7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nguồn lực để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.3.1. Nguồn lực bên trong
Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp: Nguồn lực tài chính bao gồm tồn bộ các
nguồn quỹ của doanh nghiệp, dùng để chi trả cho các khoản đầu tư, vốn, tài trợ, duy trì các hoạt động hiện tại của công ty và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính là một bộ phận quan trọng của nguồn lực vật chất – một trong những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, đứng bên cạnh các nguồn lực khác là nguồn nhân lực và nguồn lực vơ hình. Do đó, các doanh nghiệp muốn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần phải đảm bảo nguồn lực tài chính duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước tiên, sau đó mới sử dụng nguồn lực tài chính cịn lại để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với xã hội (Lê Thanh Hà, 2009).
Sự nhận thức của nhà quản lý về CSR: Môi trường kinh doanh là yếu tố bất định
trong lý thuyết ngẫu nhiên (Chenhall, 2003), môi trường kinh doanh ln biến động khó lường, bất ngờ, khó đốn và khó kiểm sốt, điều này tác động đến nhận thức của nhà quản lý. Những diễn biến trên thế giới về thảm họa sinh thái, biến đổi khí hậu, những vi phạm về quyền con người, về bất công xã hội, về dịch bệnh... đã làm cho nhà quản lý càng nhận thức về vai trị quan trọng của CSR, từ đó địi hỏi DN phải thực hiện CSR report, để xây dựng lại hình ảnh của mình và khơi phục niềm tin của xã hội vào DN. Kết quả của một số cơng trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới chỉ ra rằng, những DN cam kết và thực
20
hiện CSR, thực hiện CSR report sẽ góp phần làm gia tăng giá trị DN, nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh thông qua danh tiếng xã hội, tăng khả năng thu hút và giữ chân người lao động, tăng khả năng thu hút và sự trung thành của người tiêu dùng, cải thiện mối quan hệ với nhà đầu tư, nhà tài trợ, với cộng đồng địa phương và chính phủ. Phạm Văn Đức (2010) cho rằng sự hiểu biết, sự nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của CSR là nhân tố quan trọng cho việc thực hiện CRS report trong doanh nghiệp. Sự nhận thức của nhà quản lý về CSR, đó là nhận thức về sự biến đổi về môi trường kinh doanh, về thảm họa sinh thái, biến đổi khí hậu, về bất cơng xã hội...; nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của CSR (Phạm Văn Đức, 2010).
Chiến lược về CSR của doanh nghiệp:
- Theo lý thuyết ngẫu nhiên, khi mơi trường kinh doanh thay đổi, địi hỏi chiến lược của DN thay đổi, điều này ảnh hưởng tổ chức hệ thống quản lý, hệ thống thông tin và thơng tin kế tốn của DN. Langfield-Smith (1997) chỉ ra rằng, việc thiết kế kế toán quản trị nhằm đảm bảo phù hợp và thực hiện đúng chiến lược của tổ chức, điều này giúp cho tổ chức có thể đạt được các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Hiện nay, với những biến đổi bất định của môi trường kinh doanh, chiến lược của DN hiện nay hướng tới chiến lược CSR nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
- Chiến lược CSR là chiến lược về sự hội tụ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh với các giá trị tạo ra cho các thành phần có liên quan và sự đóng góp vào sự phát triển bền vững. Trong nghiên cứu này, chiến lược CSR của DN phản ảnh tất cả khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường của DN.
Sự am hiểu về CSR của nhân viên kế toán
Eunil Park, Ki Joon Kim, Sang Jib Kwon (2017) cho rằng, các yếu tố thuộc về tổ chức, con người và mơi trường bên ngồi ảnh hưởng hệ thống thông tin và thơng tin kế tốn của DN. Nhân tố thuộc về con người là những người tham gia trực tiếp vào hệ thống thông tin và thơng tin kế tốn bao gồm: ban quản lý cấp cao, kế toán trưởng, và kế tốn viên. Trong đó, nhân viên kế tốn giữ vai trị quan trọng, bởi vì họ là những người trực tiếp thực hiện các công việc từ thu thập thơng tin, phân tích, xử lý thơng tin đến việc cung cấp thông tin. Những DN thực hiện chiến lược CSR, thường gặp những khó khăn, phức tạp và cản trở khi thực hiện nhiệm vụ, địi hỏi nhân viên kế tốn phải có những kiến thức, những am hiểu về CSR, SRA, CSR report. Cụ thể là nhân viên kế tốn phải hiểu được mục đích,
21
vai trị, nội dung của CSR report, phải có những kiến thức và kỹ năng để hạch toán, báo cáo và cung cấp thông tin về xã hội và môi trường của DN.
1.3.2. Nguồn lực bên ngoài
Áp lực thể chế
Theo lý thuyết thể chế sự thay đổi trong hành vi của cá nhân, các hoạt động trong tổ chức có thể bắt nguồn từ các quy định của tổ chức, của xã hội; có thể bắt nguồn từ nhận thức của cá nhân, nhận thức của tổ chức về tính hợp pháp trong hành vi và hoạt động của mình; có thể bắt nguồn từ nhận thức thơng qua quá trình bắt chước lẫn nhau trong quá trình tương tác lẫn nhau giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong nghiên cứu của Scott (1995), nêu quan điểm cho rằng, áp lực về thể chế bao gồm: Áp lực cưỡng ép, áp lực quy chuẩn, áp lực mô phỏng, các áp lực này tác động đến hệ thống thơng tin và hệ thống kế tốn của DN. Áp lực cưỡng ép chính là áp lực từ những quy định pháp lý của các cơ quan nhà nước về CSR, áp lực từ các thành phần liên quan... Áp lực quy chuẩn là áp lực đến từ các chuẩn mực chung, các quy tắc chung, các giá trị chung được các tổ chức và xã hội chấp nhận. Áp lực mô phỏng là áp lực đến từ quá trình bắt chước, học hỏi từ phương pháp kỹ thuật, cách thức tổ chức quản lý... của các tổ chức, DN được xem là thành công, là chuẩn mực được xã hội chấp nhận (Phạm Văn Đức, 2010).
Sự phức tạp khi thực hiện CSR report: Nhiệm vụ của tổ chức là một khái niệm phản
ánh mục đích của tổ chức, phản ảnh mục tiêu chính của tổ chức, phản ảnh định hướng, nguyện vọng mà tổ chức hướng đến. Muzammal Ilyas Sindhu and Muhammad Arif (2017) cho rằng, nhiệm vụ tổ chức là một yếu tố ngẫu nhiên quan trọng liên quan đến việc thiết kế hệ thống kế toán trong DN. Nhiệm vụ của tổ chức có đặc tính là đa dạng, biến đổi, khó khăn và phức tạp (Daft và Macintosh, 1981). Đó là mức độ phức tạp của quá trình thực hiện nhiệm vụ, đó là lượng thời gian suy nghĩ đầu tư để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, đó là những khó khăn cản trở khi thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu kiến thức cần có để thực hiện nhiệm vụ (Yu-Hern Chang, Chung-Hsing Yeh, 2017)). Đối với những DN xác định sứ mệnh và chiến lược hướng đến CSR, để thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược này đòi hỏi tốn nhiều thời gian, cơng sức, chi phí, những quy định thực hiện, quy trình hạch toán... Trong nghiên cứu này, sự phức tạp khi thực hiện CSR report hiểu là mức độ khó khăn, cản trở về chi phí, thời gian, cơng sức, độ phức tạp để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ thực hiện CSR (Nguyễn Thị Hồng Giang, 2018).
22