Ưu điểm hệ thống T-DMB 91 

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 91 - 95)

3.1 Công nghệ truyền hình di động T-DMB 81 

3.1.1.4 Ưu điểm hệ thống T-DMB 91 

Như những miêu tả ở phần trước, T-DMB dựa trên chuẩn hóa DAB dành cho phát sóng đa ghép kênh đa phương tiện, do vậy thông qua sử dụng hạ tầng của DAB chi phí đưa ra dịch vụ T-DMB sẽ thấp hơn so với việc xây dựng một cơ sở hạ tầng mới.

So với các chuẩn công nghệ truyền hình di động khác, T-DMB địi hỏi cường độ trường thấp hơn do vậy hiệu quả hơn. Nó cũng chỉ yêu cầu phổ tần 1.536 Mhz để phát sóng một bộ ghép kênh. Trong khi các cơng nghệ khác hướng tới phát sóng tại băng tần UHF, thì T-DMB sử dụng băng tần III và băng L, dải tần mà dễ xác định phổ khả dụng hơn là băng UHF.

Một điểm quan trọng khác đó là T-DMB được triển khai ở khá nhiều quốc gia trong khi một số cơng nghệ khác cịn đang trong thời gian phát triển. T- DMB được khởi đầu tại Hàn Quốc và được thương mại hóa vào tháng 12 năm 2005. T-DMB được chuẩn hóa bởi cả ETSI và ITU đây là một lý do giải thích tại sao T-DMB đang được nhiều quốc gia nghiên cứu lựa chọn.

3.1.2 Dịch vụ T-DMB

Hình 26 đưa ra một cái nhìn tổng quan về các dịch vụ và các bộ phận dịch vụ mà DAB/DMB có thể cung cấp. Chúng có thể được phân chia thành các

dịch vụ truyền hình số, phát thanh số, các dịch vụ dữ liệu và các dịch vụ tương tác.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

Hình 26. Tổng thể các dịch vụ và thành phần dịch vụ DAB/DMB

3.1.2.1 Dịch vụ truyền hình số DMB

Dịch vụ video DMB cho phép truyền quảng bá kỹ thuật số các chương trình truyền hình di động và chuyển giao phát thanh kỹ thuật số của các chương trình truyền hình di động. Các chương trình này bao gồm hình ảnh và âm thanh được mã hoá đặc biệt để các thiết bị di động có thể thu và thể hiện lại được.

Hình ảnh được mã hóa theo chuẩn AVC H246 đây là chuẩn được phát triển bởi nhóm JVT của ISO/IEC và nhóm chun gia mã hình ảnh của ITU-T. Thuật toán của AVC H246 tương tự như phương thức mã hóa khối bù di chuyển và chuẩn ưu tiên mã hóa hình ảnh như cơ chế MPEG - 2/4, tuy nhiên nó cung cấp hiệu quả sử dụng mã cao hơn, cụ thể là tăng ích mã hóa 50% tươg phản với cơ chế mã hóa hình ảnh MPEG -2 và những đặc điểm nổi bật khác

như là cải thiện khả năng dự báo, các phương thức biến đổi và các phương

thức mã hóa entropy. Ngồi ra AVC H246 cũng có những đặc tính cơ bản

khác như cải thiện lỗi và mềm dẻo ứng dụng cho nhiều kiểu mạng khác nhau. Âm thanh được mã hóa theo mã hóa tốn học cắt bít (BSAC). BSAC là một trong những cơng cụ mã hóa âm thanh MPEG - 4 thơng thường dựa trên phương pháp mã hóa cảm giác (perceptual coding), đã được sử dụng trong mã hóa âm thanh cải tiến (AAC) của MPEG 2/4. Phương thức nén của BSAC tương tự như của AAC ngoại trừ thuật tốn mã hố khơng tổn thất, hiệu quả sử dụng mã của BSAC là tương tự như của ACC. AAC hiệu quả cao (HE) cũng

được hiểu theo cách khác là AACPlus, AAC+ là tổ hợp thuộc tính của 2 cơng

nghệ âm thanh MPEG bao gồm ACC và tái tạo (sao chép) dải phổ (SBR). Tính năng SBR trong thuộc tính ACC+ giúp cải thiện chất lượng của bộ mã hóa âm thanh tốc độ bít thấp thơng qua việc gia tăng băng thơng của tín hiệu âm thanh. Cả HE - AAC và BSAC đều là tiêu chuẩn của ETSI sử dụng trong cơ chế mã hóa âm thanh.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

2011 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 93

3.1.2.2 Dịch vụ phát thanh số DAB

Mục đích ban đầu của DAB là phân phối các chương trình phát thanh vơ

tuyến số nhằm thay thế cho vô tuyến VHF tương tự. Trái với truyền dẫn tương tự, các lỗi bị gây ra trên các tín hiệu số do nhiễu trong suốt q trình truyền dẫn có thể phát hiện được và thậm chí chuẩn hoá được ở một mức độ nhất định.

Các kênh phát thanh số DAB sử dụng theo chuẩn mã hóa MPEG -1 Audio Layer II (MP2 hay đơi khi cịn gọi là MUSICAM). MP2 là bộ mã âm thanh băng con, q trình nén tín hiệu được đặt trong miền thời gian với dải lọc tần số thấp. MP2 chia nhỏ tín hiệu phát thanh đầu vào thành 32 băng con và nếu một tín hiệu âm thanh của kênh con nào cảm thấy không thể nhận được thì

băng đó sẽ khơng được phát đi. MP2 có phương thức xử lý tương tự như MP3 tại tốc độ cao (192 – 384 Kbps) tuy nhiên bổ xung tính đàn hồi lỗi vì vậy MP2 thường được sử dụng cho ứng dụng quảng bá. Tại tốc độ bít thấp (nhỏ hơn 192 kbps) hiệu năng mã hóa MP2 tốt hơn MP3.

Các dịch vụ phát thanh số sau khi được mã hóa có cấu trúc đóng theo dạng gói hoặc luồng. Sau đó được ghép cùng với các dịch vụ truyền hình di động và các dịch vụ dữ liệu khác.

3.1.2.3 Các dịch vụ dữ liệu

Dịch vụ dữ liệu chuyển giao dữ liệu bằng các gói có kích thước cố định. T- DMB sử dụng các giao thức truyền tải như là chuyển giao đối tượng đa

phương tiện (MOT), đường hầm IP (IP Tunneling) và kênh dữ liệu trong suốt (TDC) để cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau. Giao thức MOT chỉ định rõ là giao thức quảng bá dữ liệu đối tượng khác nhau thông qua kênh dữ liệu

DAB. MOT thích ứng các dữ liệu đa phương tiện bao gồm văn bản (text), ảnh tĩnh, ảnh động, đoạn âm thanh và nhiều thứ khác. Hơn nữa MOT được thiết kế thích hợp truyền tải các đối tượng đa phương tiện khác nhau để đảm bảo liên kết thông suốt giữa các thiết bị phát, thu của hỗn hợp các nhà sản xuất hoặc các dịch vụ hỗn hợp và các ứng dụng trong đó.

Các dịch vụ dữ liệu trong T-DMB bao gồm trang tin quảng bá (BWS), Slide Show (SS) và các dịch vụ khác tương tự. MOT gửi tất cả các file liên quan đến một trang tin (website), sau đó nhận tại máy thu qua công cụ truy nhập web (web browser). Bằng cách này BWS cung cấp các dịch vụ tương tự như là dịch vụ trang tin Internet. Ở khía cạnh khác SS là ứng dụng truyền các hình

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

3.1.2.4 Các dịch vụ tương tác

Trong hệ hệ thống T-DMB bên cạnh dịch vụ truyền hình di động, thì các dịch vụ tương tác cũng mang lại nguồn thu không nhỏ cho nhà khai thác. Các dịch vụ tương tác này cung cấp cho người xem khả năng khởi tạo một dịch vụ dữ liệu thơng qua sử dụng tính năng lựa chọn dữ liệu bổ trợ. Tính năng tương tác này dựa trên chuẩn quốc tế MPEG - 4 Systems. Trong T-DMB, các dịch vụ tương tác được đóng theo chuẩn MPEG-4 BIFS (Binary Format for Scene - Định dạng nhị phân cho khung hình), đây là một trong những phần chính của

hệ thống tiêu chuẩn MPEG- 4.

Chuẩn MPEG-4 cung cấp các chức năng quản lý các đối tượng đa phương tiện riêng rẽ như là âm thanh, hình ảnh, đồ họa 2/3 chiều và dữ liệu văn bản để tạo nên một khung hình (Scene) trong một dạng vị trí thời gian các đối tượng, và như vậy người xem có thể lấy ra tùy theo sở thích của họ.

MPEG-4 BIFS là một khung hình miêu tả cơ chế cung cấp chức năng tương tác tới các đối tượng phương tiện và vị trí thời gian của chúng. Nền tảng của BIFS là ngơn ngữ mơ hình hiện thực ảo (VRML), là mơ hình ngơn ngữ cấu trúc của hiện thực ảo 3D. Các ngữ cảnh đồ họa tổ chức phân cấp các đối tượng theo hướng đối tượng, BIFS đưa ra một kết hợp mềm dẻo nội dung phương

tiện thông qua cung cấp các chức năng soạn thảo kịch bản như chèn/cắt/thay thế kịch bản và nhị phân chúng dựa trên cấu trúc các đặc tính. Bên cạnh miêu tả kịnh bản, mô tả đối tượng (OD) cũng được yêu cầu cho mỗi đối tượng

phương tiện. OD cung cấp kiểu, thuộc tính, và mơi trường giải mã của các đối tượng.

3.1.3 Một số thơng số chính của hệ thống T-DMB

3.1.3.1 Chế độ thu

Có nhiều cách phân loại chế độ của các máy thu như trong nhà, ngoài trời, mặt đất, trên tầng, di động hay di chuyển và được nhiều tổ chức phát thanh

truyền hình trên thế giới phân loại khác nhau. Trong đề tài này các chế độ thu

được phân loại theo tiêu chuẩn EBU-TECH 3317 của hiệp hội quảng bá châu

âu (EUB). Theo sự phân loại này, chế độ trong hệ thống T-DMB bao gồm 4 lớp thu sau:

- Lớp A: Thiết bị cầm tay Portable thu ngồi trời (outdoor): Có anten ngồi hoặc anten tổ hợp. Vị trí thu cách mặt đất không quá 1.5m và ở trạng thái di chuyển tốc độ thấp hoặc không di chuyển.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

2011 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 95

ngồi hoặc anten tổ hợp. Vị trí thu cách mặt đất không quá 1.5m và ở trạng thái di chuyển tốc độ thấp hoặc không di chuyển. Trên sàn nhà hoặc trong

phịng có cửa sổ tường bên ngoài.

- Lớp C: Thiết bị cầm tay di động trong các phương tiện vận tải (xe ô tô, xe bus). Vị trí thu cách mặt đất khơng q 1.5m và ở trạng thái di chuyển tốc độ cao. Máy thu được kết nối với anten ngoài của phương tiện chuyên chở.

- Lớp C: Thiết bị cầm tay di động trong các phương tiện vận tải (xe ô tô, xe bus). Vị trí thu cách mặt đất khơng q 1.5m và ở trạng thái di chuyển tốc độ cao. Máy thu khơng kết nối với anten ngồi của phương tiện vận tải mà có anten ngồi hoặc anten tổ hợp.

3.1.3.2 Chế độ truyền tải

DMB có 4 chế độ truyền tải cơ bản. Chế độ I phần lớn được sử dụng cho mạng đơn tần mặt đất hoặt động trong dải tần VHF băng III bởi vì nó cho

phép các máy phát riêng lẻ đạt vùng phủ sóng lớn nhất. Chế độ II thích hợp sử dụng cho các mạng đa tần có cự ly trung bình trong băng tần 1.5 Ghz. Để đạt khoảng cách lớn hơn có thể thực hiện chèn trễ nhân tạo tại máy phát và sử dụng các anten phát xạ định hướng. Chế độ III thích hợp với mạng cáp, vệ tinh và mặt đất tại tất cả tần số lên tới 3Ghz và nó có khả năng chịu nhiễu pha lớn nhất. Chế độ IV cũng hoạt động tại băng tần 1.5Ghz và có khoảng cách truyền xa hơn chế độ II, tuy nhiên chất lượng tín hiệu kém hơn khi các phương tiện di chuyển tại tốc độ cao.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 91 - 95)