá trị kiến trúc của các di tích. DSVH Huế đang định hướng phát triển bền vững dựa vào người dân, cộng đồng xã hội tham gia trực tiếp vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trên cơ sở đảm bảo quyền lợi và cuộc sống của người dân. Thông qua chiến lược quảng bá về DSVH Huế, cơng tác đối ngoại văn hóa, thơng tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh DSVH Huế cũng được kết hợp, mối quan hệ, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực và kêu gọi đầu tư, tài trợ quốc tế cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Huế ngày càng được tăng cường và mở rộng.
Với đặc thù các di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế đa phần là các di tích lịch sử cách mạng, di tích lưu niệm danh nhân, trong đó đặc biệt là hệ thống di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh nên tỉnh TT Huế rất quan tâm đến việc phát huy tốt chức năng giáo dục truyền thống cho cán bộ, Nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh với quan điểm mỗi di tích là thiết chế văn hoá đặc thù, là trường học trực quan sinh động mang lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức cách mạng, phong cách lối sống cho thế hệ trẻ. Việc tuyên truyền, huy động các nguồn lực cùng tham vào cơng tác bảo vệ, gìn giữ phát huy giá trị di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế trên địa bàn được quan tâm thực hiện, mà điển hình là triển khai sâu rộng việc thực hiện phong trào thi đua trường học thân thiện, học sinh tích cực. Sở VH&TT đã lập danh mục hệ thống di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh, các di tích đưa vào danh mục cần được bảo vệ trên địa bàn tỉnh và hệ thống di tích lịch sử văn hóa, DLTC đã được kiểm kê, phân loại theo từng địa bàn để bàn giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo. Qua
50
danh mục di tích trên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh giới thiệu cho các trường học trên địa bàn đăng ký chăm sóc, bảo vệ. Sau khi các trường học đăng ký chăm sóc di tích lịch sử văn hóa, DLTC... Sở VH&TT hướng dẫn cho các trường học thực hiện những hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tùy theo khả năng của từng trường học. Đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc thi để tìm hiểu về các di tích trên địa bàn tỉnh như: Vẽ tranh về di tích lịch sử văn hóa cho khối học sinh tiểu học, Rung Chuông vàng cho các trường PTTH và THCS với nội dung tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa, DLTC trên địa bàn tỉnh...
Bảng 2.4. Bảng số liệu các trƣờng học nhận chăm sóc di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Stt Cấp học Số lƣợng đăng ký Đạt tỷ lệ
1. Tiểu học 238 trường 100 %
2. Trung học Cơ sở 112 trường 100 %
3. Trung học Phổ thông 39 trường 100 %
4. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên 10 trường 100 %
[Nguồn: Phịng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế].
Cơng tác khảo cổ tại các di tích đã được địa phương chú trọng triển khai thực hiện, Bảo tàng Lịch sử tỉnh ã phối hợp với Viện Khảo cổ học, các trường đại học, đơn vị, tổ chức liên quan tiến hành nhiều hoạt động thám sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm hoặc liên quan mật thiết với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế và đã có nhiều phát hiện quan trọng. Đáng chú ý là phát hiện về hệ thống các di tích văn hóa Sa Huỳnh, trong đó nổi bật là 02 khu vực Cồn Ràng và Cồn Dài (thị xã Hương Trà) đã minh chứng cho sự hiện diện của Văn hóa Sa Huỳnh
51
có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 - 2000 năm trên đất Thừa Thiên Huế. Đây là những khu mộ táng có quy mơ và số lượng di tích mộ, di vật lớn nhất trong văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện đến hiện nay. Cùng trong hệ thống các di tích Văn hóa Sa Huỳnh, xung quanh di tích Cồn Ràng cịn có một số các di tích khác như: Cửa Thiền, Cồn Dài, Phú Ốc, Bàu Đưng; phát hiện trống đồng Phong Mỹ (huyện Phong Điền), các rìu bơn đá thời sơ sử tại huyện A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc... Phát hiện về các di tích, cơng trình lịch sử văn hóa Chămpa: Thành Hóa Châu (huyện Quảng Điền) và Thành Lồi (thành phố Huế), đây là minh chứng cho một trung tâm quân sự, hành chính, kinh tế của xứ Thuận Hóa và từng tồn tại qua nhiều thời kỳ lịch sử gắn liền với nền Văn hóa Chămpa.