Đặc điểm về hiệu quả của ĐTN theo định hướng gắn NT với DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 57 - 59)

1.4.2 .Mối quan hệ trong ĐTN theo định hướng gắn NT với DN

1.4.4. Đặc điểm về hiệu quả của ĐTN theo định hướng gắn NT với DN

Yếu tố bảo đảm hài hồ lợi ích các bên gắn kết là một trong những điều kiện tiên quyết, quyết định sự hình thành, phát triển bền vững của quan hệ gắn kết giữa NT với DN. Nó sẽ được thiết lập và bền vững khi và chỉ khi có lợi ích và lợi ích đó được bảo đảm hài hịa, cân đối. Lợi ích trong gắn kết đào tạo là sự thỏa mãn, đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia. Đảm bảo hài hoà lợi ích là một yếu tố hết sức quan trọng, bởi lẽ, mục tiêu hoạt động của DN là lợi nhuận. Trong khi đó, mục tiêu đào tạo của NT là phát triển chất lượng con người. Như vậy, xét về mục tiêu hoạt động tuy không tương đồng, nhưng xét về đối tượng tham gia vào q trình đào tạo, sản xuất lại có điểm chung, phụ thuộc lẫn nhau [1].

Tuy nhiên, trên thực tế sợi dây gắn kết giữa NT với DN rất mong manh, kết nối liên kết chưa bền chặt. Một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ nhận thức và sự thoả mãn về lợi ích. Chỉ khi, tiếng nói giữa hai phía hịa làm một, quan hệ gắn kết mới được thiết lập đồng nghĩa với việc cần phải có sự can thiệp của nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước thơng qua các cơng cụ là cơ chế chính sách để điều tiết, chi phối cho quá trình quan hệ gắn kết này. Đây cũng là quy luật tất yếu. Quan hệ gắn kết giữa NT với DN thì lợi ích NT, lợi ích DN, lợi ích xã hội, lợi ích cho bản thân người học phải được xử lý phù hợp trong mối quan hệ gắn kết. Những lợi ích cơ bản đó sẽ được chính các đối tượng: NT, DN, người học, nhà nước thừa hưởng [8]. Cụ thể như sau:

- Đối với NT:

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo: Mục tiêu, nội dung CTĐT được đổi mới theo định hướng đáp ứng nhu cầu DN; Chất lượng đội ngũ GV cải thiện; CSVC, máy móc thiết bị, tài chính được tăng cường trong điều kiện vẫn tiết kiệm đầu tư kinh phí; Phương thức kiểm tra, đánh giá, quản lý được đổi mới.

+ Mở rộng quan hệ: Trở thành đối tác trong hoạt động kinh tế của DN, theo kịp tốc độ phát triển DN cung ứng sản phẩm nguồn lực lao động có chất lượng; Gia tăng khả năng “tiếp thị”, đặt bước đi vững chắc trong thị trường giáo dục cạnh tranh sôi động; Tạo được vị thế, thương hiệu NT, mở rộng khả năng tuyển sinh, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu nguồn lực lao động cho DN.

- Đối với DN:

+ Tận dụng được sức mạnh trí tuệ của NT.

+ DN có cơ hội tuyển dụng nguồn lực lao động chất lượng phù hợp với nhu cầu.

+ DN giảm bớt sự thiếu hụt lao động có trình độ, tay nghề cao, có lực lượng lao động lành nghề, tăng tính cạnh tranh; Tiết kiệm chi phí từ việc tuyển mới cơng nhân tay nghề cao từ bên ngồi.

+ Cơng nhân lành nghề có cơ hội phát triển năng lực lãnh đạo; cán bộ kỹ thuật có cơ hội tiếp cận kiến thức khoa học về nghề nghiệp.

+ Chất lượng sản phẩm cao hơn nhờ lực lượng lao động lành nghề, mang lại nhiều lợi nhuận, ít phải thay thế cơng nhân.

- Đối với người học:

+ Được thực hành, thực tập trên các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại tại DN, nâng cao kỹ năng tay nghề, sẵn sàng tiếp cận việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

+ Có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm được trả lương cao, hài lòng với nghề nghiệp, có chứng chỉ về dạy nghề được cơng nhận thuận lợi hơn.

Như vậy, trên cơ sở thống nhất hài hồ lợi ích theo điều kiện hồn cảnh thực tế, cơ chế chính sách và năng lực các bên, ĐTN theo định hướng gắn kết giữa NT với DN sẽ được thiết lập và duy trì có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)