7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với hoạt động bảo quản, tu bổ
tu bổ và phục hồi di tích
Thời gian qua, tỉnh TT Huế đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện, triển khai công tác trùng tu, chống xuống cấp cho nhiều cơng trình di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế. Nguồn kinh phí để bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế bao gồm từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (nguồn này chỉ áp dụng đối với những di tích xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt và hàng năm được bố trí từ 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng); ngân sách địa phương (căn cứ vào điều
41
kiện thực tế của nguồn ngân sách, UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã cũng đã cân đối và bố trí nguồn kinh phí nhất định để hỗ trợ cơng tác trùng tu di tích); nguồn xã hội hóa hợp pháp (huy động từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước).
Trong giai đoạn 2010 - 2015, từ các nguồn với tổng kinh phí khoảng 30 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa là gần 12,4 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa gần 9,9 tỷ đồng, nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương trên 7,7 tỷ đồng) tỉnh TT Huế đã tiến hành bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phục hồi cho tiến hành bảo tồn, tu bổ cho 33 cơng trình di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh nằm ngồi Quần thể di tích Cố đô Huế như: Chùa Thánh Dun; Nhà thờ tổ nghề Kim Hồn; Nhà thờ Ơng tổ nghề đúc đồng; Đình làng An Truyền; Khu lưu niệm, nhà thờ và nghĩa trang Phan Bội Châu; Đình Quy Lai; Đình làng Mỹ Lợi; Đình làng Hịa Phong; Đình làng Bàn Môn; Phủ thờ Tôn Thất Thuyết; Làng cổ Phước Tích; Phủ thờ Tơn Thất Thuyết; lăng mộ Diên Khánh Vương; Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh [28]… Giai đoạn từ 2016 - 2021 nguồn vốn để bảo quản, tu bổ, tơn tạo và phục hồi di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế được bố trí lồng ghép từ Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa; ngân sách địa phương; nguồn xã hội hóa hợp pháp (huy động từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước).
Trong giai đoạn 2011 - 2021, với tổng kinh phí khoảng 49 tỷ 870 triệu đồng (Ngân sách Trung ương là 17 tỷ 800 triệu đồng; ngân sách địa phương là 21 tỷ 881 triệu đồng; xã hội hóa là 10 tỷ 189 triệu đồng) đã tiến hành tu bổ, tơn tạo 38 cơng trình di tích tại các huyện, thị xã và thành phố Huế [60].
Công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi các di tích nằm ngoài Quần thể DTCĐ Huế dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước thì chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Vì vậy, chính quyền tỉnh TT Huế thường xuyên xúc tiến, làm việc với các tổ chức nước ngồi thơng qua các nguồn quỹ hỗ trợ để đầu tư thực hiện
42
nhiều dự án. Thời gian qua, địa phương đã không ngừng tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để thực hiện tốt cơng tác gìn giữ, tu bổ, tơn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế gắn liền với hệ thống di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế: Phối hợp với Đại học Waseda (Nhật Bản) trùng tu một số ngôi nhà rường tại khu vực Phú Mộng - Kim Long; Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc - KOICA tiến hành quy hoạch mở rộng đô thị Huế và vùng phụ cận nhằm giãn dân đến các khu vực ngoại ô; Hợp tác với tập đoàn Akitek Tenggara của Singapore xây dựng quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế một điểm đến di sản thế giới đến năm 2025; cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) triển khai các dự án: Hỗ trợ phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua du lịch di sản tại Làng cổ Phước Tích; xây dựng mơ hình phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng tại di tích Cầu ngói Thanh Tồn [38]...
Để tạo cơ sở khoa học, thực tiễn xem xét đưa vào kế hoạch ngân sách và chủ động bố trí, huy động các nguồn lực kịp thời chống xuống cấp cho hệ thống di tích này, từ năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiến hành khảo sát, xây dựng Đề án bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích đã được xếp hạng (nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Đến nay, Đề án đã được ban hành với tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư tu bổ, tơn tạo, bảo quản các di tích này đến năm 2030 khoảng 267,827 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 25,4 tỷ đồng; ngân sách tỉnh quản lý (nguồn vốn sự nghiệp và nguồn vốn đầu tư công trung hạn) là 186,137 tỷ đồng; ngân sách sự nghiệp cấp huyện, xã quản lý là 5,147 tỷ đồng; nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 51,143 tỷ đồng) [61].
Căn cứ vào quy định của Luật DSVH và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn triển khai, công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh
43
TT Huế đã được Sở VH&TT xây dựng thành hệ thống quy trình theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2015.
Trách nhiệm Trình tự cơng việc Thời gian
thực hiện CVPT phòng QLDSVH 01 ngày CVPT phòng QLDSVH Lãnh đạo và CVPT phòng QLDSVH 10 ngày Lãnh đạo Sở 01 ngày UBND tỉnh 01 ngày CVPT phòng DQLSVH 01 ngày
Sơ đồ 2.1. Quy trình giải quyết hồ sơ dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích di tích di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
[Nguồn: Phịng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế].
Kiểm tra Tiếp nhận hồ sơ
Thẩm định
44
Mơ tả quy trình :
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: CVPT của phòng Quản lý DSVH có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ do Văn phòng chuyển đến. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Đối với hồ sơ đề nghị bảo quản, tu bổ, tơn tạo và phục hồi di tích:
Tờ trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị bảo quản, tu bổ, tôn tạo
và phục hồi di tích.
Thuyết minh dự án tu bổ di tích bao gồm các nội dung sau: Căn cứ lập
dự án tu bổ di tích; Giới thiệu khái quát về di tích và giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học của di tích; Báo cáo khảo sát chi tiết về các vấn đề lịch sử, khảo cổ, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, q trình xây dựng, tu bổ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng di tích; đánh giá tình trạng kỹ thuật, tình hình quản lý, sử dụng di tích và các kết quả khảo sát theo quy định của Luật xây dựng; Mục tiêu dự án tu bổ di tích; Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Phương án thiết kế mặt bằng tổng thể di tích; phương án giải tỏa vi phạm di tích (nếu có); phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi từng hạng mục của di tích; phương án bảo vệ di tích và các hiện vật trong quá trình thi cơng; phương án duy trì hoạt động ở di tích trong q trình thi cơng; phương án phòng chống mối mọt, phòng chống cháy nổ; phương án xây dựng cơng trình mới và hạ tầng kỹ thuật; Phương án thiết kế kiến trúc đối với cơng trình xây dựng mới u cầu kiến trúc; Đánh giá tác động mơi trường của dự án tu bổ di tích…
Bộ ảnh mầu kích thước 10 x 15cm mơ tả về tổng thể di tích, các hạng
mục di tích, các kết cấu tiêu biểu, hiện vật, tình trạng xuống cấp của cơng trình. Ảnh được chụp vào thời điểm khảo sát, lập dự án tu bổ di tích.
Thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích gồm: Bản vẽ, ảnh tư liệu liên
quan đến quá trình hình thành, tồn tại, biến đổi và những lần tu bổ trước đây của di tích; Các bản vẽ hiện trạng di tích (Bản vẽ xác định vị trí di tích trên
45
bản đồ hành chính cấp tỉnh, tỷ lệ 1/50.000; Bản vẽ hiện trạng mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1/500; Bản vẽ hiện trạng mặt bằng các hạng mục cơng trình thuộc di tích, bản vẽ mặt bằng hiện trạng từng hạng mục di tích, bản vẽ hiện trạng mặt đứng từng hạng mục di tích, bản vẽ hiện trạng mặt cắt từng hạng mục di tích, bản vẽ hiện trạng từng bộ phận của các hạng mục di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi tỷ lệ 1/50); Bản vẽ thiết kế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500; Bản vẽ thiết kế mặt bằng các hạng mục cơng trình thuộc di tích, bản vẽ thiết kế mặt bằng từng hạng mục di tích, bản vẽ thiết kế mặt đứng từng hạng mục di tích, bản vẽ thiết kế mặt cắt từng hạng mục di tích, bản vẽ thiết kế từng bộ phận của các hạng mục di tích, tỷ lệ 1/50; Bản vẽ thiết kế từng hạng mục xây dựng mới theo quy định của pháp luật về xây dựng; Bản vẽ phối cảnh thể hiện trên khổ giấy từ A3 trở lên).
Đối với hồ sơ đề nghị tu sửa cấp thiết di tích
Tờ trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị tu sửa cấp thiết di tích. Báo cáo tu sửa cấp thiết di tích bao gồm: Ảnh in màu, khổ 12x15cm,
chụp hiện trạng di tích tại thời điểm lập báo cáo tu sửa. Ảnh chụp phải thể hiện được hiện trạng di tích và các bộ phận của di tích bị xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ; Bản vẽ phương án tu sửa cấp thiết di tích; Thuyết minh lý do tu sửa cấp thiết di tích, tình trạng kỹ thuật của di tích và đề xuất phương án tu sửa cấp thiết di tích; Dự tốn kinh phí; Bảng dự tốn, tổng dự tốn cơng trình.
+ Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ, thông báo với tổ chức, cá nhân chuyển trả lại hồ sơ để điều chỉnh, bổ sung.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, thì lập biên nhận hồ sơ theo Quy trình tiếp nhận hồ sơ của phịng Quản lý DSVH trình lên Lãnh đạo phòng tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ.
46 - Thẩm tra hồ sơ:
+ Căn cứ thẩm tra: Luật DSVH năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật DSVH năm 2009; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật DSVH; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thơng tư 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và các quy định có liên quan của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng.
+ Thành phần tham gia và nội dung thẩm tra hồ sơ: CVPT và Lãnh đạo của phòng Quản lý DSVH.
Nếu hồ sơ sau khi thẩm tra nội dung khơng đạt u cầu, Lãnh đạo phịng Quản lý DSVH chỉ đạo CVPT phịng Quản lý DSVH soạn văn bản trình Giám đốc Sở ký duyệt để thông báo cho cá nhân, tổ chức đề nghị bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích biết để điều chỉnh hoặc khơng đồng ý.
Nếu nội dung hồ sơ đạt yêu cầu, Lãnh đạo phòng Quản lý DSVH chỉ đạo CVPT phòng Quản lý DSVH soạn thảo văn bản thẩm định/thỏa thuận hồ sơ dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (đối với di tích cấp tỉnh) hoặc văn bản báo cáo đề nghị UBND tỉnh xem xét, thỏa thuận hồ sơ với Bộ VHTT&DL (đối với các di tích cấp quốc gia đặc biệt hoặc cấp quốc gia).
- Trình UBND tỉnh: Đồng ý hoặc khơng đồng ý phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích và dự án tu bổ di tích (đối với di tích cấp tỉnh); Đồng ý hoặc khơng đồng ý thỏa thuận với Bộ VHTT&DL (đối với di tích cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt).
47