Thực trạng về đánh giá chất lượng đào tạo trong NT hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 99 - 108)

2.3.4 .Kết quả đánh giá thực trạng

2.3.4.3. Thực trạng về đánh giá chất lượng đào tạo trong NT hiện nay

Để tìm hiểu mức độ thể hiện và hiệu quả về đánh giá chất lượng đào tạo trong NT hiện nay, người nghiên cứu triển khai khảo sát các đối tượng là lao động quản lý và giáo viên NT, Cán bộ kỹ thuật và quản lý tại DN, HS năm 2 đang theo học nghề Lái tàu Đường Sắt.

Nội dung thực trạng về đánh giá chất lượng đào tạo trong NTđược khảo sát bao gồm:

a. Kết quả khảo sát thể hiện mức độ và hiệu quả về đánh giá từng phần, từng MH/MĐ

Để tìm hiểu mức độ thể hiện và hiệu quả đánh giá từng phần, từng MH/MĐ, người nghiên cứu triển khai khảo sát các đối tượng là lao động quản lý và giáo viên NT, Cán bộ kỹ thuật và quản lý tại DN, HS năm 2 đang theo học nghề Lái tàu Đường Sắt.

Kết quả khảo sát được thể hiện qua số liệu bảng 2.27; 2.28 và hình 2.28;2.29

Bảng 2. 27. Ý kiến mức độ đánh giá từng phần, từng MH/MĐ

Nội dung thể hiện

Mức độ thể hiện Từng phần, từng MH/MĐ NT DN HS Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất thường xuyên 5 10 2 4 2 7 Thường xuyên 28 55 26 55 14 50 Đôi khi 12 24 13 28 7 25 Khơng có 6 12 6 13 5 18 Hình 2. 28. Biểu đồ mức độ đánh giá từng phần, từng MH/MĐ

Kết quả cho biết việc đánh giá từng phần, từng MH/MĐ hiện nay được sử dụng thường xuyên tại NT. Tuy nhiên tại DN có 38% cho ý kiến “Đơi khi”, do điều kiện hoạt động tại DN phụ thuộc vào yếu tố sản xuất nên thực hiện đánh giá theo đúng kế hoạch là hạn chế, nếu NT và DN phối hợp tốt sẽ có một phương pháp tổ chức cụ thể thì việc đánh giá kết quả MH/MĐ sẽ được thực hiện đồng bộ “thường xuyên” hơn.

a.2.Hiệu quả đạt được

Bảng 2. 28. Ý kiến về hiệu quả đánh giá từng phần, từng MH/MĐ

Nội dung thể hiện Từng phần, từng MH/MĐ

NT DN HS

Hiệu quả đạt được

Rất cao 5 10 2 4 2 7

Cao 3 6 12 26 5 18

Trung bình 10 20 8 17 12 43

Thấp 33 65 25 53 9 32

Hình 2. 29. Biểu đồ về hiệu quả đánh giá từng phần, từng MH/MĐ

Kết quả trên đã thể hiện rõ hoạt động của NT trong việc kiểm tra đánh giá được thể hiện thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Đánh giá kết quả qua từng phần, từng MH/MĐ là tổ chức kiểm tra đánh giá kết thúc MĐ/MH được thể hiện qua từng nội dung cụ thể và chấm điểm theo đúng thang điểm được qui định thông qua đáp án. Nếu công tác đánh giá thực hiện đúng qui định, qui chế sẽ phần nào góp phần nâng cao được hiệu quả giảng dạy của GV.

b. Kết quả khảo sát thể hiện mức độ và hiệu quả về đánh giá quá trình đào tạo

Để tìm hiểu mức độ thể hiện và hiệu quả đánh giá quá trình đào tạo, người nghiên cứu triển khai khảo sát các đối tượng là lao động quản lý và giáo viên NT, Cán bộ kỹ thuật và quản lý tại DN, HS năm 2 đang theo học nghề Lái tàu Đường Sắt.

Kết quả khảo sát được thể hiện qua số liệu bảng 2.29; 2.30 và hình 2.30; 2.31

Nội dung thể hiện

Mức độ thể hiện

Đánh giá quá trình đào tạo

NT DN HS Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất thường xuyên 6 12 1 2 1 4 Thường xuyên 8 16 12 26 13 46 Đôi khi 12 24 14 30 8 29 Khơng có 25 49 20 43 6 21

Hình 2. 30. Biểu đồ về mức độ thể hiện đánh giá quá trình đào tạo

Kết quả khảo sát từ các đối tượng cho thấy NT- DN và HS có ý kiến nhận xét mức độ thể hiện trái ngược nhau, ý kiến cho nhận xét “Khơng có” với 43% ý kiến từ DN; 49% Ý kiến từ NT và 21% ý kiến từ HS. Ý kiến cho nhận xét “Thường xuyên” với 26% từ DN; 16% từ NT và 46% từ HS. Mức độ “Đôi khi” được 30% ý kiến từ DN; 24% từ NT và 29% từ HS. Như vậy mức độ thể hiện qua khảo sát ở các đối tượng thì việc đánh giá quá trình đào tạo tại NT hiện nay thể hiện rõ nhất ở ý kiến cho là “Khơng có”.

b.2.Hiệu quả đạt được

Bảng 2. 30. Ý kiến về hiệu quả đánh giá quá trình đào tạo

Nội dung thể hiện Đánh giá quá trình đào tạo

NT DN HS

Hiệu quả đạt được

Rất cao 9 18 10 21 1 4

Cao 5 10 7 15 9 32

Trung bình 14 27 12 26 13 46

Thấp 23 45 18 38 5 18

Hình 2. 31. Biểu đồ về hiệu quả đánh giá quá trình đào tạo

Qua kết quả khảo sát từ các đối tượng đã cho biết ý kiến đánh giá “Thấp” với NT là 45%; DN là 38% và HS là 18%. Ý kiến đánh giá “Trung bình” với 26% từ DN; 27% từ NT và 46% từ HS. Như vậy NT và DN không đánh giá hiệu quả cao việc tổ chức đánh giá quá trình đào tạo. Riêng HS đánh giá đạt hiệu quả cao. Hiện tai NT thiết kế chương trình đào tạo dựa trên khung của tổng cục dạy nghề, nên việc đánh giá quá trình được thiết kế rất cụ thể và chi tiết trong chương trình đào tạo MH/MĐ. Số ý kiến đánh giá rất cao tại NT là 18% và DN là 21%. Điều này cho thấy đánh giá quá trình vẫn được một số GV sử dụng. Đánh giá theo quá trình, theo mục tiêu dạy học được xếp vào quan điểm đánh giá hiện đại trong đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, việc kiểm tra đánh giá thường được coi là khâu “đi sau” cuối cùng khi kết thúc bài học, chương học, môn học, mô đun.

c. Kết quả khảo sát thể hiện mức độ và hiệu quả NT-DN- Người học hợp tác đánh giá

Để tìm hiểu mức độ thể hiện và hiệu quả về NT-DN- Người học hợp tác đánh giá, người nghiên cứu triển khai khảo sát các đối tượng là lao động quản lý và giáo viên NT, Cán bộ kỹ thuật và quản lý tại DN, HS năm 2 đang theo học nghề Lái tàu Đường Sắt.

Kết quả khảo sát được thể hiện qua số liệu bảng 2.33; 2.34 và hình 2.34; 2.35

c.1.Mức độ thể hiện

Bảng 2. 31. Ý kiến mức độ thể hiện NT-DN- Người học hợp tác đánh giá

Nội dung thể hiện

Mức độ thể hiện NT-DN- Người học hợp tác đánh giá NT DN HS Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất thường xuyên 3 6 4 9 0 0 Thường xuyên 4 8 9 19 2 7 Đôi khi 12 24 15 32 3 11 Khơng có 32 63 19 40 23 82

Hình 2. 32. Biểu đồ về mức độ thể hiện NT-DN- Người học hợp tác đánh giá

Từ kết quả khảo sát của các đối tượng cho thấy mức độ thể hiện “Khơng có” với 40% từ DN; 63% từ NT và 82% từ HS. Điều này cho biết thực trạng hiện nay NT, DN, Người học chưa thực hiện hoạt động hợp tác đánh giá kết quả đào tạo.

c.2.Hiệu quả đạt được

Bảng 2. 32. Ý kiến về hiệu quả NT-DN- Người học hợp tác đánh giá

Hiệu quả đạt được Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất cao 6 12 5 11 1 4 Cao 10 20 9 19 9 32 Trung bình 9 18 11 23 13 46 Thấp 26 51 22 47 5 18

Hình 2. 33. Biểu đồ về hiệu quả NT-DN- Người học hợp tác đánh giá

Kết quả khảo sát cho thấy ý kiến được NT và cho biết hiệu quả “Thấp” với tỉ lệ NT là 51%; DN là 47% và HS là 18%. Kiểm tra, đánh giá được xem là hoạt động chủ đạo nhằm đo lường chất lượng, nhưng trên thực tế hoạt động này chưa được xem trọng. DN và NT mặc nhiên thừa nhận đây là nhiệm vụ riêng của NT. Do đó, vai trị của DN khá mờ nhạt khi tham gia đánh giá kết quả người học, bản thân các DN cũng không mặn mà với công việc mà không mang lại hiệu quả trước mắt, tốn thêm chi phí về thời gian, nhân lực.

Nhận xét: Như vậy qua kết quả khảo sát thực trạng về đánh giá chất lượng

đào tạo trong NT hiện nay cho thấy mức độ thể hiện “Thường xuyên”; “Đôi khi” nhưng hiệu quả mang lại hệu quả thấp. Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng nhu cầu của DN, của xã hội. Muốn hoạt động này được đảm bảo, thì NT phải thể hiện được mức độ hoạt động đánh giá chính bằng chất lượng của q trình tổ chức đào tạo từ đầu vào, đến quá trình dạy học và đầu ra; cuối cùng là phẩm đào tạo của NT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, người nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu thực trạng đào tạo nghề Lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt theo định hướng gắn NT với DN thơng qua hai hình thức:

Thứ nhất, phân tích số liệu báo cáo của Trường cao đẳng nghề Đường sắt Thứ hai, thông qua việc sử dụng kết hợp 3 loại mẫu phiếu khảo sát dành cho các lãnh đạo quản lý và GV nhà trường, HS; Lãnh đạo, quản lý và cán bộ kỹ thuật tại DN. Người nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng về hoạt động đào tạo nghề Lái tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt theo định hướng gắn NT với DN trong ngành Đường sắt qua các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTN như: Mức độ thể hiện và hiệu quả đạt được về hoạt động thiết kế chương trình, nội dung ĐTN; hoạt động dạy học và đánh giá chất lượng đào tạo

Qua khảo sát cho thấy: Ý kiến của NT, DN và Người học (HS) đánh giá mức độ thể hiện ở các nội dung gắn kết hợp tác cho thấy chưa “Thường xuyên” chỉ đơi khi, thậm chí là “Khơng có”. NT chưa chú trọng cơng tác đào tạo như: Thiết kế, xây dựng chương trình, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá ...dựa vào nhu cầu thật sự của DN; Còn chậm đổi mới trong công tác đánh giá quá trình đào tạo.Về phía DN chưa thật sự quan tâm đến công tác phát triển nguồn lực lao động qua đào tạo, chưa thể hiện được trách nhiệm trong ĐTN; Chưa hổ trợ trang bị thiết bị ĐTN cho NT. Người học chưa được được tiếp cận với phương tiện hổ trợ học tập hiện đại (computer; projetor…). Hoạt động quan hệ hợp tác gắn kết giữa NT và DN mới dừng ở hình thức liên kết, chưa thể hiện rõ nét của phương pháp ĐTN có sự gắn kết giữa NT và DN, do đó hiệu quả hợp tác, gắn kết vẫn cịn rời rạc, chưa sâu, chưa cụ thể các nội dung gắn kết giữa ba bên (NT-DN-Người học).

Nguyên nhân khách quan do: NT chưa thật sự chủ động tích cực trong quan hệ gắn kết với DN, thiết lập tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với DN bằng những nội dung cụ thể, DN thật sự chưa thể hiện hết vai trò hợp tác, gắn kết đào tạo, trang thiết bị hổ trợ, phục vụ đào tạo còn hạn chế; Đội ngũ GV còn hạn chế về sô lượng

và chất lượng; NT chưa mạnh dạn chủ động trong việc thiết kế, xây dựng phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nhu cầu của DN; NT và DN chưa có sự phối, gắn kết để lựa chọn linh hoạt trong thiết kế đào tạo; hoạt động đào tạo; đánh giá chất lượng đào tạo.

Từ việc tổng hợp, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động ĐTN theo định hướng gắn NT với DN để làm cơ sở thực tiễn cho người nghiên cứu định hướng để xây dựng phương pháp ĐTN Lái Tàu tại trường cao đẳng nghề Đường Sắt theo định hướng gắn NT với DN ở chương tiếp theo.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI TÀU THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH

NGHIỆP VÀ VẬN DỤNG ĐÀO TẠO MƠ ĐUN KỸ THUẬT LÁI ĐẦU MÁY TRONG CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ LÁI TÀU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp đào tạo nghề lái tàu tại trường cao đẳng nghề đường sắt theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)