Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VNPT đồng tháp (Trang 76 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VNPT Đồng

3.2.2.1 Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận

lãnh đạo, quản lý CSR

Nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong q trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đơng của doanh nghiệp. Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, mơi trường mà về thực chất, cũng là có trách nhiệm

69

chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

Một lý do dẫn đến việc thực hiện CSR chưa thực sự hiệu quả là do thiếu thông tin, vai trò định hướng dẫn dắt TNXH chưa rõ ràng nên vấn đề nhận thức và hiểu biết, tiếp cận và áp dụng chưa đầy đủ và toàn diện. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc còn nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau gây lãng phí thậm chí làm sai lệch đi ý nghĩa của TNXH, như có doanh nghiệp đóng góp 1 tỷ đồng cho từ thiện nhưng lại gây ô nhiễm phá hoại môi trường nhiều tỷ đồng hoặc thường xuyên xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và cộng đồng.

Chương trình CSR thành cơng phải được dựa trên việc tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng và công chúng, tất cả cán bộ công nhân viên, các nhà cung cấp và phân phối, các nhà đầu tư và ngân hàng, và cuối cùng là các tổ chức chính quyền. CSR phải bắt nguồn từ người lãnh đạo, nếu những nhà quản lý không tin tưởng vào tầm quan trọng của CSR, không chủ động tiên phong hay hỗ trợ các hoạt động CSR tại cơ sở, không thể hiện tính chính trực và trung thực trong cơng việc cũng như trong cuộc sống cá nhân, thì CSR không thể thành công. CSR cần được áp dụng trong mọi khía cạnh hoạt động của cơng ty và tất cả các nhóm có quyền lợi liên quan.

Vì vậy, những người lãnh đạo doanh nghiệp phải là những người có tầm nhìn xa, trơng rộng để hướng tới mục tiêu hoạt động tồn diện, khơng chỉ giới hạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn thuần. Các cán bộ lãnh đạo, quản lý CSR tại VNPT Đồng Tháp cần phải xem xét những điều kiện và khả năng của Cơng ty mình, đặc biệt là vấn đề tài chính trong việc đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và cân đối hiệu quả giữa đầu tư và lợi nhuận thu được; cũng như chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách bền vững và tạo thế cạnh tranh, gây dựng uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp trên trường quốc tế; đồng thời tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt hơn và ngược lại, để doanh nghiệp sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn. Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ VNPT Đồng Tháp, như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thơi việc, tăng năng suất lao động. Ngồi ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của VNPT Đồng Tháp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

70

Diễn giải cụ thể hơn, mỗi doanh nghiệp khi đã tự quyết định một cách tự nguyện về thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, thì bên cạnh những đóng góp, chi phí vì lợi ích cộng đồng xã hội, đương nhiên, họ cịn có những lợi ích riêng trong kinh doanh, thơng qua các hoạt động của mình, VNPT Đồng Tháp cũng khơng ngoại lệ, đó là:

- Bảo vệ thương hiệu VNPT; nâng cao uy tín của sản phẩm một cách bền vững; mở rộng thị trường và tạo lập ưu thế về giá cả; được tham gia các chương trình đầu tư phát triển doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội.

- Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng kinh tế với các đối tác đầu tư, bạn hàng; có thêm điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hố cơng nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; tăng việc làm, giảm số cơng nhân bỏ việc; tăng uy tín xã hội để VNPT Đồng Tháp có khả năng cạnh tranh cao, dễ dàng hoạt động hơn.

- Có thêm điều kiện vật chất để cải thiện đời sống người lao động. Cụ thể là tăng thu nhập, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ; hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động và mở rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội cho họ…

Do vậy, thực hiện CSR ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VNPT Đồng Tháp nói riêng nhận thức sâu sắc hơn và coi đó là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập. Mặc dù vậy, cả về học thuật lẫn thực tiễn thể hiện, đây vẫn là vấn đề cịn khá mới mẻ đối với khơng ít các doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ta. Trên thực tế, nhiều khi vấn đề này được vận dụng rất khác nhau, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do chưa có được nhận thức đúng đắn, thống nhất về nội hàm u cầu của nó. Chính vì thế, trên thực tế, đã có doanh nghiệp, doanh nhân chỉ lo sản xuất, kinh doanh sao cho có lợi nhuận cao, không chỉ giải quyết tốt vấn đề lợi ích cho doanh nghiệp, cho người lao động, mà cịn đóng góp khơng ít cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội; thế nhưng họ vẫn vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Môi trường, hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật khác. Có nhiều ngun nhân của tình hình này, song trước hết là do họ chưa có một nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học và nhất là chưa có được “cái tâm”, “cái đức” trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với cộng đồng xã hội. Vì vậy, để có thể duy trì và phát triển việc thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT Đồng Tháp, trước hết VNPT Đồng Tháp cần thực hiện đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, của bộ phân cán bộ lãnh đạo, quản lý CSR; để doanh nghiệp có được

71

những chiến lược và lộ trình hành động đúng đắn, mang lại hiệu quả trong q trình thực hiện cơng tác CSR của đơn vị mình.

Cần thay đổi nhận thức về việc thực hiện CSR, đặc biệt là đối với đội ngũ các nhà quản trị cấp cao tại VNPT Đồng Tháp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức kinh doanh hay các hoạt động từ thiện theo cách hiểu mang tính truyền thống; khơng phải là các hoạt động địi hỏi VNPT Đồng Tháp phải bỏ chi phí mà khơng đem lại lợi ích kinh tế, ngược lại, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp VNPT Đồng Tháp có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường.

VNPT Đồng Tháp cần có chiến lược dài hạn trong việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Việc thực hiện CSR theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực khơng phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết tức thì của doanh nghiệp, bởi sự hạn chế của nhận thức, của các yếu tố nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính, kỹ thuật, nhân lực trình độ cao. Vì vậy, VNPT Đồng Tháp cần xây dựng một lộ trình phù hợp trong việc từng bước thực hiện những nội dung trách nhiệm xã hội không chỉ phù hợp với các chuẩn mực chung, mà cịn được các chủ thể có liên quan chấp nhận, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu.

Một số đề xuất cụ thể nhằm đào tạo, nâng cao nhận thức của mỗi một nhân viên trong doanh nghiệp về TNXH và việc thực hiện TNXH nhất là đối với các cán bộ lãnh đạo: - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin nội bộ: hiện nay VNPT Đồng Tháp có các trang thơng tin nội bộ. Đây là những địa chỉ để những người làm việc ở VNPT Đồng Tháp thường xuyên sinh hoạt cũng như tiếp xúc, chỉ một thông điệp từ ban lãnh đạo, thơng tin sẽ nhanh chóng được truyền tải tới phần lớn người lao động.

- Tổ chức các khóa đào tại cho những quản lý doanh nghiệp, các cán bộ công nhân viên trong Công ty về các hoạt động cũng như lợi ích của việc thực hiện TNXH: Có thể thấy nội dung này được đối thủ cạnh tranh Viettel làm rất tốt, đối với nhân viên chính thức trong cơng ty sẽ được đi học một khóa đào tạo về điều lệ, văn hóa, nội quy, các quy tắc ứng xử… Tuy nhiên, đó là những khóa học giúp các nhân viên này phù hợp với văn hóa của Viettel, giúp họ làm việc tốt trong môi trường của Viettel chứ chưa giúp được trong việc họ sống có trách nhiệm hơn với mơi trường và xã hội.

Vì vậy, VNPT Đồng Tháp cần đẩy mạnh đề xuất lên Tập đoàn việc phối hợp, hợp tác với các trung tâm, viện nghiên cứu về TNXH có uy tín ở Việt Nam cũng như trên thế

72

giới như UNIDO, ILO, UNEP… nhằm đưa ra các giải pháp, các chương trình đào tạo về TNXH phù hợp cho người lao động. VNPT Đồng Tháp phải cho người lao động trực tiếp tham gia vào những hoạt động đó thì họ mới hiểu được rõ, và có ý thức rõ ràng hơn về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp.

- Đưa các bộ câu hỏi có liên quan đến TNXH vào chương trình tìm hiểu về TNXH của Cơng ty nói riêng và Tập đồn nói chung: Để làm được điều đó thì trước tiên phải có sự quan tâm sâu sắc của Ban Lãnh đạo doanh nghiệp. Thực hiện TNXH khơng chỉ là những nỗ lực về tài chính mà cịn cả về cái tâm với xã hội. Phịng truyền thơng và các tổ chức khác như cơng đồn, Đồn thanh niên cần phải xây dựng chương trình hành động từng thời kỳ, phù hợp với kế hoạch cũng như chiến lược từ Tập đồn và của Tổng Cơng ty. Bên cạnh đó, khi người lao động hiểu rằng việc thực hiện đầy đủ các TNXH ấy cũng là bảo đảm chất lượng và năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong hội nhập kinh tế hiện nay thì họ sẽ góp sức để thực hiện nó.

Một phần của tài liệu Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại VNPT đồng tháp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)