Về giao tiếp, ứng xử của công chức

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc ninh (Trang 63 - 68)

1.1.4.1 .Khái niệm công chức

2.2 Phân tích thực trạng VHCV công chức trong các cơ quan chuyên môn

2.2.4. Về giao tiếp, ứng xử của công chức

Giao tiếp là một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động, bao gồm cả hoạt động cơng vụ. Giao tiếp hiệu quả đóng vai trị quan trọng trong VHCV. Một số mối quan hệ trong cơ quan chun mơn có thể kể đến: quan hệ ứng xử lãnh đạo và nhân viên, quan hệ ứng xử giữa đồng nghiệp với nhau, quan hệ ứng xử giữa CC với công dân.

* Về quan hệ ứng xử, giao tiếp giữa cấp trên với cấp dưới:

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên được qui định, điều chỉnh bằng văn bản tại một số cơ quan. Vì vậy, cơng chức, viên chức, người lao động đều tuân thủ nghiêm túc sự điều hành, sắp xếp của cấp trên.

Bảng 2.4. Kết quả điều tra về mối quan hệ giữa lãnh đạo-nhân viên tại Trung tâm hành chính cơng thành phố, phịng Tài ngun – Mơi trường,

phịng Quản lý đơ thị

Phương án chọn Số phiếu Tỷ trọng (%)

1. Trả lời câu hỏi số 1: Khi được giao nhiệm vụ khó khăn/vượt ngồi khả năng, ơng/ bà thường xử lý thế nào?

a. Nhờ đồng nghiệp giải quyết 21 45,6

b. Từ chối với lãnh đạo 9 19,6

c. Tìm mọi cách để giải quyết 16 34,8

2. Trả lời câu hỏi số 2: Khi tiếp xúc với cấp trên ông/bà cảm thấy thế nào?

a. Thoải mái, tự nhiên 13 28,2

b. Hơi cẳng thẳng và lo lắng 19 41,3

c. Bình thường 10 21,7

d. Khơng ý kiến gì 4 8,8

Ở câu hỏi số 1, trong trường hợp được giao nhiệm vụ vượt quá khả năng, có thể thấy phần lớn cơng chức tìm đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp để giải quyết. Bên cạnh đó, 34,8% CC tìm mọi cách để giải quyết nhiệm vụ trong khi chỉ có 19,6% dám từ chối với lãnh đạo khi thấy nhiệm vụ được giao nằm ngoài khả năng. Tỉ lệ này cho thấy, cơng chức có nhiều cố gắng, nỗ lực trong giải quyết các công việc được giao. Tuy nhiên, trên thực tế, những con số này cũng thể hiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên chưa thực sự gần gũi, cấp dưới chưa dám bày tỏ khó khăn thực sự của mình. Điều này có thể xuất phát từ nguyên tắc làm việc phục tùng. Việc cấp dưới nghe theo sự sắp xếp, phân công của cấp trên là hồn tồn bình thường nhưng trong trường hợp công việc quá sức hoặc không phù hợp, nhân viên cần đề đạt xem xét lại, thậm chí từ chối phân cơng để đảm bảo chất lượng của công việc.

Việc không dám từ chối sự phân công của cấp trên có thể bắt nguồn từ câu trả lời ở câu hỏi số 2. Ở câu hỏi này, có đến 41,3% cơng chức, viên chức cảm thấy hơi căng thẳng và lo lắng khi tiếp xúc với cấp trên. Trong khi chỉ có 28,2% cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi tiếp xúc, giao tiếp với lãnh đạo. Rõ ràng, mối quan hệ cấp trên với cấp dưới phải đảm bảo tính nghiêm túc tuy nhiên không nhất thiết phải xa cách, sự cởi mở, gần gũi sẽ giúp mối quan hệ cấp trên – cấp dưới dễ dàng hơn, từ đó giải quyết được nhiều khúc mắc trong công việc.

* Về quan hệ ứng xử, giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau:

Đây là mối quan hệ chủ yếu trong mọi cơ quan, đơn vị sự nghiệp. Nếu mối quan hệ giữa cấp trên – cấp dưới là quan hệ phục tùng thì quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau có tính chất bình đằng, cạnh tranh và hợp tác. Đặc biệt, sự hợp tác làm việc vô cùng cần thiết trong bối cảnh công sở, đặc biệt là cơ quan nhà nước. Tinh thần hợp tác được phát huy sẽ giúp bản thân công chức, viên chức, người lao động hịa thành nhiệm vụ và đạt được hiệu quả cơng việc

ở mức cao nhất, từ đó nâng cao chất lượng làm việc của cơ quan, tạo ra bầu khơng khí cơng sở thoải mái, thân tình.

Bảng 2.5. Kết quả điều tra về mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau tại Trung tâm hành chính cơng thành phố, phịng Tài ngun – Mơi trường,

phịng Quản lý đơ thị

Phương án chọn Số phiếu Tỷ trọng

(%)

1. Trả lời câu hỏi số 3:Sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến đồng nghiệp trong cơ quan của ông/bà diễn ra như thế nào?

a. Rất tốt 23 50,0

b. Khá tốt 12 26,0

c. Trung bình 8 17,3

d. Kém 3 6,7

2.Trả lời câu hỏi số 4: Khi được giao nhiệm vụ cần sự hợp tác với đồng

nghiệp khác, ông/bà cảm thấy thế nào?

a. Sẵn sàng hợp tác, công việc được giảm tải và hiệu quả cao

22 47,8

b. Không sẵn sàng và thoải mái vì khơng ăn ý, hay bất đồng.

7 15,3

c. Bình thường 17 36,9

Nguồn: Tổng hợp bảng khảo sát

Từ bảng điều tra và tổng hợp số liệu trên, có thể thấy rất rõ kết quả đa số công chức, viên chức, người lao động cảm thấy dễ chịu khi phối hợp cùng đồng nghiệp (47,8%) và đánh giá cao việc lắng nghe ý kiến đồng nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến cơng việc (47,8%). Từ số liệu này có thể khẳng định một phần rằng mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau trong cơ quan

dựa trên tinh thần tôn trọng và lắng nghe, sẵn sàng hợp tác. Tuy nhiên, vẫn tồn tại 15,3% công chức, viên chức, lao động cảm thấykhông sẵn sàng và

thoải mái vì khơng ăn ý, hay bất đồng. Con số này không lớn, chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn thể hiện tư tưởng chưa sẵn sàng hợp tác làm việc, tư duy làm việc cá nhân. Thực ra, một số người có xu hướng làm việc độc lập và cảm thấy hiệu quả với cách làm này, tuy nhiên điều này sẽ phát huy tốt hơn ở các đơn vị tư nhân, khi đề cao sự cạnh tranh và chất lượng cơng việc được tính tốn dựa trên doan thu. Cịn ở cơ quan chuyên môn nhà nước, khi làm việc theo hệ thống thì làm việc cá nhân hoàn toàn độc lập cần sự khéo léo, tinh tế nhất định. Điều này dễ khiến công chức, viên chức, người lao động bị tách ra khỏi tập thể với suy nghĩ “việc ai nấy làm”.

* Về quan hệ tiếp xúc, giao tiếp với công dân đến làm việc

Để đánh giá về cách ứng xử, giao tiếp, quan hệ cũng như lề lối làm việc của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bắc Ninh thì nhất định phải quan tâm đến ý kiến của công dân sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố và những người trực tiếp làm việc với công chức. Đây là những ý kiến khách quan và chính xác nhất. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát 80 công dân trên địa bàn thành phố về thái độ làm việc, giao tiếp và cách ứng xử với người dân của một bộ phận công chức chuyên môn thuộc UBND thành phố dựa trên các mức độ: tốt, khá tốt, trung bình và kém. Kết quả thu lại được như sau:

Bảng 2.6. Kết quả điều tra về cách giao tiếp, ứng xử của CC với công dân trên địa bàn thành phố Bắc Ninh mối quan hệ giữa lãnh đạo-nhân viên tại

Trung tâm hành chính cơng thành phố, phịng Tài ngun – Mơi trường, phịng Quản lý đô thị

Phương án chọn Số phiếu Tỷ trọng

(%)

1. Trả lời câu hỏi số 5: Ông/bà cảm thấy cách làm việc với công dân của công chức thuộc các cơ quan chuyên môn trên địa bàn thành phố mà ơng/bà từng tiếp xúc có lịch sự, tận tình, chu đáo, gần gũi khơng?

a. Rất lịch sự, tận tình, chu đáo, gần gũi 42 52,5

b. Bình thường 26 32,5

c. Khó chịu, xa cách, gây khó dễ 12 15,0

Như vậy, số lượng CC được đánh giá có thái độ, cách giao tiếp và cách ứng xử khá tốt chiếm tỉ lệ tương đối cao 52,5%, số CC được đánh giá có thái độ bình thường là 32,5%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn 15% số phiếu đánh giá thái độ và cách giao tiếp, ứng xử của CC là khó chịu, xa cách và gây khó dễ cho cơng dân. Mức này có nghĩa là CC cịn thiếu lịch sự, khi hướng dẫn cho người dân cịn chưa nhiệt tình, thân thiện, giải đáp cho nhân dân cịn chưa cặn kẽ. Tình trạng này đã đi ngược với những chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của CC được quy định tại Đề án văn hóa cơng vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đi kèm Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018, cụ thể: “Trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tơn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý cơng việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân, thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ”[29,tr2].

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ của công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố bắc ninh (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)