Truyền hình số qua di động 52 

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 52 - 53)

Hình 13. Mơ hình chung hệ thống truyền hình di động

Hình 13 cho thấy mơ hình cơ bản của một hệ thống truyền hình di động. Các chương trình truyền hình được thu ở các head-end, ví dụ qua vệ tinh, và

được mã hóa nguồn (khn dạng chuẩn hình ảnh H.264, MPEG-4, H.263,

chuẩn âm thanh ACC, AMR…). Nguồn hình ảnh sau đó được mã hóa kênh

(mã xoắn, mã turbo..), ghép xen kênh với các chương trình khác rồi đưa đến

bộ điều chế (OFDM với chuẩn mã hóa QPSK, 16QAM..) rồi được khuyếch đại cơng suất và đưa tới anten phát thông qua mạng vô tuyến (DVB-H, T-

DMB, S-DMB…) hoặc ghép vào các kênh truyền số liệu thông qua mạng vô tuyến băng rộng (mạng di động 3G, WiMax, UWB…). Ở đầu máy thu, máy

cầm tay di động thu được các tín hiệu truyền hình sẽ thực hiện các chức năng ngược lại với phần phát bao gồm: giải điều chế, giải ghép xen, giải mã kênh và giải mã nguồn để có thể xem được nội dung các kênh truyền hình trên thiết bị hiển thị di động.

Hiện nay có rất nhiều cơng nghệ truyền hình di động khác nhau, tuy nhiên có thể phân chia các cơng nghệ cung cấp dịch vụ truyền hình di động theo 3 hướng chính đó là:

- Cơng nghệ truyền hình di động dựa trên công nghệ tế bào, chủ yếu dựa trên nền mạng 3G (CMB,MBMS, BCMCS) trong đó nội dung

được truyền qua kênh truyền dữ liệu của mạng di động.

- + Cơng nghệ truyền hình di động dựa trên các mạng quảng bá vệ tinh hoặc mặt đất (DVB-H, T-DMB, DVB-S…) trong đó nội dung được truyền trên kênh vô tuyến phát riêng.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

2011 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 53

- Cơng nghệ truyền hình di động dựa trên mạng băng rộng khơng dây (UWB, Wimax, WiBro…) trong đó nội dung được tuyền thông qua mạng Internet băng rộng không dây.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 52 - 53)