Mạng truyền dẫn DVB-H 108 

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 108 - 110)

3.2 Công nghệ truyền hình di động DVB-H 100 

3.2.2.3 Mạng truyền dẫn DVB-H 108 

DVB-H hướng dẫn việc thực hiện cung cấp cho một đầu thu tham khảo

(ETSI 102 377), phục vụ như một chuẩn cho thiết kế hệ thóng. Cung cấp thiết kế cho hệ số C/N là 16 dB. Trong phạm vi nhà thông thường cần phải chú ý tới tổn hao truyền dẫn khoảng 11 dB hoặc hơn.

3.2.7.2.1. Mạng đơn tần

Việc phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hệ thống dịch vụ truyền hình số mặt đất hiện nay như: Truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T cho các máy thu cố định và di động, truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB- H và truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn T-DMB cho các thiết bị cầm tay trên thế giới và trong nước... cùng với sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên tần số quốc gia thì việc thiết kế mạng đơn tần cho phát sóng truyền hình số mặt đất SFN (Single Frequency Network) là cần thiết và cấp bách.

Đặc điểm kỹ thuật của SFN là: các máy phát trong mạng SFN sử dụng

chung một tần số phát, cùng phát các chương trình giống nhau và trong cùng một thời gian. Ưu điểm của mạng phát thanh truyền hình số mặt đất SFN: sử dụng băng tần tần số hiệu quả hơn do tất cả máy phát trong mạng SFN chỉ

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

2011 Trung tâm Tư vấn Đầu tư Chuyển giao công nghệ -Viện KHKT Bưu điện Trang 109

phát ở một kênh sóng duy nhất, hiệu quả phủ sóng cao hơn so với các hệ thống khác do sử dụng các máy phát có cơng suất nhỏ và phân tán trong khu vực phủ sóng có địa hình phức tạp, ít can nhiễu hơn trong mạng đơn tần, công suất sử dụng cho cùng một diện tích phủ sóng nhỏ hơn và độ tin cậy cao. Một số bài báo trong tạp chí định kỳ của IEEE đã đề cập đến vấn đề tối ưu mạng đơn tần SFN với tiêu chí tối ưu vùng phủ sóng, tối ưu theo tiêu chí giá thành của mạng SFN hay tối ưu theo chất lượng dịch vụ của mạng SFN. Bài báo đề cập đến

các mơ hình mạng đơn tần SFN được tối ưu theo các tiêu chí khác nhau có thể áp dụng cho việc thiết lập mạng đơn tần truyền hình số mặt đất phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Hình dưới là mơ hình tổng quan mạng đơn tần. Dịng dữ liệu MPEG được

đưa vào ghép kênh MPEG-2 sau đó đưa qua bộ tiếp hợp mạng đơn tần (SFN

adapter), bộ tiếp hợp này được đồng bộ bằng các tín hiệu đồng bộ 1pps và

10Mhz thu từ vệ tinh nhờ bộ GPS gắn kèm bộ tiếp hợp. Dòng truyền tải TS MPEG ở đầu ra bộ tiếp ứng mạng đơn tần được truyền tới bộ tiếp ứng mạng và máy phát (Tx Network adapter), dữ liệu sau đó được truyền qua mạng.

Mạng truyền dẫn tín hiệu ở đây có thể là cáp quang, vệ tinh hay Internet. Tại các máy phát thuộc SFN, dữ liệu truyền qua mạng được thu bằng bộ thu tiếp

hợp mạng (Rx Network adapter). Dòng dữ liệu truyền tải TS MPEG đầu ra

được đưa qua bộ xử lý đồng bộ. Tại đây bộ xử lý đồng bộ thực hiện hiệu chỉnh

thời gian trễ áp dụng cho các máy phát, nhờ bộ GPS thu tín hiệu đồng bộ 1pps và 10 Mhz từ vệ tinh. Dữ liệu được hiệu chỉnh đồng bộ sẽ được đưa qua bộ điều chế DVB và tín hiệu RF đầu ra bộ điều chế sẽ được đưa qua bộ khuếch đại công suất lớn trước khi đưa tới anten phát.

SFN dụng nhiều máy phát công suất nhỏ độ cao anten vừa phải sẽ phủ sóng tốt hơn cho cùng một diện tích phủ sóng. Lý thuyết đã chứng minh với cùng một diện tích phủ sóng S, cơng suất phủ sóng sử dụng cho SFN phân tán nhỏ hơn so với vùng phủ sóng khi sử dụng một máy phát duy nhất.

Bên cạnh đó, sử dụng mạng đơn tần phân tán cho phép dễ dàng nới rộng vùng phủ sóng của mạng đơn tần bằng cách bố trí thêm các máy phát có cơng suất nhỏ, độ cao anten thấp tại các vị trí cần thiết. Chi phí vận hành và bảo

dưỡng thấp hơn đối với mạng đơn tần phân tán sử dụng các máy phát có cơng suất nhỏ, anten thấp

3.2.7.2.2 Tế bào DVB-H

Các thị trấn, khu vực nhỏ có thể được phủ sóng bởi một tế bào DVB-H bao gồm một máy phát và các trạm lặp. Các trạm lặp được yêu cầu trải ra các vùng

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

khuất do địa hình địa lí. Trạm lặp bản chất là một trạm phát nhỏ với một anten thu cao để nhận tín hiệu từ các bộ phát chính. Do các yêu cầu của FSN( tỉ số tín hiệu trên nhiễu) các cấu hình mạng khơng thể rộng q một phạm vi nhất

định. Vì như thế thì việc tín hiệu truyền lại sẽ trễ so với tín hiệu từ máy phát

chính khá nhiều.

Số trạm lặp trong một tế bào DVB-H được xác định bởi khả năng của máy phát chính cũng như chiều cao của trạm. Tháp cao sẽ làm giảm những vùng khuất và số trạm lặp trong một khu vực nhất định.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH, CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TIÊN TIẾN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 108 - 110)