Chƣơng 1 TỔNG QUAN
1.6.2.1. Thiết bị sản xuất bánh tráng rế bán tự động – PGS.TS.Trần Doãn Sơn
Được ơng Nguyễn Minh Hồng tạo điều kiện, tơi được nghiên cứu thiết bị làm bánh tráng rế bán tự động do PGS.TS. Trần Doãn Sơn, Trường Đại học Bách Khoa, thiết kế và chế tạo. Thiết bị được cấp bằng sáng chế (Số bằng sáng chế: 1-0007568, cấp ngày: 02/03/2009 tại Việt Nam) [13] và đã được công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre nhập và áp dụng cho dây chuyền sản xuất của công ty.
Hình 1.6: Thiết bị làm bánh tráng rế bán tự động do PGS.TS. Trần Doãn Sơn thiết
kế và chế tạo được ứng dụng trong dây chuyền sản xuất
Thông số kỹ thuật thiết bị làm bánh tráng rế bán tự động do PGS.TS. Trần Doãn Sơn thiết kế và chế tạo
- Thiết bị đạt năng suất 80 kg mỗi ngày, ngày làm việc 2 ca, mỗi ca 5 tiếng - Các kích thước bánh có thể sản xuất 160mm, 180mm, 200mm và 220mm - Thiết bị sử dụng điện 220 V, 50 Hz; công suất 6 kW
- Số người vận hành thiết bị: 1 công nhân thực hiện công việc quan sát và lấy bánh đã chín, đồng thời bơi trơn cho bề mặt chảo
Hình 1.7: Thiết bị làm bánh tráng rế bán tự động tại cơ sở Phong Phú
Nguyên lý hoạt động [14]
Thiết bị bao gồm lon bột được chuyển động theo quỹ đạo cong nhờ cơ cấu tay quay - con trượt và đĩa bánh tráng được chuyển động quay tròn, mâm xoay có các đĩa tráng bánh chuyển động phân độ không liên tục để mang đĩa tráng bánh sau khi tráng bánh sang vị trí làm chín bánh và lấy bánh, đồng thời đưa đĩa tráng bánh đã được bơi mỡ vào vị trí tráng bánh, phía dưới đáy lon bột được đục một hàng lỗ theo đường thẳng qua tâm.
Hình 1.8: Sơ đồ nguyên lý rải bột của thiết bị do PGS.TS. Trần Doãn Sơn thiết kế
và chế tạo
Hình 1.9: Quỹ đạo rải bột của thiết bị do PGS.TS. Trần Doãn Sơn thiết kế và chế
Hình 1.10: Bản vẽ thiết bị làm bánh tráng rế bán tự động do PGS.TS. Trần Doãn
Sơn thiết kế và chế tạo [13]
Vân bánh được hình thành nhờ hai chuyển động kết hợp với nhau: chuyển động theo quỹ đạo cong của lon bột do cơ cấu tay quay - con trượt tạo nên và chuyển động quay tròn của đĩa tráng. Bánh được làm chín nhờ điện trở bố trí ở phía dưới mỗi đĩa tráng bánh. Cơ cấu phân độ của mâm xoay nhờ cơng tắc hành trình khơng tiếp xúc sẽ ngắt chuyển động quay tròn của mâm xoay. Vân bánh và đường kính bánh có thể điều chỉnh được nhờ thay đổi khoảng cách từ tâm lon bột so với tâm đĩa tráng bánh.
Hình 1.11: Cơ cấu tay quay – con trượt
Phân tích ưu, nhược điểm - Ưu điểm
+ Năng suất và chất lượng sản phẩm tương đối đạt yêu cầu (nhận xét của ơng Nguyễn Minh Hồng)
+ Thiết kế tinh gọn
+ Mức cung cấp bột ổn định + Cơng nhân dễ dàng lấy bánh
Hình 1.12: Vị trí trục chính của thiết bị gồm (a) Tấm kim loại xác định góc quay
của trục chính, (b) Cơ cấu cổ góp điện, (c) Bộ phận phanh trục chính
- Nhược điểm
+ Tổn hao công suất lớn
Sự tổn hao này xảy ra do trục chính tương đối nặng (khoảng 60 kg) nên cần một động cơ công suất lớn (750 W) để tạo chuyển động nhưng lại liên tục bị buộc dừng đột ngột mỗi khi quay được 72o bởi phanh (Hình 1.12 (c)). Góc quay này được xác định nhờ vào một cảm biến kim loại và tấm kim loại định vị (Hình 1.12 (a)).
+ Cổ góp điện (Hình 1.12 (b)) thường xun phải bảo trì (1-2 tuần) do mịn chổi than
+ Thiết bị phải được bảo dưỡng sau mỗi 5 ngày hoạt động + Mâm nhiệt thường xuyên bị đứt do quá nhiệt
Điều này xảy ra do bố trí cảm biến nhiệt sai nguyên lý dẫn đến việc cảm biến không đo đúng nhiệt độ để ngắt điện mâm nhiệt