Những hạn chế

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc ninh (Trang 73 - 76)

1.1.4.1 .Khái niệm công chức

2.3.2 Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên không thể không kể đến những tồn tại, hạn chế vẫn ngày ngày len lỏi vào một bộ phận CC thành phố. Dưới tác

động của cơ chế thị trường, một số CC đã không giữ vững lập trường, có những biểu hiện tiêu cực trong tác phong, lề lối làm việc. Một số CC có những biểu hiện nhũng nhiễu, gây khó dễ, phiền hà đến người dân, dẫn đến niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước bị lung lay. Thậm chí cịn có hiện tượng vịi vĩnh được “cảm ơn” sau khi giải quyết những công việc cho người dân nằm trong thẩm quyền và trách nhiệm của mình.

Về thái độ làm việc, đơi khi gặp những cơng việc khó khăn, phức tạp, thậm chí nhạy cảm nhiều CC có thái độ trốn tránh, thối thác vì khơng muốn bị ảnh hưởng đến bản thân. Làm việc với tinh thần trung bình chủ nghĩa, khơng cố gắng phấn đấu mà chỉ an phận thủ thường.

Đa phần các cơ quan chun mơn chưa có văn bản cụ thể, chính thức nào về VHCV. Những qui định cụ thể về giờ làm việc, qui định về chuyên môn nghiệp vụ, về cách giao tiếp ứng xử hay trang phục… vẫn chưa có sự cụ thể hóa và đồng nhất.

Cần mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tế là trong các cơ quan chuyên môn vẫn tồn tại một số cá nhân chưa thực sự hết mình với cơng việc, làm việc với tâm thế “làm cho xong, hết giờ là về” khiến hiệu quả công việc chưa cao. Mặc dù 7h00 là bắt đầu giờ làm việc buổi sáng nhưng khơng khó để bắt gặp một vài người 7h15 phút mới đến cổng cơ quan. Mặc dù 15 phút không quá dài, cũng không đủ để giải quyết một công vụ quan trọng nhưng nó tạo ra thói quen xấu, dễ lây lan trong cơ quan.

Môi trường công sở là môi trường phức tạp, chính vì thế CC ở nhiều cơ quan vẫn chưa thực sự hợp tác, phối hợp ăn ý với nhau trong cơng việc, cịn nhiều mâu thuẫn nảy sinh không xuất phát từ vấn đề công việc chung. Việc lãnh đạo các cơ quan với cấp dưới chưa có tiếng nói chung, chưa thực sự nhất trí, đồng thuận vẫn tồn tại. Một số CC khi được hỏi “Nếu được giao một nhiệm vụ quá sức, ngoài khả năng, anh/chị sẽ làm gì?” thì có đến q nửa số

người được hỏi trả lời là bằng mọi cách phải làm cho kì được. Câu trả lời này đặt ra vấn đề liệu có phải mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là phục tùng mọi mệnh lênh mà khơng cần biết có phù hợp hay khơng, cấp dưới cũng “sợ” cấp trên đến độ không dám bày tỏ? Ngay cả phối hợp làm việc giữa đồng nghiệp với nhau cũng bị chi phối bởi quan hệ cá nhân. Nếu là làm việc với những người thân thiết, hợp tính cách thì khơng có vấn đề gì nhưng nếu là những đồng nghiệp không thân cận, khơng có cảm tình thường họ khơng thích làm việc chung, hoặc nếu bắt buộc phải làm việc cùng nhau thì họ thường khơng chia sẻ những khó khăn, thuận lợi với nhau. Điều này gây ra sự tị mị, kích thích tìm hiểu về những vấn đề đời sống riêng tư một cách quá mức, ảnh hưởng đến môi trường công sở.

Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với người dân, một số CC có lối giao tiếp quan cách, trịch thượng. Nhiều người dân phản ánh, khi đến cơ quan nhà nước nhận được những câu hỏi “Ông/bà cần gì?” “Có việc gì đấy?” khiến họ rất bối rối và không thoải mái. Đôi khi người dân phải chờ rất lâu để được giải quyết công việc dù trong khi đó CC chỉ đang mải câu chuyện với nhau. Nhiều khi người dân đến làm việc, cách CC giải thích cịn khó hiểu do dùng các từ ngữ chuyên ngành, khi người dân hỏi lại thì thể hiện sự cáu gắt, khó chịu.

Trong giao tiếp với đồng nghiệp, đơi khi CC cũng có những lời nói, ngơn từ khơng chuẩn mực, thậm chí phản cảm nơi cơng sở. Một số CC ăn nói bỗ bà, suồng sã ảnh hưởng đến mơi trường làm việc chung. Tình trạng cán bộ CC trêu đùa nhau bằng những từ ngữ thiếu túc khơng khó để bắt gặp, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

Đâu đó tại các cơ quan, trong những lần đi du lịch hay dã ngoại vẫn có hiện tượng đánh bài ăn tiền, dù số tiền không lớn hay chỉ là giải trí sau những ngày làm việc căng thẳng thì cũng cần bài trừ ngay.

Cuối cùng, về trang phục của CCvẫn có những người đi làm với trang phục chưa được lịch sự, gọn gàng. Một vài nữ CC còn diện váy hơi ngắn so với qui định. Đây là vấn đề tế nhị, chính vì vậy CC cần phải chú ý hơn để tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt khách đến làm việc tại cơ quan.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc ninh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)