.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 28 - 32)

Sự phát triển khoa học - kỹ thuật từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, xu thế

hội nhập tồn cầu hố, phát triển kinh tế tri thức đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống và xã hội trong đó có GDNN.

Giáo dục nghề nghiệp ngày nay đã thúc đẩy con người trở thành nhân tố, nguồn lực và là yếu tố cơ bản, có vai trị quyết định nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Các nhà kinh tế trên thế giới đã khẳng định rằng đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục nghề nghiệp là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Ở Việt Nam, trong nhiều văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhấn mạnh vấn đề này. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt nam khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” GDNN là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề đến cao đẳng nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và có khả năng học tập nâng cao, liên thông giữa các cấp học với nhau

Từ năm 1986 đến nay, ngành giáo dục và đào tạo đã liên tục đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như chuyển từ mơ hình đào tạo khép kín sang mơ hình giáo dục mở với hệ thống giáo dục tạo điều kiện cho người học có thể học tập suốt đời, liên tục, liên thông giữa các cấp học, ngành học….Tuy nhiên thực tiễn cho thấy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở nước ta cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là về năng lực, kỹ năng nghề nghiệp. Sản phẩm đào tạo của các trường cao đẳng, đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của DN do còn tách rời giữa cơ sở đào tạo với tổ chức DN sử dụng sản phẩm đào tạo.

Đào tạo nhân lực luôn là vấn đề quan tâm của DN hiện nay. Một trong những khó khăn hiện nay mà nhiều DN đang gặp phải là thiếu lao động có trình độ đáp ứng được các yêu cầu của DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Số liệu thống kê từ BLĐ-TBXH cho thấy, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong quý II/2016 đã tăng 16.400 người so với quý I/2016. Trong số 1,1 triệu người thất nghiệp có tới 418.200 người có chun mơn kỹ thuật. Nhóm có số người thất nghiệp nhiều nhất là nhóm trình độ đại học trở lên có 191.300 người, tiếp đến là nhóm cao đẳng có 94.800 người và trung cấp có 59.100 người [13]. Một trong những bức xúc trong đào tạo nghề hiện nay là đào tạo chưa gắn liền với thực tế, với nhu cầu của DN. Nên cơ sở đào tạo chưa tạo được niềm tin của DN, họ phải đào tạo lại khi sản phẩm lao động của cơ sở đào tạo được nhận vào làm việc tại DN. Xuất phát từ những lý do trên nên đại đa số các sinh viên tốt nghiệp ra trường kiếm được việc làm là rất khó khăn. Một nghịch lý là DN tuyển lao động ngày càng khó khăn hơn trong cơng tác tuyển dụng, cịn lượng HS-SV tốt nghiệp của các trường bị thất nghiệp ngày càng dầy lên, do quá trình đào tạo chưa đáp ứng được chuẩn năng lực theo vị trí việc làm. Các DN thường xuyên than phiền chương trình đào tạo cịn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực tế.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ thuật bậc cao. Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là cơng việc khó khăn vì các ứng viên khơng có kỹ năng phù hợp, hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề cụ thể. Về chất lượng nguồn nhân lực, nếu lấy thang điểm 10 thì Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm; xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của WB. Trong khi đó, Hàn Quốc đạt 6,91; Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan lần lượt đạt 5,76; 5,59 và 4,94 [13]

Trước những khó khăn về đầu ra của các trường nghề, trường Cao đẳng nghề Đường Sắt đã ý thực được vấn đề “Đào tạo nghề phải gắn kết với DN”, tuy nhiên thực tiễn DN vẫn chưa thiết tha, tập trung cao cho đào tạo, nên nhiều DN hoạch định nguồn lực khơng chính xác theo nhu cầu hiện tại. Nhiều văn bản ghi nhớ, hợp đồng đào tạo không triển khai được.

Thực tế trên cho thấy lợi ích từ sự hợp tác đào tạo giữa NT và DN chưa gặp nhau. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã khẳng định tầm quan trọng của việc đào tạo theo định hướng gắn NT với DN trong đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc CNH-HĐH đất nước, những năm gần đây như Phùng Xn Nhạ với “Mơ hình đào tạo gắn với nhu cầu DN ở Việt Nam hiện nay” [10]; Bùi Văn Hồng với “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ trung cấp chuyên nghiệp gắn NT với DN” [4]. ..v.v. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy quy trình đào tạo nghề theo định hướng gắn NT với DN bao gồm 3 khâu chủ yếu là (1) đầu ra; (2) công nghệ đào tạo; (3) đầu vào. Các khâu có liên hệ mật thiết với nhau, trong đó khâu đầu ra là điều kiện, mục tiêu quyết định nội dung các khâu còn lại.

Đào tạo nghề theo định hướng gắn NT với DN đã được áp dụng từ rất lâu ở các nước có nền giáo dục phát triển, như: Mơ hình kép của Đức và các quốc gia nói tiếng Đức như: Áo và Thụy Sỹ; Mơ hình đào tạo linh hoạt của NaUy; Mơ hình đào tạo nguồn nhân lực cho DN địa phương của Nhật

Như vậy đào tạo nghề theo định hướng gắn kết với DN đã được ứng dụng ở các nước như Đức, Nauy, Nhật, Trung quốc… Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo tổng quan về đào tạo nghề gắn kết DN thể hiện rõ ỏ các trường thuộc tổng công ty đã tham gia đào tạo nghề với số lượng ngày càng tăng lên: năm 1998 đào tạo dài hạn được 15.300 người, năm 2006: 60.102 người, năm 2010 khoảng 100.000 người [13] , đặc biệt trong ngành Đường Sắt lĩnh vực này cũng đã ứng dụng một số ngành nghề như gác ghi, thơng tin tín hiệu, Lái tàu…song phương pháp tổ chức thực hiện đào tạo vẫn chưa thống nhất, các quan điểm gắn kết giữa DN và NT chưa có tiếng nói chung, quy trình thực hiện cịn rời rạc, chỉ dừng ở quan điểm liên kết đào tạo là chủ yếu.

Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Phương pháp

đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt theo định hướng gắn NT với DN” làm luận văn nhằm góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận và đáp ứng

yêu cầu thực tế về phương pháp đào tạo nghề theo định hướng gắn NT với DN là phù hợp với điều kiện phát triển NT hiện nay.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề xuất qui trình triển khai phương pháp đào tạo mơ đun kỹ thuật lái đầu máy theo định hướng gắn NT với DN trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề Lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN

- Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nghề Lái tàu theo định hướng gắn NT với DN tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt

- Dạy học thực hành kỹ thuật lái đầu máy bằng phương pháp ĐTN Lái tàu theo định hướng gắn NT với DN

- Thực nghiệm kết quả nghiên cứu

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phương pháp đào tạo nghề Lái tàu theo định hướng gắn NT với DN tại trường cáo đẳng nghề Đường Sắt

5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Hoạt động đào tạo nghề Lái tàu theo định hướng gắn NT với DN

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo Nghề Lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt

- Thực nghiệm sư phạm đối với lớp “thực hành kỹ thuật lái đầu máy” tại khoa Đường Sắt đô thị, trường cao đẳng nghề Đường sắt – Phân hiệu phía Nam

7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Phương pháp ĐTN Lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt – Phân hiệu phía nam theo định hướng gắn NT với DN phù hợp với qui trình được đề xuất trong luận văn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học

8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8.1. Nghiên cứu lý luận 8.1. Nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các tài liệu liên quan đến phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN để làm cơ sở lý luận cho đề tài

8.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn

Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn từ các cơ sở đào tao, các DN đã thực hiện phương pháp ĐTN theo định hướng gắn NT với DN ở trong nước và một số nước trên thế giới, nhằm bổ sung hoặc đổi mới phương pháp đào tạo.

8.3. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Tìm hiểu thực trạng hoạt động gắn kết giữa NT và DN trong ngành Đường Sắt thông qua phiếu hỏi, thăm dò ý kiến từ lãnh đạo quản lý DN, lãnh đạo quản lý và giáo viên NT, HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)