7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VNPT
2.3.3. Đánh giá chung về thực hiện trách nghiệm xã hội của VNPT Đồng Tháp
2.3.3.1 Những kết quả đạt được
Hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Đồng Tháp đã góp một phần khơng nhỏ nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ cho đất nước. Đây là một trong những khía cạnh thuộc về trách nhiệm kinh tế mà ít có doanh nghiệp nào có thể thực hiện tốt được.
Hiện nay, VNPT Đồng Tháp đã thực hiện chế độ trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp phù hợp với các quy định của pháp luật. Nguời lao động được hưởng mức đãi ngộ tương xứng với công sức bỏ ra.
Trách nhiệm kinh tế về đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động đang được thực hiện tương đối tốt tại VNPT Đồng Tháp. Các khóa đào tạo của VNPT Đồng Tháp bài bản, chuyên nghiệp định hướng ngay từ đầu cho nhân viên khi bước chân vào làm việc tại VNPT Đồng Tháp. Qua các khóa đào tạo này, đã định hướng cho nhân viên phát triển toàn diện cả về năng lực làm việc lẫn tư cách đạo đức.
Trách nhiệm kinh tế về chất lượng dịch vụ của VNPT Đồng Tháp đang cung cấp đang không ngừng được nâng cao trong những năm gần đây: Tăng tỉ lệ kết nối cuộc gọi, tỉ lệ tin nhắn truyền đi tới đích, giảm số cuộc gọi bị gián đoạn...
Thơng qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho đất nước ta và cịn góp phần quan trọng làm tăng trưởng GDP của
60
Quốc gia, VNPT Đồng Tháp đang tích cực tham gia vào cơng cuộc xây dựng kinh tế của đất nước, góp phần phát triển kinh tế quốc gia.
VNPT Đồng Tháp đang thực hiện nghiêm chỉnh những quy định pháp luật về chính sách bảo hiểm cho người lao động, vấn đề an toàn và bảo hộ lao động cũng đang được triển khai tốt.
VNPT Đồng Tháp đã thể hiện tốt trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp mình trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. VNPT Đồng Tháp đặt nhu cầu của khách hàng lên trên nhu cầu của cá nhân, không ngừng nghiên cứu và phát triển để cống hiến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về cả chất lượng và giá cả.
VNPT Đồng Tháp là doanh nghiệp tiên phong, là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh doanh nghiệp kinh doanh nhưng không quên trách nhiệm với cộng đồng. Ở Việt Nam mới có các điều luật cấm các doanh nghiệp khơng được làm gì để ảnh hưởng xấu tới xã hội, tới cộng đồng; chứ chưa có một văn bản nào quy định phải có trách nhiệm thế này hay thế kia...Thế nhưng trách nhiệm xã hội đang từng bước thay đổi theo sự chuyển đổi mơ hình tại VNPT Đồng Tháp, đã mang tới nhiều kết quả tốt.
2.3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Việc các bộ phận tại VNPT Đồng Tháp phải làm thêm giờ tương đối nhiều sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe, tâm sinh lý của người lao động và thông thường cũng sẽ gây ra thiệt hại là năng suất lao động giảm.
Chính sách khốn chưa phù hợp; nhất là ở các trung tâm, chưa kích thích người lao động tạo ra giá trị mới. Trên 80% thu nhập là do duy trì, tăng trưởng mới chỉ chiếm 10- 15%. Xúc tiến đầu tư nước ngồi chưa đạt kế hoạch. Có thể thấy bên cạnh những nỗ lực phục vụ khách hàng, trong quá trình kinh doanh.
Một lí do dẫn đến việc thực hiện TNXH chưa thực sự hiệu quả là do thiếu thông tin, vai trò định hướng dẫn dắt TNXH chưa rõ ràng nên vấn đề nhận thức và hiểu biết, tiếp cận và áp dụng chưa đầy đủ và toàn diện. Sự khác biệt giữa Bộ luật Lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của cơng đồn. Mâu thuẫn trong các quy định của Nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng.
Và cũng chính các nguyên nhân này dẫn đến việc còn nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau gây lãng phí thậm chí làm sai lệch đi ý nghĩa của TNXH. Trong khi đó, mức độ
61
hiểu biết của người lao động VNPT Đồng Tháp về TNXH và việc thực hiện TNXH còn nhiều hạn chế, đồng thời việc thực hiện TNXH trong hoạt động thực tiễn của VNPT Đồng Tháp vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của nó.
VNPT Đồng Tháp chưa có chính sách khốn lương đến mức huyện, xã mà khoán lương chủ yếu dựa trên doanh thu tăng thêm.
Chưa đẩy mạnh đầu tư ra kênh thị trường nước ngoài.
Để nâng cao hơn nữa việc thực hiện TNXH tại VNPT Đồng Tháp, cần phải có những biện pháp mang tính tồn diện, đồng bộ trên tất cả các khía cạnh: thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người lao động, an ninh quốc gia, khách hàng và đối tác.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã giới thiệu khái quát về VNPT Đồng Tháp (Lịch sử hình thành và phát triển; Ngành nghề kinh doanh; Cơ cấu tổ chức; Kết quả kinh doanh của VNPT Đồng Tháp qua các năm 2017 – 2020). Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VNPT Đồng Tháp (Sự cần thiết của việc thực hiện CSR tại VNPT Đồng Tháp; Quan điểm thực hiện CSR của VNPT Đồng Tháp; Tình hình thực hiện CSR của VNPT Đồng Tháp; Ngân sách thực hiện CSR của VNPT Đồng Tháp) và đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VNPT Đồng Tháp làm cơ sở cho tác giả đề xuất giải pháp nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VNPT Đồng Tháp trong thời gian tới.
62
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VNPT ĐỒNG THÁP
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp
Kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2020 của tỉnh Đồng Tháp diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế cả nước tăng trưởng chậm lại với nhiều yếu tố rủi ro, thách thức. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở hầu hết các nước trên thế giới, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn còn tiếp diễn, thời tiết diễn biến bất thường do tác động của biến đổi khí hậu, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động bởi xâm nhập mặn, dịch tả heo châu Phi vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.
Trong bối cảnh trên, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của Tỉnh gặp khơng ít khó khăn, giá cả các mặt hàng nông sản giảm mạnh, lưu thơng hàng hóa bị trì trệ, tồn kho sản phẩm cơng nghiệp lớn, nên tăng trưởng một số ngành bị giảm sút, làm cho tăng trưởng chung của tỉnh không cao, nhất là các ngành thương mại, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 3,41% (2), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khu vực nơng - lâm - thủy sản tăng 2,16%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,46%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng 1,44% (so cùng kỳ lần lượt: 2,82%; 10,29%; 7,58%).
Nhưng nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân Tỉnh nhà trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” nên tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh trong những tháng đầu năm vẫn duy trì đà phát triển và có những điểm sáng. Dịch bệnh Covid-19 được kiểm sốt tốt, hạ tầng giao thơng được cải thiện, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh một lần nữa giữ vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, ghi dấu mốc 12 năm liên tiếp nằm trong nhóm 05 địa phương có chất lượng điều hành cao nhất nước. Chỉ số cải cách hành chính (PAR index) tiếp tục xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng (PAPI) được cải thiện rõ nét khi lần đầu vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
UBND Tỉnh đã chủ động thực hiện nhiệm vụ “đồng hành cùng doanh nghiệp” bằng những hành động thiết thực, kịp thời động viên và triển khai đến doanh nghiệp các chính
63
sách hỗ trợ về giảm lãi suất cho vay, gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, chi hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng hoạt động do đại dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất, kinh doanh; linh hoạt và chủ động trong triển khai kịp thời các gói hỗ trợ đến các đối tượng Người có cơng, bảo trợ xã hội, người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tạo động lực giúp người dân an tâm sinh sống và làm việc.
Ngay khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, trạng thái bình thường được xác lập, Tỉnh đã chủ động kết nối tổ chức hội nghị kích cầu du lịch và hội nghị trực tuyến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để khởi động lại hai nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Các tuyến, điểm du lịch mở cửa đón khách trở lại, các hoạt động văn hóa, sự kiện được khởi động trở lại với nhiều sự đổi mới, phát huy truyền thống văn hóa, thu hút khách tham quan. Trong bối cảnh khó khăn chung, UBND Tỉnh đã chỉ đạo kiên quyết, yêu cầu các Sở, ban, ngành Tỉnh và UBND cấp huyện khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 theo chỉ đạo tại Cơng văn số 622/TTg-KTTH ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 30 tháng 9 sẽ điều chuyển vốn những cơng trình giải ngân chưa đạt 60%. Đến ngày 24/7/2020, kết quả giải ngân đạt 971,5 tỷ đồng, bằng 20,34%. Ước giải ngân cả năm 2020 đạt 86,95%, cao hơn 8,29% so với cùng kỳ.
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, chiến lược về CSR của VNPT Đồng tháp
Bước vào giai đoạn mới, VNPT Đồng Tháp đang ngày càng tăng tốc nhanh và mạnh hơn để thực hiện tầm nhìn trở thành đơn vị chủ lực của Tập đồn VNPT và nằm trong top các nhà mạng cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và di động hàng đầu châu Á vào năm 2025. Mục tiêu tới năm 2025 của VNPT Đồng Tháp là:
Đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm.
Thị phần dịch vụ di động chiếm trên 30%, dịch vụ băng rộng trên 80%. VNPT Đồng Tháp tiếp tục giữ vai trị một tập đồn chủ lực của nhà nước, cung cấp các dịch vụ viễn thông và CNTT hàng đầu phục vụ đất nước, phục vụ xã hội.
Phát triển ổn định và bền vững, nâng cao hiệu quả kinh doanh: Kết hợp kinh doanh với nhiệm vụ cơng ích, tăng trưởng gắn với hiệu quả; Đẩy mạnh kinh doanh tại thị trường trong nước, tăng nhanh doanh thu đối với các dịch vụ số và vươn ra thị trường quốc tế.
64
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao quản trị doanh nghiệp; Thực hiện sắp xếp và cơ cấu lại dưới sự thay đổi của VNPT Đồng Tháp theo hướng tối ưu nguồn lực, tránh chồng chéo để nâng cao hiệu quả kinh doanh thích ứng với những thay đổi từ môi trường kinh doanh.
Luôn nỗ lực là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động đóng góp cho xã hội và cộng đồng.
Trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế, khơng chỉ đưa ra quan điểm phát triển cho mình mà bản thân VNPT Đồng Tháp cũng đưa ra những định hướng phát triển để đáp ứng với thị trường trong nước cũng như để hội nhập với quốc tế. VNPT Đồng Tháp đưa ra định hướng phát triển của mình như sau:
Xây dựng tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm: cung cấp cho khách hàng dịch vụ vượt trội, trải nghiệm tốt nhất xuyên suốt các đơn vị thành viên đến điểm bán hàng.
Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu băng rộng cố định, tiến tới cung cấp cho khách hàng các sản phẩm/dịch vụ mới hấp dẫn hơn.
Song song với tập trung tăng trưởng trong nước, đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu quốc tế thông qua phương thức tự phát triển hoặc mua bán và sáp nhập để cơ cấu lại doanh thu nội địa/quốc tế.
3.2. Giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VNPT Đồng Tháp 3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách 3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khơng vĩnh cửu, nó có thể được tạo lập nhưng cần duy trì để phát huy vai trị và tác dụng của nó. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện CSR tại VNPT Đồng Tháp góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót trong q trình thực hiện; chủ động giám sát, kiểm tra về kết quả thực hiện CSR tại doanh nghiệp, về nhận thức và việc chấp hành các tiêu chí trong bộ quy tắc ứng xử mà Công ty đang thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên mơn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi có tác động tiêu cực đến việc thực hiện CSR tại doanh nghiệp của các đơn vị thành viên và cá nhân có liên quan. Theo đó, mọi đơn vị thành viên và các cá nhân phải chịu sự giám sát trong việc chấp hành thực hiện và các quy định theo Pháp luật về CSR. Đặc biệt, công tác kiểm tra phải tập trung hướng vào các vấn đề gây bức xúc trong dư luận của nhân dân, những vấn đề nhân dân phản ánh, khiếu nại, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện CSR tại đơn vị. Thực hiện giám sát tốt là chủ động ngăn ngừa vi phạm từ xa, phát hiện được khuyết
65
điểm, vi phạm từ lúc còn manh nha, qua giám sát cũng khoanh vùng được những vi phạm của các đơn vị, thành viên, giúp cho công tác kiểm tra trong việc thực hiện CSR tại VNPT Đồng Tháp có “trọng tâm, trọng điểm” và đạt hiệu quả cao hơn.
Nhằm duy trì và phát triển TNXH của doanh nghiệp tại Công ty đã có một số biện pháp để kiểm sốt và đánh giá việc thực hiện một cách khách quan và hiệu quả nhất
Nhiệm vụ và nội dung công việc của Ban kiểm soát nội bộ là:
- Giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu kế hoạch của VNPT Đồng Tháp.
- Giám sát việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty; thực hiện các nghị quyết, quyết định từ trên Tập đoàn.
- Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ các quy chế nội bộ do VNPT Đồng Tháp và Ban lãnh đạo ban hành.
- Giám sát thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch mua, bán và các giao dịch kinh doanh khác thuộc thẩm quyền và theo yêu cầu từ trên Tập đoàn và Ban lãnh đạo.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Ban kiểm soát tại các đơn vị để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
Ngồi các nhiệm vụ đó của Ban kiểm sốt nội bộ, Ban lãnh đạo VNPT Đồng Tháp đã có những đánh giá tổng kết các chương trình hoạt động liên quan đến TNXH của doanh nghiệp nhằm rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn vào thời gian tiếp theo. Ngồi ra, Ban Lãnh đạo cịn có các chỉ đạo điều hành một cách quyết liệt và hiệu quả đối với các chương trình xã hội đang thực hiện tại Cơng ty. Qua việc kiểm tra, tổng kết và đánh giá các chương trình xã hội thì Ban Lãnh đạo Cơng ty sẽ đưa ra những chủ trương lãnh đạo và những điều chỉnh phù hợp.
Đối với cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp thực hiện công tác liên quan đến