Chuẩn mã hóa âm thanh AAC 69 

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

2.1 Tổng quan công nghệ HDTV 57 

2.1.6.3 Chuẩn mã hóa âm thanh AAC 69 

Mã hóa âm thanh MPEG-4 - mã hóa âm thanh cải tiến (AAC) là một định

dạng nén âm thanh tổn hao. AAC được phát triển nhằm thay thế cho định dạng âm thanh đã quá nổi tiếng là MP3, loại bỏ đi những điểm yếu của MP3 và

nâng cao phương pháp mã hóa mang lại âm thanh hiệu quả hơn. AAC có thể tích hợp tối đa 48 kênh audio (tốc độ lấy mẫu 96 kHz) cộng thêm 15 kênh âm thanh tần số thấp có tốc độ lấy mẫu 120 kHz. Mã hóa AAC cho ra chất lượng âm thanh lập thể cao với tốc độ truyền 64 kbit/s/kênh. AAC có các đặc trưng:

* Chất lượng nén: Tốc độ dữ liệu 96 kbps với tín hiệu stereo 44.1 kHz/16 bit, AAC cho ta audio chất lượng CD. Tốc độ dữ liệu 64 kbps/kênh và tốc độ dữ liệu 48 kbps.

* Hỗ trợ đa kênh: Bổ sung thêm mono và stereo, AAC hỗ trợ nhiều cấu

hình âm thanh nổi khác nhau (5.1 và 7.1), up lên 48 kênh âm thanh.

* Độ phức tạp tính tốn thấp (LCC): phần lớn các bộ mã hóa AAC có thể thực thi thời gian thực. Các yêu cầu tính tốn thấp làm cho AAC là mã hóa tối

ưu cho các dịch vụ audio cũng như các ứng dụng di động.

* Khoảng ứng dụng rộng: AAC hỗ trợ nhiều tốc độ lấy mẫu audio khác

nhau, từ 8 kHz đến 96 kHz. Mang lại chất lượng audio cao trong nhiề ứng

dụng với giới hạn về kênh và lưu trữ.

* Khả năng chống lỗi được tăng lên nhờ các cơ chế sửa lỗi mới.

Kỹ thuật SBR: SBR là một công cụ tái tạo phổ tần, với mong muốn đưa ra băng thông âm thanh cao hơn ngay cả trong môi trường tốc độ bit rất thấp.

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

SBR cho phép bộ giải mã tái tạo lại thành phần tần số cao của tín hiệu âm thanh bị mất bằng cách ngoại suy từ tín hiệu băng thơng thấp hiện có. Để làm

được điều này hiệu quả nhất, dữ liệu bổ sung sẽ được truyền đi theo luồng bit

audio, giảm đi một phần nhỏ tốc độ dữ liệu mà bộ mã hóa audio nhận được.

SBR có thể sử dụng kết hợp với thuật tốn mã hóa AAC, đây chính là nền tảng

để cho ra đời mã hóa audio hiệu suất cao HE-AAC.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)