Các thành phần tham ĐTN theo định hướng gắn NT với DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 52 - 57)

1.4.2 .Mối quan hệ trong ĐTN theo định hướng gắn NT với DN

1.4.3. Các thành phần tham ĐTN theo định hướng gắn NT với DN

Thành phần tham gia ĐTN trong NT bao gồm 4 thành phần chủ yếu như hình 1.5

Hình 1. 5. Thành phần tham gia ĐTN trong NT[15,tr40]

Bốn thành phần quan hệ này xác lập nên cấu trúc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo cấu trúc này thì bốn thành phần: Người dạy – Người học – Người quản lý – Mục tiêu, nội dung đào tạo đã được xác định, xây dựng từ các hoạt động tiếp cận doanh nghiệp, thiết kế nội dung đào tạo nghề. Mỗi thành phần thể hiện vai trò riêng nhưng đều dựa trên cơ sở quan hệ gắn kết giữa NT và DN trong hoạt động đào tạo.

Thành phần mục tiêu, nội dung đào tạo

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp: Mục tiêu, nội dung đào tạo, tương ứng

với từng thành phần thực hiện hoạt động ĐTN trong NT là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng

sáng tạo, thích ứng với mơi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hồn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn [12]. Điều này có nghĩa là giáo dục nghề nghiệp (ĐTN) phải lấy mục tiêu đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng, thái độ ý thức về nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động cho xã hội, đồng thời với khả năng phát triển tồn vẹn của chính họ trong nghề nghiệp sẽ phù hợp với chiến lược phát triển lao động, phát triển con người trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập toàn cầu

Mục tiêu ĐTN phù hợp với nhu cầu của DN: Chính là những dự kiến cụ thể

về kết quả ĐT trong mỗi khóa học (người học làm được gì, hiểu được gì, thái độ ý thức lao động nghề nghiệp có được) mà NT thực hiện được thơng qua dạy học. Nói cách khác các thành phần của mục tiêu ĐTN chính là các thơng số đặc trưng của sản phẩm đào tạo (phẩm chất năng lực người lao động qua đào tạo). Nó cần được thể hiện cụ thể, làm cơ sở cho việc xác định nội dung đào tạo, cấu trúc nội dung đào tạo, định lượng và xác định các tiêu chí kiểm tra đánh giá nội dung chương trình đào tạo. Hiện nay đa số các trường ĐTN chủ yếu thực hiện mục tiêu ĐTN theo cấu trúc bốn thành phần tương ứng: Chính trị, tư tưởng – Văn hóa; Kỹ thuật - Chun mơn, nghiệp vụ -Sức khỏe; Quân sự. Qua các báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm của ngành dạy nghề, trong quá trình thực hiện, cấu trúc mục tiêu theo các thành phần trên đây làm cho mục tiêu thể hiện cịn chung chung, tính cụ thể và định lượng các kiến thức nhằm xác định nội dung, đo lường đánh giá sau mỗi nội dung đào tạo và tồn khóa là rất khó khăn. Do vậy cần phải xem lại cách tiếp cận cấu trúc mục tiêu ĐTN theo hướng thể hiện mục tiêu cụ thể, hay mục tiêu ĐT người lao động cụ thể, với các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đặc trưng là: Kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, năng lực tự chịu trách nhiệm (thái độ, ý thức) hay còn gọi là tiếp cận mục tiêu ĐTN theo năng lực thực hiện [14,tr 30]

Theo người nghiên cứu, xu hướng phát triển ĐTN tại Việt Nam hiện nay và trên thế giới cho thấy nên xác định mục tiêu ĐTN theo hai thành phần riêng biệt là: Mục tiêu ĐTN chung và mục tiêu ĐTN cụ thể, đồng thời kết cấu phân định từng

thành phần mục tiêu để thuận tiện cho việc xây dựng nội dung và chương trình, giúp cho hoạt động dạy học với các nội dung chuyên biệt hoặc ghép hợp, đào tạo liên thông [15,tr 30]

Nội dung đào tạo Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp mới ban hành ngày

1tháng 7 năm 2015 qui định, Nhà nước khơng ban hành chương trình khung mà giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ xây dựng chương trình đào tạo. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo dựa trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không ban hành chương trình khung đối với từng nghề giống như quy định của Luật dạy nghề trước đây[12].

Điều này có nghĩa là nội dung GDNN phải tập trung đào tạo năng lực về kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp của người học nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên từng vùng, miền khác nhau, CSĐT chịu trách nhiệm xây dựng nội dung dựa trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Đồng thời coi trọng nội dung đào tạo tồn diện về kiến thức văn hóa, kiến thức chun mơn và ý thức nghề nghiệp nhằm đạt mục tiêu đào tạo nhân lực trực tiếp sản xuất, thích ứng với mơi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.

Thành phần quản lý hoạt động đào tạo (Người quản lý)

Người quản lý với vai trò quản lý, điều hành tất cả hoạt động ĐTN, nói cách khác vị trí người quản lý chịu ảnh hưởng, tác động rất lớn đến hoạt động đào tạo. Cán bộ quản lý ĐTN theo định hướng gắn NT với DN chịu tác động cuả một số yêu cầu sau:

Nhận thức của nhà quản lý về hoạt động gắn kết ĐTN hướng tới đáp ứng nhu cầu DN: Hoạt động gắn kết xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của mỗi bên (DN cần

nhân lực qua đào tạo, NT cần khẳng định chất lượng đào tạo). Do đó, hoạt động gắn kết phát sinh trên cơ sở tự nguyện, đơi bên cùng có lợi. Vì vậy, quản lý hoạt động gắn kết cũng cần chú ý tính phù hợp nhằm tăng hiệu quả

.Chất lượng đào tạo: Chất lượng ĐTN là chất lượng nguồn lực lao động được ĐTN theo mục tiêu và chương trình ĐTN nghề thơng qua hai u cầu sau:

- Kết quả đào tạo của NT theo mục tiêu đào tạo - Hiệu quả sử dụng lao động của DN

Chất lượng ĐTN liên quan chặt chẽ với hiệu quả đào tạo. Hiệu quả đào tạo là mức độ đạt được của các mục tiêu đào tạo, sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu của NT, chi phí tiền của, sức lực và thời gian sao cho ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Vì thế, chất lượng và hiệu quả trong ĐTN có thể xem là giá trị sản phẩm mà q trình đào tạo mang lại lợi ích cho xã hội, NT, gia đình và người học

Quản lý hoạt động ĐTN phải gắn với giải quyết việc làm: Nhằm thể hiện tính

xã hội hóa cao, trong đó lực lượng tham gia dạy nghề khơng chỉ có NT mà cịn có sự tham gia của các DN, nhằm tạo ra những “sản phẩm” – nhân lực có trình độ, kỹ năng nghề phù hợp với công nghệ sản xuất của DN, yêu cầu của người sử dụng lao động trên cơ sở các cơ chế, chính sách và định hướng chung của Nhà nước. Đây là một hướng đi tích cực để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu NL của các DN hiện nay, tạo ra sự chủ động hơn cho NT trong việc cung ứng nguồn lao động cho DN

Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của NT đối với DN.

Người quản lý NT phải xây dựng, tổ chức định kỳ đối thoại, lắng nghe ý kiến phản hồi của cộng đồng DN về nhu cầu lao động, chương trình đào tạo, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Nâng cao vai trò quản lý: Thể hiện qua việc đánh giá chất lượng đào tạo,

hiệu quả trong và hiệu quả ngồi của các khóa đào tạo và việc tổ chức các khóa học để rút kinh nghiệm cho việc tổ chức kết nối các hoạt động sau đào tạo tại DN.

Thành phần người dạy (Giáo viên)

Người dạy với vai trò là người chỉ dẫn, chỉ đạo cho việc lĩnh hội kiến thức của người học, mà năng lực sư phạm của người dạy có vai trị quyết định đến năng lực hoạt động của người GV dạy nghề, trong đó việc hình thành nhân cách thái độ của con người, việc phát triển năng lực tư duy nhận thức trở nên quan trọng hơn việc hình thành kĩ năng kĩ xảo hoạt động lao động nghề nghiệp thuần tuý. GV dạy nghề phải sử dụng thành thạo công nghệ dạy học hiện đại. Các phương tiện thông tin (máy tính, phương tiện hổ trợ, mơ hình dạy học...) là những phương tiện lao

động hàng ngày của giáo viên. Quá trình người giáo viên vừa dạy - vừa học xen kẽ

với nhau (học suốt đời). Người giáo viên dạy nghề cần có năng lực tốt trong việc

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, thể hiện vừa mềm dẻo, linh hoạt nhưng khách quan, công bằng. Sử dụng và khai thác tốt các phương thức kiểm tra, đánh giá.

Thành phần tham gia của người học: Với vai trị chủ động tích cực trong

việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và đồng thời cũng là đối tượng của q trình dạy học. Người học, ngồi việc được nâng cao chun mơn tay nghề thì những kỹ năng nghề nghiệp cũng được các nhà đào tạo hướng tới như: kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, chịu áp lực cơng việc, v.v, giúp người học có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các DN cũng như nâng cao chất lượng ĐTN hiện nay. Để có được mối quan hệ liên quan đến ĐTN, mối liên kết giữa NT, nhà tuyển dụng lao động và người lao động để mối quan hệ này càng phải được thắt chặt hơn nữa, nhằm đảm bảo đào tạo đúng theo nhu cầu của DN và nhu cầu học nghề của người lao động.

Như vậy:

Nhà trường với vai trò chủ động tác động đến việc khảo sát, tiếp cận nhu

cầu đào tạo để xác định mục tiêu, nội dung đào tạo, thực hiện các hoạt động ĐTN theo đúng chức năng nhiệm vụ. ĐTN có sự tham gia của DN; việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình; thực hiện quá trình giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; phản hồi chất lượng “sản phẩm” đào tạo. Hình thành bộ phận quan hệ doanh nghiệp trong NT để nắm bắt nhu cầu của DN và hợp tác với DN trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với DN, trong đó có quy định về lợi ích và trách nhiệm của người dạy, người học. NT phải chủ động khảo sát, điều tra để có được thơng tin về nhu cầu của DN (nghề, trình độ, mức độ kỹ năng...) để tổ chức đào tạo cho phù hợp.

Doanh nghiệp với vai trị cung cấp thơng tin nhu cầu lao động, đưa ra các

yêu cầu cụ thể về vị trí việc làm, yêu cầu về chất lượng lao động…để làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu và nội dung đào tạo. Doanh nghiệp phải có chiến lược, kế

hoạch phát triển nhân lực phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh. DN phải tạo điều kiện cho học sinh các trường dạy nghề thực tập tại các thiết bị của DN; giáo viên dạy nghề được đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Ngoài ra DN tham gia xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề; tham gia đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động qua đào tạo; hỗ trợ cung cấp thiết bị thực hành nghề nghiệp cho NT làm thiết bị đào tạo.

Người học: Với vai trò vừa là khách hàng, vừa là đối tượng của ĐTN, và

chính họ cũng là thành phần trung tâm của hoạt động ĐTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 52 - 57)