Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường nghiệp vụ thuế tổng cục thuế (Trang 81 - 93)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2018-2020, Trường Nghiệp vụ Thuế đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong cơng tác quản lý tài chính. Trường đã chủ động trong sử dụng nguồn kinh phí được giao, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ

73

đào tạo bồi dưỡng cho công chức ngành Thuế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết quả cụ thể như sau:

2.3.1.1. Về việc thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2018-2020

Trường Nghiệp vụ Thuế đã thực hiện tốt công tác quản lý chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt tập trung vào các nội dung:

- Triển khai tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch được Tổng cục phê duyệt hàng năm nhằm đáp ứng u cầu nâng cao trình độ cho cơng chức ngành Thuế để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Quản lý, vận hành có hiệu quả cơng trình Trung tâm bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính miền Trung tại Thừa Thiên – Huế. Việc khai thác, sử dụng cơng trình được đánh giá là hiệu quả, cơng suất sử dụng lên đến gần 90%.

- Tổ chức tốt công tác thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về Thuế góp phần thực hiện phát triển đội ngũ đại lý thuế theo chiến lược hỗ trợ người nộp thuế do Tổng cục đề ra.

2.3.1.2. Về việc thực hiện cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2018-2020

a. Chi thanh toán cá nhân

Trường Nghiệp vụ Thuế đã thực hiện chi thanh tốn cá nhân và quản lý hành chính theo đúng quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

Đối với chi thanh toán cá nhân, Trường Nghiệp vụ Thuế thực hiện chi trả cho cá nhân đúng định mức, tiền lương và thu nhập tăng thêm của người lao động không quá 1,8 lần mức tiền lương do Nhà nước quy định. Việc chi thu nhập tăng thêm được thực hiện nghiêm túc, gắn liền với kết quả thực hiện nhiệm vụ, thông qua kết quả bình bầu thi đua hàng quý, không cao bằng. Trường Nghiệp vụ Thuế đã triển khai các biện pháp tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính, tạo nguồn chi bổ sung thu nhập cho người lao động với mức tối đa là 0,2 tháng lương và chi khen thưởng phúc lợi cho người lao động là 2,5 tháng lương thực hiện. Thu nhập bình qn của cơng chức, viên chức, người lao động từng năm như sau:

74

Bảng 2.10. Thu nhập của công chức, viên chức người lao động Trường Nghiệp vụ Thuế giai đoạn 2018-2020 Trường Nghiệp vụ Thuế giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung Năm

2018

Năm 2019

Năm 2020 1 Số lượng cơng chức, viên chức, người lao động bình qn trong năm 113 112 103 2 Tiền lương

Tổng quỹ lương 6.001 6.431 5.778

Tiền lương bình quân 4.4 4.7 4.6

3 Thu nhập tăng thêm

Tổng nguồn thu nhập tăng thêm 3.621 4.006 4.082 Thu nhập tăng thêm bình quân 2.6 2.9 3.3

4 Thu nhập bổ sung

Tổng nguồn thu nhập bổ sung 903 692 713 Thu nhập bổ sung bình quân 0,6 0,5 0,6

5 Khen thưởng phúc lợi

Tổng quỹ khen thưởng phúc lợi 1.888 1.920 3.023 Khen thưởng, phúc lợi bình quân 2,6 2,5 2,5

6 Tổng thu nhập bình quân đầu người 9.1 9.7 11

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN Trường Nghiệp vụ Thuế giai đoạn 2018-2020)

Bảng trên thể hiện các khoản chi thanh toán cá nhân (tiền lương, bổ sung thu nhập, khen thưởng phúc lợi) của công chức, viên chức, người lao động Trường Nghiệp vụ Thuế tăng dần theo từng năm.

Đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy nhà trường và đảm bảo đời sống vật chất của các cán bộ giáo viên. Nhóm chi này bao gồm: Chi lương; phụ cấp; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn; tiền cơng; thưởng và phúc lợi tập thể. Hiện nay Nhà nước có những chính sách quan tâm hơn đến đời sống của cán bộ công chức, viên chức bằng việc số chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn và khơng ngừng tăng lên.

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy đối với nhóm chi thanh tốn cá nhân vẫn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, tổng thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo từng năm. Việc tăng lương này chủ yếu là do Nhà nước đã có 03 lần sự điều chỉnh tăng mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên chức cụ thể:

75

từ 01/07/2017 đến 06/2018 lương cơ bản từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng, từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2019 lương cơ bản từ 1.300.000 đồng/tháng tăng lên 1.390.000 đồng/tháng, từ tháng 07/2019 đến nay tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng. Điều này đã làm cho khoản chi lương vào năm 2019 và năm 2020 tăng lên đáng kể. Chứ việc tăng số lượng viên chức trong các trường trong hai năm qua tăng là không nhiều. Đồng thời hàng năm số người được tăng lương theo ngạch bậc và tăng lương trước hạn do có nhiều thành tích trong cơng việc cũng nhiều hơn, số người đủ điều kiện thi thăng hạng lên Chuyên viên chính cũng tăng dẫn đến khoản chi lương của các năm 2019, 2020 cao. Hiện nay với mức giá cả đang tăng cao thì mức lương hiện tại cho cán bộ cơng chức, viên chức cịn q thấp do vậy nhiều cán bộ, công chức, viên chức mức thu nhập không đủ cho nhu cầu chi tiêu điều đó có thể làm cho nhiều giáo viên không tâm huyết với việc dạy học. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc tăng nguồn chi lương qua các năm là rất hợp lý để góp phần nâng cao cuộc sống hàng ngày của cán bộ, giáo viên của Trường.

Trong quá trình thực hiện chi lương so với dự toán đề ra đã sát với thực tế hơn, khoản vượt dự toán đã giảm. Đạt được con số này là do công tác lập dự tốn đã được chú trọng hơn (cơng tác đánh giá nhu cầu chi đã sát thực tế hơn), cơng tác kiểm tra, kiểm sốt trong q trình cấp phát nguồn kinh phí đã có phần chặt chẽ, tiết kiệm hơn.

Ngồi lương CCVC cịn được hưởng thu nhập tăng thêm bình quân tối đa 0.8 lần so với tiền lương do Nhà nước quy định, bao gồm lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp được quy định.

Để ổn định tâm lý, khuyến khích động viên người lao động theo nghị định 68 tại Phân hiệu, Trường Nghiệp vụ Thuế trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chi hỗ trợ bổ sung thu nhập và chi hỗ trợ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động từ nguồn 0,5 điều hành tập trung của ngành. (Điều 8, khoản 2, điểm

2.4 Quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1818/QĐ-TCT ngày 28/9/2016 của Tổng cục Thuế: “Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết

76

định chi khen thưởng và phúc lợi tối đa 0,5 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm… chi phúc lợi đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên”). Đây là khoản chi hỗ trợ nguồn thu nhập từ lương của CCVC. Mặc dù

lương của CCVC những năm gần đây đã có nhiều cải cách nhưng để có thể đảm bảo cuộc sống của họ thì lương vẫn chưa đủ nên khoản chi phụ cấp sẽ là bổ sung thêm để giúp CCVC có đời sống tốt hơn và yên tâm giảng dạy.

Khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản chi nhằm mục đích ổn định cuộc sống CCVC khi đau ốm, khi gặp phải những khó khăn đột xuất và đảm bảo cuộc sống của họ khi hết tuổi lao động. Trong những năm qua khoản này cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của lương.

Khoản chi về thưởng cho cán bộ CCVC: Khoản này nhằm khuyến khích cho cán bộ CCVC phấn đấu trong công các giảng dạy; tâm huyết với nghề và luôn luôn thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp với điều kiện mới. Khoản chi cho thưởng cán bộ giáo viên tăng lên qua các năm và điều này đáng khích lệ. Và đây có thể coi là nguồn lực để động viên cán bộ giáo viên tích cực hơn trong cơng tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong các khoản chi cho con người thì chi trả tiền cơng chiếm tỷ lệ khơng lớn và thường xuyên có sự thay đổi qua các năm. Năm 2018 tổng quỹ lương chi 6.001 triệu đồng, năm 2019 tổng quỹ lương chi 6.431 triệu đồng, năm 2020 tổng quỹ lương chi 5.778 triệu đồng. Đây là khoản chi trả phụ thuộc vào tính chất cơng việc, khối lượng cũng như bị ảnh hưởng của nhân tố thị trường nên thường khó xác định dự tốn hàng năm. Năm 2020 do tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động nhất là cả thế giới đang gồng mình để đẩy lùi dịch bệnh tồn cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, giá cả thị trường tăng cao nên khoản chi này có sự tăng lên đáng kể và vượt dự tốn là điều khơng tránh khỏi.

Nhìn chung nhóm mục chi cho con người có tăng qua các năm song chỉ một phần nào đáp ứng được đời sống vật chất của đội ngũ giáo viên chứ chưa thực sự đảm bảo được chất lượng cuộc sống của họ và giúp họ chuyên tâm với nghề nghiệp. Do vậy Nhà nước ta cần có những chính sách mới để đảm bảo cuộc sống của cán bộ giáo viên tốt hơn nữa.

77

Ngồi những nội dung chi thanh tốn cá nhân khác như thanh tốn phụ cấp làm thêm giờ, tiền khơng nghỉ phép năm… công chức, viên chức, người lao động Trường Nghiệp vụ Thuế còn được chi khoản tiền hỗ trợ tương đương phụ cấp công vụ. Căn cứ quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Bộ Tài chính về chế độ phụ cấp cơng vụ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị sự nghiệp không được hưởng phụ cấp công vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng và động viên người lao động tại Trường Nghiệp vụ Thuế, với đặc thù của công tác đào tạo bồi dưỡng cần phải thu hút giảng viên từ các Vụ, đơn vị, Cục Thuế có kinh nghiệm về quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã phê duyệt cho công chức, viên chức, người lao động tại Trường Nghiệp vụ Thuế được hưởng hỗ trợ tương đương phụ cấp công vụ chi từ nguồn khen thưởng phúc lợi do Tổng cục Thuế điều hành tập trung (0.5 tháng lương tồn ngành Thuế). Bình quân khoản chi hỗ trợ hàng năm vào khoảng 500 triệu đồng và được quyết tốn vào nguồn phúc lợi khác của cơng chức, viên chức, người lao động Trường Nghiệp vụ Thuế.

b. Chi quản lý hành chính

Khoản chi này bao gồm chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng; chi về vật tư văn phịng; cơng tác phí, hội nghị phí, cơng vụ phí; Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, duy tu, bảo dưỡng; Chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành… khoản chi này thường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi thường xuyên của ngân sách cho giáo dục.

Tình hình chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho nhóm mục chi này được thể hiện cụ thể trong biểu 2.9. Đối với khoản chi phí nghiệp vụ chun mơn từng ngành bao gồm chi mua vật tư, hàng hố dùng cho cơng tác chun môn; chi trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng; chi mua, in ấn chỉ dùng cho chuyên môn của ngành; chi đồng phục, trang phục; sách tài liệu dùng cho công tác chuyên môn…Đây là khoản chi chiếm (7.2-9.2%)tổng chi nghiệp vụ chuyên môn). Trong 3 năm qua khoản chi này có sự giảm xuống do các nguyên nhân sau:

Do năm 2016, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế giao Trường Nghiệp vụ Thuế quản lý sử dụng cơ sở đào tạo bồi dưỡng tại Thừa Thiên – Huế, vì vậy, tất cả các

78

lớp đào tạo bồi dưỡng do Trường chủ trì tổ chức được tổ chức tại đây. Phân hiệu được lắp đặt mua sắm đầy đủ các trang thiết bị học tập và đảm bảo hoạt động công suất cao.

Do yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới nội dung giáo dục, nhiều môn học mới được đưa vào giảng dạy nên cần thiết phải có thêm giáo trình, tài liệu tham khảo cho giáo viên và các phương tiện giảng dạy cho nên số chi cho nhóm này phải tăng lên.

Do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy.

Từ các nguyên nhân trên dẫn tới tình hình chi ngân cho nhóm này tăng lên, số chi đó tăng lên đó cũng là tất yếu.

Đối với khoản chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, duy tu, bảo dưỡng bao gồm: Bảo trì và hồn thiện phần mềm máy tính; máy tính, máy fax, máy phơtơ, nhà cửa; đường điện, cấp thoát nước… Đây là khoản chi lớn thứ hai trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn và tăng lên qua các năm. Khoản chi này đóng vai trò rất quan trọng nhằm để đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất hoạt động bình thường. Việc chi sửa chữa thường xuyên có thể làm tăng thời hạn sử dụng các loại máy móc giảm thiểu tối đa khả năng máy hỏng sớm phải thay mới. Nên hàng năm việc giành một nguồn lực nhất định cho sửa chữa thường xuyên là cần thiết. Qua các năm khoản chi dùng cho hoạt động này có tăng lên một phần là do nhiều trường được trang bị các loại máy móc mới nên nhu cầu bảo trì và sửa chữa có tăng lên.

Đối với khoản chi về vật tư văn phòng bao gồm chi văn phịng phẩm; chi mua sắm cơng cụ, dụng cụ văn phòng. Năm 2018 khoản chi này là 441 triệu đồng đạt 5.09% dự toán tới năm 2019 tăng lên 653 triệu đồng và đến năm 2020 giảm xuống còn 266 triệu đồng. Điều này được xem là chưa hợp lý vì chi văn phịng chủ yếu là chi mua các loại sách báo, tài liệu, công cụ giảng dạy cho giáo viên. Đó là những khoản chi rất nhỏ thường gây lãng phí. Vì vậy, trong khâu quản lý chi ngân sách cần phải chú trọng đến khoản chi này sao cho đảm bảo chi tiêu hiệu quả nhất.

79

cơng tác phí: Mục chi này bao gồm chi về phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú... Đây là khoản chi mang tính chất gián tiếp cho nên việc cắt giảm tỷ trọng xuống là cần thiết. Chi cho hội nghị phí: Đây là khoản chi cho các hội nghị như sơ kết, tổng kết, hội nghị công nhân viên chức và ngày nhà giáo Việt Nam, tiếp đoàn ra đoàn vào... Khoản chi này phụ thuộc vào số lần hội nghị và quy mô mỗi lần hội nghị. Khoản chi này địi hỏi phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Nên ưu tiên việc sử dụng cho các cuộc hội thảo chun mơn góp phần nâng cao cơng tác giảng dạy. Chi cho thông tin, tuyên truyền, liên lạc gồm chi trả cước phí điện thoại trong nước; chi quảng cáo; sách báo, tạp trí, thư viện…Chi thuê mướn gồm thuê phương tiện vận chuyển; thuê thiết bị các loại…Hai khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi nghiệp nhưng nó là khoản chi cần thiết khơng thể thiếu. Các khoản chi này chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường, trong các năm gần đây giá cả thị trường có sự biến động mạnh nên tổng chi cho hai mục này có sự tăng lên.

Ngồi chi cho con người chi cho nghiệp vụ chun mơn cũng đóng vai trị thiết yếu khơng thể thiếu được trong q trình giảng dạy và học tập. Nhằm đáp ứng phương tiện học tập, giúp cho quá trình truyền đạt kiến thức của giáo viên đạt hiệu quả, dễ tiếp thu. Nhóm chi này đáp ứng kinh phí cho việc mua tư liệu, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, giảng dạy... nhưng mức độ chi thì phụ thuộc vào cơ sở vật chất, quy mô cấp học của từng loại trường. Trên thực tế khoản chi này còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện.

Trường đã triển khai nhiều biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như tuyên truyền phổ biến và các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm điện, nước, điện thoại, khốn cơng tác phí… Nhờ đó, kinh phí chi quản lý hành chính được tiết kiệm nhằm chi bổ sung thu nhập và khen thưởng phúc lợi

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường nghiệp vụ thuế tổng cục thuế (Trang 81 - 93)