Tổng hợp kết quả công tácđào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2018-2020

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường nghiệp vụ thuế tổng cục thuế (Trang 66 - 78)

STT Nội dung

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng lớp Số lượng học viên Số lượn g lớp Số lượng học viên Số lượng lớp Số lượng học viên 1. Khoá học do Trường NVT chủ trì tổ chức 46 4.128 44 3.331 29 2.673 2. Khoá học phối hợp với các Cục thuế địa phương 59 3.661 39 2.897 18 1.666 3.

Khoá tập huấn phối hợp với các Vụ, đơn vị

7 795 5 2.872 1 80

Tổng 112 8.584 88 9.100 48 4.419

58

2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại Trường Nghiệp vụ Thuế

2.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Trường Nghiệp vụ Thuế

Công tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế được thực hiện dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về quản lý ngân sách nhà nước và đào tạo bồi dưỡng công chức. Một số văn bản chủ yếu như: Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 15/08/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; các Quyết định ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của Tổng cục Thuế, Trường Nghiệp vụ Thuế...

Chi tiết các văn bản là cơ sở pháp lý thực hiện công tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế theo Phụ lục 02 đính kèm.

2.2.2. Mơ hình quản lý tài chính

Căn cứ quy định tại Luật NSNN ngày 25 tháng 06 năm 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách thì các đơn vị dự tốn trong ngành Thuế hiện nay được tổ chức theo ngành dọc từ Tổng cục Thuế đến các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế và các Chi cục Thuế quận, huyện theo 3 cấp dự toán: Đơn vị dự toán cấp II, đơn vị dự toán cấp III và đơn vị dự toán cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III, cụ thể như sau:

59

Tổng cục Thuế: là đơn vị dự tốn cấp II, được Bộ Tài chính (đơn vị dự toán cấp I) giao dự toán và phân bổ dự toán cho các đơn vị thuộc và trực thuộc. Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cơng tác quản lý tài chính và quyết tốn ngân sách của tồn ngành Thuế.Nhiệm vụ dự toán cấp II được giao cho Vụ Tài vụ Quản trị - Tổng cục Thuế làm đầu mối thực hiện.

Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: là đơn vị dự toán cấp III được Tổng cục Thuế giao dự tốn, có trách nhiệm tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn và quyết toán ngân sách của Cục Thuế và các Chi cục Thuế.

Chi cục Thuế các quận, huyện: Là đơn vị dự toán cấp dưới củađơn vị dự tốn cấp IIII được nhận kinh phí để thực hiện cơng tác kế toán và quyết toán NSNN theo quy định.

Trường Nghiệp vụ Thuế: từ năm 2015 trở về trước, Trường là đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Tổng cục Thuế đồng thời là đơn vị dự toán cấp cơ sở. Từ năm 2016 đến nay, sau khi Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế được thành lập, Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện giao dự tốn, tổ chức thực hiện cơng tác kế toán và quyết toán ngân sáchtại trụ sở Trường và tại Phân hiệu Thừa Thiên - Huế.

Mơ hình quản lý chi ngân sách của Trường Nghiệp vụ Thuế được biểu diễn qua sơ đồ:

Bộ tài chính Tổng cục thuế Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Các đơn vị trực thuộc tổng cục

Chi cục thuế quận

huyện Phân hiệu và đơn vị dự toán cấp dưới của dự tốn cấp III

60

Cơng tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế được thực hiện thống nhất qua một đầu mối là Phịng Tổ chức – Hành chính. Phịng Tổ chức Hành chính có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Trường trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các Phòng, Khoa, Phân hiệu. Phân hiệu tại Thừa Thiên - Huế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường Nghiệp vụ Thuế, có tài khoản, con dấu riêng, cơng tác quản lý tài chính tại Phân hiệu thực hiện ở Phịng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ.

Cơng tác lập dự toán, chấp hành dự toán và thực hiện quyết toán chi thường xuyên NSNN tại Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Cơng tác kế toán thực hiện theo các quy định về chứng từ thu chi ngân sách, mục lục ngân sách, hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo.

Hàng năm, Trường Nghiệp vụ Thuế được Tổng cục Thuế cấp kinh phí trên cơ sở dự tốn và định mức phân bổ của ngành. Trường hợp tiết kiệm chi phí thường xun thì Trường được sử dụng tồn bộ nguồn tiết kiệm để chi thu nhập tăng thêm cho người lao động và đầu tư, trang bị máy móc thiết bị, cơ sở vật chất theo quy định của Tổng cục. Các khoản chi thường xuyên được thực hiện theo định mức quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, đảm bảo không vượt quá quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Đối với các khoản chi không thường xuyên được NSNN cấp, Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện chi tiêu theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn, định mức, phân cấp uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ và các quy định về đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp. Trường Nghiệp vụ Thuế được tự quyết định phương án phân bổ dự toán NSNN chi hoạt động thường xuyên theo từng nội dung của Mục lục NSNN trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành.

2.2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại Trường Nghiệp vụ Thuế

2.2.3.1. Quy trình lập, chấp hành và quyết tốn chi thường xuyên ngân sách

61

Lập dự toán là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý nguồn kinh phí được cấp. Đây là khâu quan trọng, làm tiền đề cho các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành dự tốn. Dự tốn kinh phí phải phù hợp với tình hình chi tiêu thực tế của đơn vị, bám sát các chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn hiện hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chấp hành dự toán cũng như kiểm soát hoạt động chi tiêu của đơn vị.

Lập dự toán NSNN phải đảm bảo các yêu cầu:

- Dự toán phải tổng hợp đầy đủ các nguồn kinh phí, phân tích, dự báo tương đối chính xác các nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán;

- Dự toán được lập từ cấp cơ sở, từ các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí, việc thẩm định và phân bổ phải được thực hiện công khai, dân chủ, cân đối hợp lý giữa nguồn kinh phí các nhiệm vụ chi;

- Dự tốn phải được lập chính xác, đầy đủ các nội dung theo quy định, đảm bảo tính thống nhất để dễ dàng tổng hợp; phải có thuyết minh chi tiết cơ sở xây dựng dự toán;

- Dự tốn phải được hồn thành và nộp cho cấp có thẩm quyền đúng thời hạn quy định.

Trường Nghiệp vụ Thuế ln nhận thức rõ vai trị của khâu lập dự tốn nên việc quy trình thực hiện lập dự tốn chi NSNN ln được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, đúng quy định.

Để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên trong cơng tác lập dự tốn, Trường Nghiệp vụ Thuế phải tuân thủ các căn cứ sau đây trong q trình lập dự tốn:

- Chiến lược phát triển Trường Nghiệp vụ Thuế được Tổng cục Thuế phê duyệt theo từng giai đoạn;

- Hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN của Tổng cục Thuế;

- Tình hình thực hiện dự tốn NSNN năm trước và dự kiến tình hình thu – chi NSNN năm đang thực hiện;

- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dự kiến triển khai trong năm tiếp theo; - Chế độ, định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, quy chế chi tiêu nội bộ của Trường;

62

- Tình hình giá cả thị trường thời điểm hiện tại và xu thế biến động giá trong năm kế hoạch.

Trình tự thực hiện lập dự tốn của Trường Nghiệp vụ Thuế hàng năm như sau:

Bước 1: Căn cứ cơng văn hướng dẫn xây dựng dự tốn thu, chi NSNN của Tổng cục Thuế vào khoảng tháng 5 năm hiện tại, Phòng Tổ chức – Hành chính nghiên cứu các yêu cầu, mẫu biểu quy định, soạn thảo văn bản đề nghị các Phòng, Khoa, Phân hiệu căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch chương trình cơng tác trong 2 năm kế tiếp để làm căn cứ xây dựng dự toán.

Bước 2: Căn cứ kế hoạch, chương trình cơng tác của các Phịng, Khoa, Phân hiệu, căn cứ định mức, chế độ hiện hành Phòng Tổ chức – Hành chính xây dựng dự tốn thu chi NSNN, xin ý kiến lãnh đạo Trường và các Phòng, Khoa, Phân hiệu.

Bước 3: Trên cơ sở rà soát, thống nhất ý kiến của các Phòng, Khoa, Phân hiệu, Phòng Tổ chức – Hành chính hồn thiện dự tốn chi NSNN trình Giám đốc Trường phê duyệt và báo cáo Tổng cục Thuế.

Trong năm thực hiện, khi có phát sinh nhiệm vụ chi đột xuất ngồi dự tốn được giao hoặc không thực hiện được nhiệm vụ chi được giao, Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự tốn chi NSNN theo trình tự sau:

Bước 1: Căn cứ văn bản đề nghị điều chỉnh dự tốn của Tổng cục Thuế (thơng thường vào tháng 5 và tháng 9 hàng năm), Phòng Tổ chức – Hành chính phối hợp với các Phịng, Khoa, Phân hiệu rà sốt tình hình thực hiện dự tốn đang triển khai trong năm báo cáo. Trường hợp cần điều chỉnh, các Phịng, Khoa, Phân hiệu giải trình cụ thể chức năng nhiệm vụ đột xuất được giao hoặc lý do không thực hiện dự toán được giao.

Bước 2: Phịng Tổ chức – Hành chính tổng hợp nhu cầu điều chỉnh dự tốn của các Phịng, Khoa, Phân hiệu, báo cáo Giám đốc Trường xem xét quyết định

Bước 3: Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Trường, Phịng Tổ chức – Hành chính hồn thiện các báo cáo, biểu mẫu điều chỉnh dự toán theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, trình Giám đốc Trường phê duyệt và báo cáo Tổng cục Thuế.

63

Bảng 2.5: Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của Trường Nghiệp vụ Thuế trong giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Triệu đồng

Năm ngân sách Cơ quan Trường Nghiệp vụ Thuế

Phân hiệu Thừa Thiên – Huế Tổng dự toán chi thường xuyên NSNN Năm 2018 22.243 18.199 40.442 Năm 2019 22.551 18.450 41.001 Năm 2020 15.730 12.870 28.601

(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN Trường Nghiệp vụ Thuế năm 2018, 2019, 2020)

b. Chấp hành dự toán

Chấp hành dự toán là khâu quan trọng trong chu trình ngân sách tại các đơn vị dự tốn nói chung và Trường Nghiệp vụ Thuế nói riêng. Việc chấp hành dự toán một cách nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chính là thước đo đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng NSNN.

Việc chấp hành dự toán của Trường Nghiệp vụ Thuế được thực hiện nghiêm túc trên cơ sở tuân thủ các quy trình, thủ tục, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

Mặt khác việc chấp hành dự tốn cũng địi hỏi phải phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các khoản chi tiêu không hợp lý, vượt định mức, sai nội dung, khơng có trong dự tốn để đảm bảo thực hiện đúng quy định hiện hành.

Quy trình thủ tục chấp hành dự toán của Trường Nghiệp vụ Thuế như sau: Bước 1: các Phòng, Khoa căn cứ kết quả hoạt động nhiệm vụ được giao, tập hợp chứng từ thanh toán các khoản chi liên quan, báo cáo lãnh đạo phụ trách.

Bước 2: Phịng Tổ chức – Hành chính thực hiện rà sốt chứng từ, nội dung, định mức chi và đối chiếu với dự toán đã lập để lập chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành của chế độ kế toán, chế độ kiểm soát chi kho bạc.

64

Bước 3: Phịng Tổ chức – Hành chính trình lãnh đạo Trường phê duyệt chứng từ theo phân cấp, uỷ quyền của Giám đốc, gửi chứng từ đến KBNN thành phố Hà Nội thực hiện giải ngân.

Bước 4: Ghi sổ, hạch toán kế toán, lưu trữ chứng từ theo quy định.

c. Quyết toán chi thường xuyên NSNN

Sau khi kết thúc năm tài chính và sau thời gian chỉnh lý ngân sách nhà nước (ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo), Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện khóa sổ, lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn chi thường xuyên NSNN để báo cáo Tổng cục Thuế. Quy trình Quyết tốn chi thường xun NSNN như sau:

Bước 1: Tổng cục Thuế ban hành công văn hướng dẫn về khóa sổ và quyết tốn chi thường xuyên NSNN của năm trước gửi các đơn vị trực thuộc trong đó có Trường Nghiệp vụ Thuế, trong đó nêu rõ các mẫu biểu, báo cáo phục vụ cơng tác quyết tốn trong tồn ngành.

Bước 2: Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thuế, Trường Nghiệp vụ Thuế và Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế thực hiện khóa sổ, đối chiếu tình hình thực hiện dự tốn chi thường xuyên NSNN tại trụ sở Trường và Phân hiệu với kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch, hồn thành báo cáo tài chính và báo cáo Quyết tốn.

Bước 3: Phịng Tổ chức – Hành chính tiến hành tổng hợp báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn chi thường xun NSNN của tồn Trường (bao gồm trụ sở Trường và Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế), trình Giám đốc Trường phê duyệt và báo cáo Tổng cục Thuế.

Bước 4: Tổng cục Thuế (Vụ Tài vụ quản trị) rà soát báo cáo, sắp xếp thời gian trực tiếp thẩm định và xét duyệt quyết tốn chi NSNN, lập Biên bản và Thơng báo thẩm định, xét duyệt trong đó nêu rõ các nhận xét, kiến nghị, đề xuất liên quan đến cơng tác quản lý tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế.

65

Bảng 2.6: Tình hình quyết tốn chi thường xuyên NSNN của Trường Nghiệp vụ Thuế giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung 2018 2019 2020

1. Tổng số chi được sử dụng trong năm 40.442 41.001 1.1. Nguồn kinh phí NSNN

cấp và đề nghị quyết toán

33.004 33.258 23.556

- Chi thanh toán cho cá nhân 14.281 15.277 15.671

- Chi đào tạo. bồi dưỡng 7.653 4.728 2.558

- Chi tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề 812 846 874

- Chi quản lý hành chính 9.282 9.403 3.754

- Chi đàu tư xây dựng 0 2.595 0

- Chi sửa chữa tài sản 0 175 683

- Chi mua sắm tài sản 938 204 16

- Chi ứng dụng CNTT 38 31

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN Trường Nghiệp vụ Thuế giai đoạn 2018-2020)

Trên đây là các quy trình lập, chấp hành và quyết tốn NSNN tại Trường Nghiệp vụ Thuế. Quy trình này được thực hiện đầy đủ và thống nhất trong các năm từ 2018-2020, góp phần bảo đảm cơng tác quản lý tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện theo đúng quy định hiện hành và kịp thời phát hiện sai sót cần phải khắc phục.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế

Việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế được thực hiện theo các quy định về chấp hành dự tốn trong chu trình ngân sách. Nguồn kinh phí chủ yếu của Trường Nghiệp vụ Thuế là từ NSNN, vì vậy, việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính của Trường cũng tương ứng với nguồn thu, nguồn NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi, chi từ nguồn khác rất hạn chế.

66

Bảng 2.7. Tổng hợp tình hình phân phối và sử dụng nguồn tài chínhgiai

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường nghiệp vụ thuế tổng cục thuế (Trang 66 - 78)