3.1 Công nghệ truyền hình di động T-DMB 81
3.1.1.2 Ghép kênh T-DMB 84
Cấu trúc ghép kênh T-DMB sử dụng chung cấu trúc của DAB như mơ tả trong hình 22. Một khung truyền tin bao gồm 3 trường: Kênh đồng bộ (SC), kênh thơng tin nhanh (FIC) và kênh dịch vụ chính (MSC).
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM
2011 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 85
Kênh đồng bộ SC sử dụng để trạm máy thu đồng bộ với máy phát. Nó có
chiều dài cố định và đánh dấu điểm bắt đầu của một khung.
Kênh thơng tin nhanh mang thơng tin cấu hình của ghép kênh. Do các thông tin này rất nhạy với thời gian nên nó khơng áp dụng phương thức xen thời gian.
Kênh dịch vụ chính MSC là kênh mang dữ liệu của các dịch vụ DMB. MSC
được cấu thành từ các khung xen chung (CIF). Một MSC có thể bao gồm từ 1-
4 CIF. CIF có 55 296 bits., đơn vị nhỏ hơn của nó là đơn vị dung lượng (CU). Mỗi CU có 64 bít và các CU được đánh số từ 0 - 863.
Hình 22. Cấu trúc khung truyền tải T-DMB
MSC được phân chia thành các kênh con (Sub - channels). Mỗi kênh con
mang một tổ hợp bít của các CU liền kề và được mã xoắn riêng biệt. Mỗi một CU có thể sử dụng chỉ một kênh con. Dữ liệu truyền tải trên MSC sẽ được
phân chia thành nhóm 24 ms tương ứng dung lượng dữ liệu kênh con của mỗi CIF. Mỗi nhóm dữ liệu cấu thành một kênh logic. MSC có 2 chế độ truyền tải
đó là chế độ luồng (Stream Mode) và chế độ gói (Packet Mode).
Chế độ luồng cho phép chấp nhận một ứng dụng dịch vụ và phân phối dịch vụ trong suốt từ nguồn đến đích. Tại một thời điểm bất kỳ, tốc độ dữ liệu của
ứng dụng được giữ cố định ở bội số 8 Kbps. Mỗi một kênh con chỉ truyền tải
một loại dịch vụ xác định.
Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ
NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM
kênh con, tốc độ dữ liệu cho phép sẽ là bội của 8 kbps. Mỗi gói có một địa chỉ, các gói có địa chỉ khác nhau có thể được gửi đi theo thứ tự bất kỳ trong một kênh con. Tuy nhiên trình tự của các gói có cùng địa chỉ sẽ được duy trì để
phục vụ cho quá trình tái thiết lập tại đầu thu. Các gói có chiều dài cố định và có 4 chuẩn chiều dài gói (24, 48, 72, 96 byte truyền tải dữ liệu tương ứng là 19, 43, 67, 91 byte). Chế độ này cũng cho phép truyền tải các gói có chiều dài khác nhau trong một kênh con. Trong trường hợp cần điều chỉnh tốc độ dữ
liệu theo bội của 8 kbps, các gói đệm sẽ được sử dụng.
Vị trí của các kênh con trong khung truyền dẫn được chỉ tới máy thu thông qua thông tin cấu hình ghép kênh MIF, như vậy các máy thu chỉ cần thu và giải mã các luồng dữ liệu thuộc dịch vụ mà người dùng yêu cầu.
Toàn bộ quá trình ghép kênh được điều phối bởi bộ điều khiển ghép kênh.
Đầu tiên dòng dữ liệu được ghép vào bộ ghép kênh MSC, sau đó dịng dữ liệu
MSC được ghép vào kênh truyền tải cùng với dữ liệu của kênh thông tin
nhanh. Trong hệ thống truyền hình di động dựa trên T-DMB, để giảm cơng suất tiêu thụ, các máy thu có thể được kích hoạt và giải mã các luồng dữ liệu riêng biệt tùy theo những dịch vụ yêu cầu, phần còn lại của dịng dữ liệu trong một khung truyền máy thu có thể khơng cần kích hoạt. Ví dụ như máy thu nhận tồn bộ khung gồm 4 chương trình truyền hình di động mà người xem chỉ xem một trương trình trong đó thì máy thu có thể ngắt ¾ thời gian. Phương thức này được gọi là kỹ thuật cắt thời gian (time clicing).