Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc ninh (Trang 53)

1.1.4.1 .Khái niệm công chức

2.2 Phân tích thực trạng VHCV công chức trong các cơ quan chuyên môn

2.2.1. Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố

những giá trị truyền thống đã tạo ra nền tảng văn hóa lâu đời, từ đó tạo ra tiền đề, quy chuẩn cho CC thực hiện VHCV.

2.2 Phân tích thực trạng VHCV cơng chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh

2.2.1. Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh phố Bắc Ninh

UBND thành phố Bắc Ninh tổ chức các cơ quan chuyên môn gồm 13 phòng theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP:

- Văn phòng HĐND-UBND thành phố - Trung tâm Hành chính cơng thành phố - Phòng Nội vụ

- Phòng Kinh tế

- Phòng Tài nguyên và Mơi trường - Phịng Quản lý đơ thị

- Phịng Văn hóa và Thơng tin - Phịng Tư pháp

- Phịng Tài chính - Kế hoạch - Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Phòng Thanh tra thành phố - Phòng Y tế.

Bảng 2.1. Bảng số lượng CC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh

STT Tên cơ quan chuyên môn Tổng số CC, VC - LĐ

1 Văn phòng HĐND - UBND 13

2 Trung tâm hành chính cơng Thành phố 16

3 Phòng Nội vụ 11

4 Phòng Tư pháp 16

5 Phịng Tài chính – Kế hoạch 12

6 Phịng Tài ngun – Mơi trường 15

7 Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội 13

8 Phịng Văn hóa và Thơng tin 14

9 Phòng Giáo dục và Đào tạo 15

10 Phòng Y tế 14

11 Phòng Thanh tra 12

12 Phòng Kinh tế 14

13 Phịng Quản lý đơ thị 11

Tổng số CC trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh là 176. Với số lượng này, số lượng CC đã được tuyển dụng gần như đủ chỉ tiêu để đảm nhận các công việc tại các cơ quan. Số lượng CC là Đảng viên là 113/176 (tương đương 64,2%).

2.2.2. Về kiến thức, trình độ của cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động

Yếu tố tiên quyết trong việc thực hiện VHCV ở tất cả các cơ quan chun mơn là trình độ chun mơn, khả năng nhận thức về vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ của CC. Khi chuyên môn được đảm bảo, VHCV cũng sẽ được nâng cao. Về trình độ chun mơn, kiến thức, phần lớn CC của các cơ quan đều đạt chuẩn, phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm. Thực hiện điều tra về kiến thức, trình độ của CC tại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu theo trình độ của CC tại các cơ quan chuyên mơn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh

Đơn vị tính: người

STT Tên cơ quan chun mơn

Tiêu chí Tổng số CC, VC - Thạc Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa qua đào tạo 1 Văn phòng HĐND - UBND 13 7 5 1 0 0

2 Trung tâm hành chính cơng

Thành phố 16 6 6 4 0 0

3 Phòng Nội vụ 11 6 4 1 0 0

4 Phòng Tư pháp 16 8 4 3 1 0

5 Phịng Tài chính – Kế hoạch 12 5 6 1 0 0

6 Phịng Tài ngun – Mơi trường 15 7 4 3 1 0

7 Phòng Lao động, Thương binh

và Xã hội 13 5 4 4 0 0

8 Phịng Văn hóa và Thơng tin 14 3 6 4 1 0

9 Phòng Giáo dục và Đào tạo 15 7 5 3 0 0

10 Phòng Y tế 14 5 4 5 0 0 11 Phòng Thanh tra 12 6 6 0 0 0 12 Phòng Kinh tế 14 4 9 1 0 0 13 Phịng Quản lý đơ thị 11 5 6 0 0 0 Tổng sổ 176 74 69 30 3 0 Tỉ lệ (%) 100% 42,04 39,20 17,04 1,70 0,00

Cơ cấu trình độ trên có thể biểu thị ở biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu theo trình độ của CC tại các cơ quan chun mơn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh

Như vậy, phần lớn CC có trình độ đại học trở lên, trình độ cao đẳng và trung cấp đã giảm dần. Số lượng CC chưa qua đào tạo khơng có. Tỉ lệ này cho thấy một thực tế đáng mừng là chất lượng CC tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh đã và đang được cải thiện. Hiện nay đang có một số CC đang theo học các lớp sau đại học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Những năm gần đây, khi đất nước ta đang trên đà hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ 4.0, công việc của các cơ quan chuyên môn được thực hiện, giải quyết và lưu trữ phần lớn trên các thiết bị cơng nghệ, vì vậy CC bắt buộc phải có trình độ nhất định về cơng nghệ thơng tin cũng như ngoại ngữ. Trình độ tin học, ngoại ngữ CC thuộc các cơ quan chuyên môn được thể hiện trong bảng sau:

74 69

30 30

Bảng 2.3. Cơ cấu trình độ tin học, ngoại ngữ CC tại một số cơ quan chuyên mơn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh

Đơn vị tính: người

STT Tên cơ quan chun mơn

Trình độ Tin học loại A Ứng dụng công nghệ thông tin cơ

bản

Tiếng Anh A

Tiếng Anh từ bậc 2 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt

Nam

1 Văn phòng HĐND - UBND 6 7 8 5

2 Trung tâm hành chính cơng

Thành phố 10 6 8 8

3 Phòng Nội vụ 4 7 4 7

4 Phòng Tư pháp 8 8 4 12

5 Phịng Tài chính – Kế hoạch 3 9 5 7

6 Phịng Tài ngun – Mơi

trường 5 10 7 8

7 Phòng Lao động, Thương

binh và Xã hội 10 3 5 9

8 Phịng Văn hóa và Thơng tin 8 6 9 5

9 Phòng Giáo dục và Đào tạo 3 12 4 9

10 Phòng Y tế 4 10 5 9 11 Phòng Thanh tra 5 7 6 6 12 Phòng Kinh tế 4 10 2 12 13 Phịng Quản lý đơ thị 2 9 6 5 Tổng sổ 72 104 73 103 Tỉ lệ (%) 40,90 59,09 41,48 58,52

Cơ cấu trình độ trên có thể biểu thị ở biểu đồ 2.2 và 2.3

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu trình độ tin học củacán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động tại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố

Bắc Ninh

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu trình độ ngoại ngữ của CC tại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh

Số lượng CC thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh đã đáp ứng được yêu cầu về tin học và ngoại ngữ. Điều này là thế mạnh giúp CC cập nhật được các phương pháp số hóa, tiếp cận với nền tảng cơng nghệ, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.

72 104

0 0

Tin học loại A Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản

73 103

0 0

Tiếng Anh A

Tiếng Anh từ bậc 2 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam

Một điểm đáng chú ý trong chính sách tuyển dụng của tỉnh Bắc Ninh đó là từ năm 2018, UBND tỉnh đã áp dụng chế độ tuyển dụng CC theo Nghị định số: 140/2017/NĐ-CP, ngày 5 tháng 12 năm 2017 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Điều 2 của Nghị định đã cụ thể hóa đối tượng, tiêu chuẩn áp dụng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ như sau:

1. Sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngồi được cơng nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các mơn khoa học tự nhiên (tốn, vật lý, hóa học, sinh học, tin học) và khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;

b) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học;

c) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi Ơ-lim-pích thuộc một trong các mơn tốn, vật lý, hóa học, cơ học, tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng nhận.

2. Người có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chun khoa cấp I, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành y học, dược học trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này;

b) Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và có chuyên ngành đào tạo sau đại học cùng ngành đào tạo ở bậc đại học.

3. Người có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chun khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành y học, dược học trong độ tuổi theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và cơng nghệ tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

Với những ưu đãi về phụ cấp cũng như chế độ đãi ngộ, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thành phố Bắc Ninh nói riêng đã thu hút được những cơng chức có trình độ cao với kiến thức và chuyên môn vững vàng.

2.2.3. Về tinh thần, thái độ làm việc của công chức

Ngồi những u cầu bắt buộc về trình độ chun mơn, nghiệp vụ thì tinh thần, thái độ làm việc của công chức là vô cùng quan trọng. Theo đó, cơng chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, CC phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân.

Công chức thành phố Bắc Ninh phần lớn đều xác định được nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình đó là sẵn sàng, nỗ lực hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, khơng kén chọn vị trí cơng tác, chọn việc dễ, việc khó bỏ. Đối với cơng việc được giao, công chức đã tâm huyết, thể hiện sự tận tụy, gương mẫu làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. Có thể thấy, một số cơng chức có tuổi, thậm chí đã sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cống hiến hết mình, tham gia vào các cơng việc khó khăn, khơng có thái độ nề hà, khơng vướng vào “tư duy nhiệm kì”.

Phần lớn công chức đã sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Công chức thành phố rất tích cực trong việc tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ, thể hiện tinh thần cầu thị trong công việc. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; khơng có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ.

Đối với Công chức lãnh đạo, quản lý ở thành phố Bắc Ninh, công tác sử dụng, đánh giá CC được thực hiện cơng khai minh bạch. Quy trình tuyển dụng được thông báo rộng rãi, khơng có tình trạng tuyển dụng người thân, người quen khơng có năng lực. Cơng chức lãnh đạo thành phố Bắc Ninh thường tổ chức những buổi giao ban, lắng nghe những nguyện vọng, ý kiến của CC cấp dưới để nắm bắt kịp thời, thể hiện thái độ tôn trọng cấp dưới, tạo ra mơi trường làm việc thân thiện, tích cực.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong tác phong làm việc của CC thành phố. Một bộ phận CC vẫn bị ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa phương Đông, đến cơ quan là phải có chén trà để khởi động một ngày làm việc. Khơng nhất thiết phải xóa bỏ hồn tồn thói quen này nhưng CC cần sắp xếp thời gian cho hợp lí, 5 10 phút đầu giờ là có thể chấp nhận được, tuy nhiên ở một số trường hợp, con số này kéo dài hơn rất nhiều và không chỉ diễn ra ở đầu giờ. Nhiều CC đến cơ quan khơng bắt đầu làm việc ngay mà cịn “trao đổi thông tin” với đồng nghiệp. Mà hầu hết thông tin được trao đổi khơng phải nhằm mục đích cơng việc mà là chuyện gia đình, chuyện cá nhân, riêng tư… Có lẽ đây khơng phải tình trạng hiếm gặp ở các cơ quan chuyên môn. Thực trạng này xuất phát từ ý thức của CC, sự quản lí thiếu chặt chẽ của lãnh đạo cơ quan và một số kẽ hở trong nội qui, qui định của cơ quan.

2.2.4. Về giao tiếp, ứng xử của công chức

Giao tiếp là một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động, bao gồm cả hoạt động cơng vụ. Giao tiếp hiệu quả đóng vai trị quan trọng trong VHCV. Một số mối quan hệ trong cơ quan chun mơn có thể kể đến: quan hệ ứng xử lãnh đạo và nhân viên, quan hệ ứng xử giữa đồng nghiệp với nhau, quan hệ ứng xử giữa CC với công dân.

* Về quan hệ ứng xử, giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới:

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên được qui định, điều chỉnh bằng văn bản tại một số cơ quan. Vì vậy, cơng chức, viên chức, người lao động đều tuân thủ nghiêm túc sự điều hành, sắp xếp của cấp trên.

Bảng 2.4. Kết quả điều tra về mối quan hệ giữa lãnh đạo-nhân viên tại Trung tâm hành chính cơng thành phố, phịng Tài ngun – Mơi trường,

phịng Quản lý đơ thị

Phương án chọn Số phiếu Tỷ trọng (%)

1. Trả lời câu hỏi số 1: Khi được giao nhiệm vụ khó khăn/vượt ngồi khả năng, ơng/ bà thường xử lý thế nào?

a. Nhờ đồng nghiệp giải quyết 21 45,6

b. Từ chối với lãnh đạo 9 19,6

c. Tìm mọi cách để giải quyết 16 34,8

2. Trả lời câu hỏi số 2: Khi tiếp xúc với cấp trên ông/bà cảm thấy thế nào?

a. Thoải mái, tự nhiên 13 28,2

b. Hơi cẳng thẳng và lo lắng 19 41,3

c. Bình thường 10 21,7

d. Khơng ý kiến gì 4 8,8

Ở câu hỏi số 1, trong trường hợp được giao nhiệm vụ vượt quá khả năng, có thể thấy phần lớn cơng chức tìm đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp để giải quyết. Bên cạnh đó, 34,8% CC tìm mọi cách để giải quyết nhiệm vụ trong khi chỉ có 19,6% dám từ chối với lãnh đạo khi thấy nhiệm vụ được giao nằm ngoài khả năng. Tỉ lệ này cho thấy, cơng chức có nhiều cố gắng, nỗ lực trong giải quyết các công việc được giao. Tuy nhiên, trên thực tế, những con số này cũng thể hiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên chưa thực sự gần gũi, cấp dưới chưa dám bày tỏ khó khăn thực sự của mình. Điều này có thể xuất phát từ nguyên tắc làm việc phục tùng. Việc cấp dưới nghe theo sự sắp xếp, phân công của cấp trên là hồn tồn bình thường nhưng trong trường hợp công việc quá sức hoặc không phù hợp, nhân viên cần đề đạt xem xét lại, thậm chí từ chối phân cơng để đảm bảo chất lượng của công việc.

Việc không dám từ chối sự phân công của cấp trên có thể bắt nguồn từ câu trả lời ở câu hỏi số 2. Ở câu hỏi này, có đến 41,3% cơng chức, viên chức cảm thấy hơi căng thẳng và lo lắng khi tiếp xúc với cấp trên. Trong khi chỉ có 28,2% cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi tiếp xúc, giao tiếp với lãnh đạo. Rõ ràng, mối quan hệ cấp trên với cấp dưới phải đảm bảo tính nghiêm túc tuy

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)