Chủ thể, nội dung, hình thức thực thi pháp luật về di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Thực thi pháp luật về di sản văn hóa

1.2.4. Chủ thể, nội dung, hình thức thực thi pháp luật về di sản văn hóa

1.2.4.1. Chủ thể thực thi pháp luật về di sản văn hóa

Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xác định những khả năng xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ trở thành hiện thực trong đời sống khi các chủ thể pháp luật thi hành nghiêm chỉnh pháp luật. Thực thi đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của QLNN và xã hội bằng pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ cơng tác QLNN kém hiệu quả. Những quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý muốn đi vào cuộc sống, có thể được áp dụng hiệu quả trong thực tế phụ thuộc rất nhiều đến hoạt động thực thi pháp luật. Nói cách khác, thực

19

thi pháp luật làm cho các quy phạm phát luật được thực hiện trong thực tế, trở thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể.

Chủ thể thực thi pháp luật về DSVH là những người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật về DSVH điều chỉnh. Điều 3 Luật DSVH quy định: “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Căn cứ vào quy định trên chúng ta có thể thấy chủ thể thực thi pháp luật về DSVH là các tổ chức và cá nhân.

* Cá nhân: Trong tất cả các quan hệ xã hội, cá nhân bao giờ cũng là chủ thể thường xuyên và chủ yếu, trong lĩnh vực DSVH cũng vậy, cá nhân được xem là chủ thể đầu tiên và thường xuyên.

Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều giá trị DSVH được gìn giữ, do vậy cá nhân với tư các là chủ thể thực thi pháp luật về DSVH rất đa dạng và đông đảo. Chủ thể thực thi pháp luật về DSVH gồm có các cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị DSVH, cộng đồng dân cư gắn liền với các di sản.

Ví dụ: Người dân làng Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy tham gia vào hoạt động bảo tồn, khai thác giá trị di sản tại di tích quốc gia Cầu ngói Thanh Tồn, hay người dân tham gia hoạt động liên quan đến biểu diễn nghệ thuật Ca Huế… đều là các chủ thể thực thi pháp luật về DSVH.

Ngoài cá nhân là cơng dân Việt Nam thì các cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng là chủ thể thực thi pháp luật về DSVH khi họ được tham gia vào các hoạt động liên quan được điều chỉnh bởi Luật DSVH như sưu tầm hiện vật, cổ vật…

Một lực lượng không thể thiếu đó là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tham gia vào công tác quản lý DSVH ở các cấp chính quyền. Đây là lực lượng nịng cốt, đóng vai trị chủ lực, thường xun tiếp cận, phổ biến, giáo

20

dục và thực thi các quy định của pháp luật về DSVH vào đời sống xã hội. * Tổ chức: Chủ thể thực thi pháp luật về DSVH ngồi các cá nhân cịn có tổ chức, tổ chức với tư cách là chủ thể thực thi pháp luật về DSVH cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại hình cơ quan có thể kể đến như sau:

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đương nhiên cũng là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp văn hóa nói chung, DSVH nói riêng; Đảng lãnh đạo thông qua việc đề ra các quan điểm, chủ trương, đường lối mang tính chiến lược để phát triển nền DSVH nước nhà, từ đó Nhà nước thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng thành các quy định của pháp luật để áp dụng trong đời sống xã hội. Chính vì vậy tổ chức Đảng phải gương mẫu thực hiện và thông qua tổ chức của mình để rèn luyện, giáo dục đảng viên tự giác thực thi các quy định của pháp luật về DSVH một cách triệt để, nghiêm túc.

Các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp có trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật về DSVH khi tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi Luật DSVH.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ thể đặc biệt quan trọng trong việc thực thi pháp luật về DSVH, thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước, các quy định của pháp luật về DSVH được tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực thi một cách đầy đủ, nghiêm túc và hiệu quả. Các cơ quan thực hiện chức năng QLNN về DSVH như Bộ VHTT&DL, UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn trực tiếp như Cục Di sản Văn hóa (trực thuộc Bộ VHTT&DL), Sở VHTT&DL/ Sở VH&TT, Phịng Văn hóa và Thơng tin; các đơn vị sự nghiệp như Viện Bảo tồn Di tích, Viện Khảo cổ, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia, các bảo tàng, ban quản lý di tích… được xem là các chủ thể thực thi pháp luật về DSVH nịng cốt, chủ đạo, khơng thể thiếu trong việc đưa pháp luật về DSVH đi vào cuộc sống.

21

Cũng như chủ thể là cá nhân, các tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Trung tâm UNESCO phát triển văn hóa và thể thao, các tổ chức phi chính phủ hoạt động liên quan trong lĩnh vực DSVH cũng là các chủ thể thực thi pháp luật về DSVH.

Để đảm bảo thực thi pháp luật về DSVH, các chủ thể cần nắm vững nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của những quy định pháp luật về DSVH, căn cứ vào thời điểm, điều kiện, hồn cảnh cụ thể mà có những cách thức thực thi phù hợp; đảm bảo những yêu cầu của pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc, đầy đủ, góp phần phát triển sự nghiệp văn hóa, bảo tồn và phát huy tốt các giá trị DSVH theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và các quy định của luật pháp.

1.2.4.2. Nội dung thực thi pháp luật về di sản văn hóa

Thực thi pháp luật về DSVH là hành vi chủ động của các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa do Nhà nước ban hành nhằm đáp ứng các nhu cầu, lợi ích hợp pháp trong đời sống xã hội. Nội dung thực thi pháp luật về DSVH tập trung chủ yếu vào các vấn đề trọng tâm sau:

Thực thi các quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với DSVH, trong đó quyền của tổ chức, cá nhân không tách rời nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với DSVH. Luật DSVH quy định tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ: Sở hữu hợp pháp DSVH; tham quan, nghiên cứu DSVH; tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. Luật DSVH xác định nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan đến di tích lịch sử, văn hóa và DLTC là tổ chức và cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc trực tiếp bảo vệ di tích lịch sử, văn hố và DLTC, tập thể và cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử, văn hố có nghĩa vụ bảo quản thường xun di tích lịch sử, văn hố và DLTC theo những quy định của pháp luật.

22

phi vật thể: Điều 17, Luật DSVH quy định Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phi vật thể thông qua việc tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại các DSVH phi vật thể; tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình DSVH phi vật thể; Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu DSVH phi vật thể; triển khai hướng dẫn nghiệp vụ, đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền DSVH phi vật thể.

Thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị DSVH vật thể bao gồm việc phân loại, xếp hạng các di tích lịch sử văn hóa, DLTC cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt; việc khoanh vùng, bảo vệ các di tích; quy trình thực hiện các thủ tục liên quan đến cơng tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, các yêu cầu của pháp luật khi triển khai các hoạt động tu bổ, phục hồi di tích. Luật DSVH quy định việc quản lý, sở hữu các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước; quy định hệ thống, tổ chức và hoạt động bảo tàng cơng lập, bảo tàng ngồi cơng lập, thẩm quyền thành lập bảo tàng của Chính phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực thi các nội dung QLNN về DSVH, đây là quá trình của chủ thể trong việc thực thi các quy định của pháp luật về DSVH bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp và bảo vệ DSVH; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH; tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH; tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ

23

và phát huy giá trị DSVH; tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH. Để thực thi các nội dung QLNN về DSVH, Luật DSVH xác định chủ thể quản lý và những nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể đó tại điều 55, theo đó: Chính phủ thống nhất QLNN về DSVH; Bộ VHTT&DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về DSVH; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm QLNN về DSVH, phối hợp với Bộ VHTT&DLđể thực hiện thống nhất QLNN về DSVH theo phân cơng của Chính phủ; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc QLNN về DSVH ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

1.2.5. Vai trị, ý nghĩa của việc thực thi pháp luật về di sản văn hóa

1.2.5.1. Thực thi pháp luật về di sản văn hóa góp phần đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa theo quan điểm, chủ trường của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Hoạt động thực thi pháp luật về DSVH được diễn ra đồng thời và tiếp nối với quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật DSVH của Nhà nước, tuy là hai dạng hoạt động khác nhau nhưng giữa xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật về DSVH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ban hành pháp luật và khơng ngừng hồn hiện pháp luật thì thực thi pháp luật về DSVH là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam và kể cả các tổ chức, cá nhân người nước ngoài làm việc, sinh sống trên đất nước Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng và ban hành pháp luật, nếu pháp luật ban hành nhiều và ít đi vào cuộc sống, hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm pháp luật không cao chứng tỏ QLNN kém hiệu quả, việc thực thi các quy định của pháp luật chưa được

24

triển khai quyết liệt. Chính vì vậy xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật là đòi hỏi khách quan của việc QLNN, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Pháp luật chuyển tải ý chí của giai cấp cầm quyền thành ý chí chung của tồn xã hội hay nói cách khác đó là q trình chuyển chủ trương, đường lối của giai cấp cầm quyền trở thành quy tắc hành vi ứng xử của mọi người, mọi tổ chức trong xã hội. Vì vậy, pháp luật ln phản ánh đường lối, chủ trương của Đảng, là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương ấy thành các quy định chung thống nhất trên quy mơ tồn xã hội. Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật về DSVH phải thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, nếu thực thi tốt pháp luật, thì đường lối, chính sách của Đảng về DSVH sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. Thông qua pháp luật, các đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về DSVH được triển khai một cách nhanh chóng, cụ thể, rộng lớn hơn, thực thi pháp luật là môi trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn và có hiệu quả đường lối, chủ trương và quan điểm của Đảng.

Để quản lý lĩnh vực DSVH, Nhà nước phải xây dựng, ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về DSVH, làm căn cứ pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Thông qua việc ban hành và thực thi các văn bản phát luật về DSVH, Nhà nước ấn định những khn mẫu hành vi, những mơ hình xử sự với các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội đối với DSVH, góp phần thúc đẩy việc bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH theo đúng với quan điểm, chủ trường của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1.2.5.2. Thực thi pháp luật về di sản văn hóa giúp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về di sản văn hóa

25

những quy định của pháp luật cả về tư tưởng, nội dung, ý nghĩa, từ đó nâng cao ý thức và chủ động đề ra các biện pháp hiệu quả nhất để thực thi tốt pháp luật. Khi ý thức pháp luật của các chủ thể được nâng cao và việc thực thi các quy định của pháp luật trở thành tự giác thì sẽ góp phần ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều làm ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh pháp luật, làm tổn hại đến tính kỷ cương, kỷ luật trong xã hội và nền pháp chế. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu để xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật là cơ sở để củng cố và tăng cường nền pháp chế, khơng thể có cơ sở vững chắc để củng cố nền pháp chế nếu không chú ý đến những biện pháp đảm bảo cho các cơ quan có trách nhiệm xây dựng và thực thi pháp luật có đủ khả năng và điều kiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật và đưa pháp luật đi vào đời sống thực tiễn. Trong đó thực thi pháp luật là một khâu quan trọng của nền pháp chế, hiệu quả thực thi pháp luật là một trong những tiêu chuẩn, thước đo đánh giá tính kỷ cương, hiệu lực cũng như mức độ hoàn thiện của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy yêu cầu đặt ra là muốn củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thì phải đảm bảo cho các chủ thể thực thi pháp luật một cách có hiệu quả.

Pháp luật về DSVH là một bộ phận của pháp luật nói chung nên nó địi hỏi các chủ thể cũng cần nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của pháp luật về DSVH, chủ động đề ra các giải pháp và triển khai thực thi có hiệu quả. Có như vậy mới góp phần ngăn ngừa và hạn chế các

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)