Quản lý chi thường xuyênNSNN tại đơn vị sự nghiệp đào tạo bồ

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường nghiệp vụ thuế tổng cục thuế (Trang 31 - 81)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước các đơn vị sự nghiệp

1.2.2. Quản lý chi thường xuyênNSNN tại đơn vị sự nghiệp đào tạo bồ

kiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang được triển khai rộng rãi và mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực.

Công khai, minh bạch phải được thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên của q trình lập, chấp hành và quyết tốn NSNN, phải được triển khai từ các đơn vị đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý cấp trên, các Bộ và cơ quan chủ quản. Mọi thông tin về chính sách, chế độ, quyết định, kết quả, chi phí thực hiện …. Phải được cơng khai rộng rãi đảm bảo cho sự cơng bằng trong q trình thực hiện của người ra quyết định và người thực thi quyết định.

1.2.2. Quản lý chi thường xuyên NSNN tại đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng dưỡng

Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị đào tạo bồi dưỡng liên quan đến các vấn đề ai là người có thẩm quyền quyết định khoản chi tiêu, việc chi tiêu phải tuân thủ những nguyên tắc nào và thoả mãn những điều kiện gì, xây dựng và thực hiện định mức chi tiêu như thế nào cho phù hợp và tuân thủ đúng các quy định hiện hành. Vấn đề quản lý chi ln là vấn đề mang tính khó khăn và thách thức đối với đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo bồi dưỡng. Đó cũng là tiêu chuẩn đánh giá việc mức độ tuân thủ và hiệu quả trong việc phân phối và sử dụng kinh phí của đơn vị.

Thứ nhất: Phân phối và sử dụng nguồn kinh phí NSNN

Việc phân phối và sử dụng nguồn kinh phí NSNN cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng (trừ đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư) gồm các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư (chi không thường xuyên).

Chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng là các khoản chi nhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động thường xuyên gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao để cung cấp dịch vụ đào tạo bồi dưỡng. Theo nội dung kinh tế, chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng gồm:

23

* Chi thanh toán cá nhân: là những khoản chi nhằm đảm bảo thực hiện đời sống cho công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng. Chi thanh toán cá nhân bao gồm:

+ Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm...) cho công chức, viên chức, người lao động. Khoản chi này được thanh toán hàng tháng theo hệ số lương và lương cơ bản do Nhà nước quy định đối với từng chức danh, ngạch bậc, công việc.

+ Chi tiền khen thưởng, phúc lợi cho công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị: thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất, trợ cấp khó khăn, khám chữa bệnh định kỳ, tiền nước uống, tiền tàu xe nghỉ phép năm, các khoản khen thưởng phúc lợi khác... Các khoản khen thưởng phúc lợi được chi theo định kỳ với mức chi được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị, là khoản mang tính động viên, khuyến khích cơng chức, viên chức, người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo một số quyền lợi cơ bản cho người lao động.

+ Các khoản đóng góp trích theo lương gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn và các khoản đóng góp khác. Các khoản này được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức lương mà công chức, viên chức, người lao động được hưởng với mục đích gây dựng các quỹ bảo hiểm, quỹ kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành.

+ Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: như chênh lệch thực tế so với lương ngạch bậc chức vụ (thu nhập tăng thêm, thu nhập bổ sung...) và các khoản chi khác cho cá nhân.

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi thường xuyên phục vụ cho công tác quản lý và nghiệp vụ chuyên môn về đào tạo, bồi dưỡng. Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm:

+ Chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng (điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường), mua vật tư văn phịng, cơng tác phí, chi hội nghị, chi thông tin liên lạc,

24

tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax... phục vụ cho cơng tác quản lý và chuyên môn.

+ Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu, sách tham khảo....

+ Chi thuê mướn: chi thuê phương tiện vận chuyển, thuê nhà, thuê đất, thuê trang thiết bị, thuê chuyên gia và giảng viên, thuê đào tạo lại cán bộ, thuê phiên dịch, biên dịch...

+ Chi đồn ra, đồn vào: chi phí đi lại, ăn ở, tiền tiêu vặt, phí lệ phí liên quan, chi khốn đồn ra đồn vào theo chế độ và chi khác

* Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên như chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các cơng trình cơ sở hạ tầng...

* Các khoản chi thường xuyên khác như chi các ngày lễ lớn, chi khắc phục hậu quả thiên tai, chi các khoản phí lệ phí, chi bảo hiểm tài sản, chi tiếp khách, chi hỗ trợ công tác Đảng, chi hỗ trợ giải quyết việc làm...

Bên cạnh các khoản chi thường xuyên, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cịn có các khoản chi đầu tư phát triển để mua sắm, trang bị, nâng cao cơ sở vật chất cho đơn vị, bao gồm:

* Chi đầu tư vào tài sản: mua, đầu tư tài sản vơ hình (như phần mềm máy tính), mua sắm tài sản dùng cho cơng tác chuyên môn (phương tiện vận tải, trang thiết bị chuyên dùng, nhà cửa, máy móc thiết bị văn phịng....)

* Chi đầu tư xây dựng cơ bản: chi chuẩn bị đầu tư, chi bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi xây dựng, chi thiết bị...

Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý nguồn kinh phí của NSNN. KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm kiểm sốt chặt mọi khoản chi phát sinh từ từ nguồn NSNN cấp và nguồn thu thuộc NSNN. Đối với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, KBNN kiểm soát chi các nguồn NSNN cấp và nguồn thu phí và lệ phí. Các cơ sở bồi dưỡng cán bộ phải mở tài khoản tại KBNN và chịu sự kiểm sốt chi các nguồn tài chính này theo các quy định hiện hành của các cơ quan quản lý tài chính Nhà nước.

25

Các khoản chi được thanh tốn qua KBNN phải có trong dự tốn ngân sách được nhà nước phê duyệt, đúng chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn và đã được thủ trưởng các cơ sở bồi dưỡng cán bộ sử dụng kinh phí ngân sách chuẩn chi và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ. KBNN có trách nhiệm kiểm sốt các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi theo đề nghị của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ và thực hiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định về quản lý tài chính hiện hành.

Các khoản chi từ nguồn thu sự nghiệp khác ngày càng quan trọng trong quản lý tài chính của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ. Các nguồn thu này các cơ sở bồi dưỡng cán bộ được mở tài khoản gửi tại các ngân hàng. Hiệu trưởng các cơ sở bồi dưỡng cán bộ tự chịu trách nhiệm kiểm sốt các khoản chi đảm bảo đúng lợi ích cho từng hoạt động. Tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ hiện nay, các nguồn thu này giúp các cơ sở bồi dưỡng cán bộ chủ động hơn trong việc phân phối thu nhập tăng thêm, tăng cường cơ sở vật chất, giải quyết hài hòa các mặt lợi ích của người học, cán bộ, viên chức và hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng xã hội. Việc tiết kiệm các khoản chi này sẽ tăng khoản tích lũy cao hơn cho các cơ sở bồi dưỡng cán bộ mang lại hiệu quả về quản lý tài chính.

Một yêu cầu căn bản đối với quản lý chi trong các cơ sở bồi dưỡng cán bộ là phải có hiệu quả và tiết kiệm. Nguồn lực ln có giới hạn nhưng nhu cầu sử dụng khơng có giới hạn. Hoạt động sự nghiệp diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp dẫn đến nhu cầu chi ln gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên việc tiết kiệm để đạt được hiệu quả trong cơng tác quản lý tài chính là vấn đề vơ cùng quan trọng. Do đó, việc phải tính tốn sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của cơng tác quản lý tài chính. Muốn vậy các cơ sở bồi dưỡng cán bộ phải sử dụng đồng thời nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để phản ánh, ghi nhận kịp thời các khoản chi theo từng nội dung chi, từng nhóm chi, mục chi và thường

26

xuyên tổ chức phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý chi.

Các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN phải thực hiện quản lý theo một trong hai phương thức là quản lý theo đầu vào hoặc quản lý theo kết quả hoạt động.

Đối với phương thức quản lý theo đầu vào, đơn vị chi tiêu sẽ lập và quản lý ngân sách một cách chi tiết theo từng nhóm, mục chi cụ thể dựa trên cácđịnhmức, tiêu chuẩn, chế độ mà nhà nước quy định. Đơn vị khi phân phối và sử dụng kinh phí NSNN phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về quy trình chi và kiểm sốt chi bởi cơ quan tài chính và KBNN. Trong q trình sử dụng, đơn vị chi tiêu không được chi vượt quá từng nhóm, mục chi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không được bù trừ lẫn nhau giữa các khoản, mục chi.

Đối với phương thức quản lý theo kết quả hoạt động, việc phân bổ ngân sách phải gắn với kết quả đạt được. Đơn vị được tự chủ trong việc phân phối và sử dụng kinh phí được cấp với điều kiện cam kết đảm bảo chất lượng và kết quả hoạt động của mình. Bên cạnh đó, đơn vị cũng cần nâng cao tinh thần tiết kiệm, chủ động và phát huy các sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả của đơn vị.

Thứ hai: Phân phối và sử dụng nguồn tài chính ngồi NSNN

Các đơn vị đào tạo bồi dưỡng được sử dụng nguồn tài chính ngồi ngân sách để trang trải các khoản chi. Thẩm quyền quyết định các khoản chi tiêu của đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng tuỳ thuộc và mức độ tự chủ tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, dù quyền tự chủ ở mức nào thì nhìn chung xu hướng các nước trên thế giới đều giao quyền quyết định nhiều hơn đối với các khoản chi tiêu từ kinh phí ngồi ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công. Mức độ tự chủ cao nhất là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cơng lập được tồn quyền quyết định các khoản chi và mức chi trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Mức độ tự chủ thấp hơn là lãnh đạo các đơn vị này quyết định mức chi tiêu và các khoản chi trên cơ sở tuân thủ pháp luật và các tỷ lệ khống chế chi cũng như mức trần về khoản chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

27

Việc quản lý chi tiêu từ nguồn kinh phí ngồi NSNN vẫn phải đảm bảo thực hiện theo những nguyên tắc nhất định là tuân thủ pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, tính dân chủ, cơng khai, minh bạch.

1.2.3. Chu trình quản lý chi thường xuyên ngân sách tại đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng

1.2.3.1. Khái niệm quản lý chi thường xuyên NSNN và chu trình chi ngân sách tại đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng

a, Khái niện quản lý chi thường xuyên NSNN

Quản lý chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng là một khái niệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đối với quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực NSNN nhằm thực hiện các chức năng vốn có của các cơ sở GD&ĐT trong việc triển khai chức năng, nhiệm vụ được giao.

Xét về phương diện cấu trúc, quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng bao gồm hệ thống các yếu tố sau:

Đối tượng quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng: là toàn bộ các khoản chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng.

Chủ thể quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng là thủ trưởng các cơ quan đơn vị được giao sử dụng ngân sách.

Công cụ và phương pháp quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vi sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng: công cụ quản lý gồm các chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành tác động lên đối tượng và chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý chi NSNN.

Sự tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng, đó là sử dụng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng một cách hợp lý, tiết kiệm.

28

b, Chu trình chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chu trình chi ngân sách hay cịn gọi là quy trình chi ngân sách gồm tồn bộ hoạt động của một ngân sách từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng, chu trình NSNN được thực hiện qua 3 khâu nối tiếp nhau đó là lập dự tốn, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.

Một là, Lập dự toán chi thường xuyên NSNN

Lập dự toán NSNN là lập kế hoạch các khoản thu – chi của đơn vị trong một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự tốn ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định.

Hàng năm, căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan, căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, căn cứ mức độ tự chủ đã được phê duyệt, đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng lập dự toán cho năm kế hoạch, báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên thẩm định.

Căn cứ dự tốn chi chi NSNN được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng lập phương án phân bổ cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Đơn vị sau khi nhận được dự toán NSNN do cấp có thẩm quyền giao, tiến hành phân bổ cho các đơn vị dự tốn trực thuộc (nếu có) theo quy định hiện hành.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt và phân bổ dự toán cho năm kế hoạch được thực hiện trước khi bắt đầu năm kế hoạch.

Hai là, Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

Căn cứ dự toán NSNN được giao, căn cứ kế hoạch, chương trình cơng tác và tình hình thực hiện nhiệm vụ chun mơn, đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng thực hiện rút dự tốn kinh phí NSNN cấp từ KBNN để chi cho các hoạt động của đơn vị.

29

Việc thực hiện chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc: có trong dự tốn đã được phê duyệt, đảm bảo đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, thực hiện đúng quy định về thẩm quyền quyết định chi.

Khi rút dự toán từ KBNN, đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng phải lập giấy rút dự toán kèm theo hồ sơ thanh toán theo quy định. Trường hợp chưa đủ điều kiện để thanh toán trực tiếp, đơn vị sự nghiệp được tạm ứng để chi trước và thực hiện thanh toán tạm ứng sau khi đã có đủ chứng từ thanh tốn.

Ba là, Quyết toán chi thường xuyên NSNN

Kết thúc năm ngân sách, đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng phải lập, tổng hợp, báo cáo quyết toán chi NSNN gửi cơ quan chủ quản cấp trên thẩm định, xét duyệt. Cơ quan tài chính cấp trên thực hiện thẩm định, xét duyệt quyết

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường nghiệp vụ thuế tổng cục thuế (Trang 31 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)