5. Cấu trúc của luận văn
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhànước
Một là, cần hồn thiện hệ thống chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn
sử dụng ngân sách phù hợpvới điều kiện kinh tế xã hội hiện tại.
Hiện nay, nhiều quy định về định mức chi tiêu áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp cơng lập đã được xây dựng từ rất lâu, các mức chi khơng cịn phù hợp nhưng vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như: chi cho công tác đào tạo bồi dưỡng (Thông tư 139/2010/TT-BTC 21/9/2010 của Bộ Tài chính được ban hành từ năm 2010), chi cho công tác tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề (Quyết định số 1486/QĐ-BTC được ban hành năm 2009), chi khoán điện thoại cho lãnh đạo đơn vị (thực hiện theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ từ năm 2001, Thông tư số 29/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính từ năm 2003).... Hầu hết các mức chi theo các văn bản trên đều q thấp, khơng cịn phù hợp với tình hình hiện tại, dẫn đến rất khó khăn trong q trình triển khai thực hiện. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường cơng tác rà sốt, sửa đổi, bổ sung, hồn thiện hệ thống văn bản pháp lý quy định chính sách, chế độ, định mức tiêu chuẩn cho phù hợp.
Hai là, cần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đổi mới các đơn vị sự
nghiệp công lập theo chủ trương đã đề ra.
Ngay sau khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP được ban hành, Chính phủ đã triển khai một loạt biện pháp phân công cụ thể, rõ ràng công việc để thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, hiện nay việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn rất chậm. Các nghị định hướng dẫn về việc xây dựng phương án tự chủ của các đơn vị sự nghiệp trong từng ngành và lĩnh vực chưa được ban hành, dẫn đến các đơn vị lúng túng khi triển khai thực hiện. Trong giai đoạn tới, Trường Nghiệp vụ Thuế tiếp tục hoàn thiện phương án tự chủ tài chính nhưng với các quy định hiện tại, Trường Nghiệp vụ Thuế
118
sẽgặp nhiều khó khăn trong việc xác định giá dịch vụ công, tỷ lệ tự chủ tài chính để xác định loại hình đơn vị sự nghiệp phù hợp.
Ba là, hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi của KBNN
Cơ quan KBNN có chức năng quản lý quỹ NSNN và là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN. Việc kiểm soát chi NSNN cần tập trung vào kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ thanh toán, đảm bảo nội dung chi nằm trong dự toán được giao, chi đúng theo mục lục ngân sách và tuân thủ đầy đủ định mức, tiêu chuẩn chi tiêu NSNN hiện hành. KBNN cũng cần tăng cường đơn đốc, kiểm tra việc thanh tốn tạm ứng kho bạc theo đúng quy định, đặc biệt là các trường hợp tạm ứng tiền mặt, tránh tình trạng đơn vị lợi dụng rút tiền mặt kho bạc về quá nhiều mà chưa sử dụng, tồn quỹ tiền mặt lớn.
Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp trong quản lý điều hành chi
NSNN cho các đơn vị dự toán theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị.
Hiện nay, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã ban hành các Quy chế về việc phân cấp ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm tập trung trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và hệ thống Thuế. Tuy nhiên, việc phân cấp cịn tương đối ít, chưa phù hợp với thực tế dẫn đến các đơn vị trực thuộc khó chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ, Trường Nghiệp vụ Thuế chỉ có thẩm quyền quyết định danh mục mua sắm tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/đơn vị. Trong khi trên thực tế để phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng tại Phân hiệu cần nhiều tài sản có giá trị lớn như hệ thống camera giám sát, máy phát điện công suất lớn, hệ thống bếp ăn, giặt là …. Tồn bộ tài sản có giá trị lớn phải báo cáo Tổng cục Thuế để phê duyệt danh mục, việc điều chỉnh danh mục khi có thay đổi về giá cả… đều phụ thuộc vào Tổng cục, dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, không triển khai thực hiện kịp thời. Trong lĩnh vực công nghệ thơng tin, tồn bộ máy tính, máy in, thiết bị mạng … của Trường Nghiệp vụ
119
Thuế đều phải thực hiện mua sắm tập trung tại cơ quan Tổng cục Thuế.Việc mua sắm tập trung trong toàn ngành thường được thực hiện hàng năm với nhiều thủ tục vì giá trị lớn, thời gian triển khai mua bán tương đối lâu, không kịp thời đáp ứng nhu cầu của đơn vị.
Năm là, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực
cho cơng tác quản lý tài chính.
Để thực hiện cơng tác quản lý tài chính một cách độc lập, khách quan, chuyên sâu, chuyên nghiệp, tại trụ sở Trường cần thiết phải thành lập Phòng Tài chính – Kế tốn riêng độc lập tách khỏi Phịng Tổ chức – Hành chính như hiện tại. Đối với Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế, về lâu dài, bộ phận kế toán tài vụ cũng cần tách khỏi Phịng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ như hiện nay. Hiện tại Trường Nghiệp vụ Thuế được Tổng cục Thuế giao biên chế là 59 người, số có mặt đến thời điểm hiện tại theo biên chế là 54 người, còn lại là lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP làm công tác bảo vệ, tạp vụ, kỹ thuật. Nguồn nhân lực của Trường Nghiệp vụ Thuế cịn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cơng việc, đặc biệt tại bộ phận Tài chính – Kế tốn. Đề nghị Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét tăng chỉ tiêu biên chế cho Trường Nghiệp vụ Thuế để bố trí vào các cơng việc chun môn, thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng nói chung và cơng việc tài chính – kế tốn nói riêng.