Các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống sự cố và tai nạn lao động

Một phần của tài liệu nghiên cứu phướng án thi công tuyến đường ống vận chuyển khí từ mỏ d14 về trạm phân phối khí tiền hải- thái bình (Trang 80 - 86)

Cấm tất cả những người không có nhiệm vụ hay chưa được cấp chứng chỉ học an toàn được vào nơi sản xuất.

Cần kiểm tra mức độ mài mòn của các loại cáp nâng trước khi đưa vào sử dụng. Cấm sử dụng các loại cáp nâng đã có mức độ mài mòn quá mức độ cho phép hoặc các loại cáp không được bảo dưỡng, không được kiểm tra và không rõ nguồn gốc.

Trên bãi lắp ráp cần phải có hệ thống loa đài và các phương tiện thông tin báo hiệu khác.

Khi các máy áp lực và máy phun cát hoạt động thì người không có nhiệm vụ không được ở lại trong khu vực thi công.

4.2.2. Các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống sự cố và tai nạn lao độngđộng động

Trong các công tác thi công xây dựng các tuyến ống ngầm, để dễ dàng thi công, cũng như tạo sự ổn định cho tuyến ống cần được xây dựng thì tuyến đường ống sẽ được chia ra làm nhiều công đoạn. Mặt khác đường ống mà ta thực hiện thi công có nhiều đoạn khác nhau, mỗi đoạn đường ống lại có một đia hình khác nhau như đồng ruộng, sông, mương máng tiêu nước, đường giao thông…Nên mỗi công đoạn và địa hình khác nhau có thể có những khó khăn và nguy hiểm khác nhau.

Để đảm bảo an toàn cho quá trình thi công đòi hỏi các cán bộ công nhân viên phải có sức khỏe tốt, tay nghề cao, hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn.

Các cán bộ công nhân viên làm việc trong công đoạn này phải luôn đảm bảo khi thi công phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động (quần áo, mũ, giầy, ủng …). Phải mặc áo phao và đeo dây an toàn, phải được nhắc nhở và hướng dẫn an toàn trước khi bắt đầu tiến hành công việc. Phải biết bơi khi làm việc trên các phương tiện nổi phòng khi sự cố rơi xuống sông khi thi công qua sông Trà Lý và đặc biệt là phải luôn tuân thủ các mệnh lệnh của người chỉ huy phụ trách và của cấp trên.

Với đầy đủ tất cả các phương tiện bảo hộ lao động và phòng chống sự cố khi có thể xảy ra trong quá trình thi công, thì bất cứ những khó khăn của công đoạn thi công cho công trình nào cũng đều được khắc phục và đảm bảo an toàn, hoàn thành tốt các công tác và nhiệm vụ được giao.

4.2.2.1. Yêu cầu về thiết bị bảo hộ lao động

Thiết bị bảo hộ lao động được sử dụng trực tiếp cho người lao động để bảo vệ chính họ và cảnh báo người khác nữa.

Thiết bị bảo vệ đầu: Đó là những mũ cứng tiêu chuẩn được dùng trong suốt quá trình thi công.

Thiết bị bảo vệ mắt:

+ Đó là kính bảo hộ lao động người công nhân phải đeo trong quá trình thi công tránh gây tác hại xấu đến mắt.

+ Kính bảo hộ chỉ được đeo khi xử lý hóa học.

+ Mặt nạ và kính bảo hộ được đeo khi công nhân mài và tạo ra bụi.

Thiết bị bảo vệ tai: Được dùng vào những nơi có mức độ ồn cao (trên 85 db) những nơi tiếng ồn không được giảm và không được cách ly như : + Khi búa khoan và búa hơi làm việc.

+ Điều hành hay gần kề với các thiết bị nặng. + Máy mài tạo ra.

+ Quá trình bắn cát. + Quá trình khoan đá. Thiết bị bảo vệ tay:

+ Đó là gang tay bảo hộ phải phù hợp khi xử lý, tiếp xúcvới vật nóng, sắc, thô ráp.

+ Gang tay chống hóa học được đeo khi xử lý, tiếp xúc các chất hóa học, dung môi, xi măng.

Thiết bị bảo vệ chân: Mọi người cần đeo ủng tiêu chuẩn phù hợp với công trường.

Quần áo bảo hộ lao động:

+ Trang sức và quần áo rộng không được mặc trên công trường thi công tuyên ống vì chúng có thể gây ra tai nan.

+ Áo bảo hộ và quần dài được mặc trong thi công tuyến ống. Thiết bị bảo vệ đường hô hấp: Đeo mặt nạ chống bụi và độc tại những nơi yêu cầu.

Thiết bị bảo vệ chống rơi: Khi làm việc tại nhưng nơi cao thì nên thắt dây an toàn.

4.2.2.2. Công tác an toàn chung cho người và thiết bị

Chỉ cho phép những người đã được học và được hướng dẫn về các qui trình an toàn lao động mới được phép làm việc.

Những người trực tiếp thi công phải được hướng dẫn lại các qui trình an toàn theo chương trình hướng dẫn an toàn tại nơi làm việc và được kiểm tra kiến thức an toàn.

Trong quá trình thi công bắt đầu từ khâu chuẩn bị tập kết vật tư trang thiết bị đến khi thi công , lãnh đạo xưởng trưởng, đội trưởng đến đốc công, tổ trưởng phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công.

Mọi cán bộ công nhân viên chức trong khi làm việc phải chấp hành nghiêm ngặt và đầy đủ mọi quy chế về kỹ thuật an toàn lao động theo từng ngành nghề, công việc khác.

Khi thi công phải thực hiện từng bước theo qui trình không được tự ý làm sai thiết kế cũng như yêu cầu kĩ thuật. Trường hợp muốn thay đổi thiết kế cần có sự thống nhất và đồng ý của viện nghiên cứu thiết kế và phòng kỹ thuật.

Phải sử dụng trang thiết bị bảo hộ được cấp phát đúng chủng loại.

Phải nắm rõ tính năng kỹ thuật và nguyên lí làm việc của thiết bị máy móc.

Tận dụng tối đa thời gian làm việc khi thời tiết tốt. Các thao tác phải nhanh nhẹn và chính xác đạt hiệu quả cao nhất.

Phải kết hợp và thống nhất các quan điểm giữa lãnh đạo và công nhân cấp dưới để đẩy nhanh tiến độ sản xuất và đảm bảo an toàn cao.

Không được tự ý tháo lắp, sữa chữa cũng như đấu điện các thiết bị cầm tay như máy mài, máy khoan, máy đục rỉ … Phải kiểm tra tình trạng làm việc

của từng thiết bị trước khi làm việc, sau khi sử dụng phải bảo dưỡng và để đúng nơi quy định.

Phải đầy đủ ánh sáng.

Các bình C2H2, bình O2 phải đặt trong rọ nơi khô ráo, cách xa nơi có dầu mỡ, có hóa chất dễ cháy nổ và các rọ phải đặt cách xa nhau trên 5 m.

Trong quá trình cẩu phải thường xuyên kiểm tra cáp, dây đeo, mani, trọng tâm cẩu và trọng lượng vật cẩu.

Không có trách nhiệm không được phát tín hiệu điều khiển cẩu, phải kiểm tra tầm hoạt động của cẩu.

Tại khu vực làm việc nguy hiểm phải có lan can che chắn, chiều cao lan can phải đảm bảo đúng thiết kế là 1,25 m.

4.2.2.3. Qui trình an toàn lao động bảo vệ người và thiết bị sử dụng khi làm việc

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị trong thi công xây lắp công trình tất cả cán bộ và công nhân viên khi tham gia thi công xây lắp công trình đều phải được học tập, thực hành và được hướng dẫn kỹ lưỡng về các qui trình an toàn lao động bảo vệ người và thiết bị sử dụng khi làm việc như:

Qui trình cấp cứu sơ bộ người bị nạn. Qui trình chung cho tất cả mọi người, khi có tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người.

Qui trình kỹ thuật an toàn của thợ lắp ráp. Qui trình này được áp dụng tất cả các thợ lắp ráp nói chung.

Qui trình kỹ thuật an toàn của thợ buộc cáp treo hàng. Qui trình này dành cho tất cả các thợ làm việc có liên quan đến việc cẩu kéo và nâng hạ.

Qui trình kỹ thuật an toàn của thợ hàn điện – hàn hơi. Qui trình này dành cho tất cả các thợ hàn nói chung khi tham gia làm việc trên công trình.

Qui trình công tác an toàn khi làm công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng. Qui trình này dành cho tất cả công nhân bốc xếp vận chuyển có liên quan.

Qui trình an toàn lao động khi làm việc trên cao. Qui trình chung cho mọi người khi làm việc trên cao.

Qui trình này dành cho mọi người khi làm việc có tính nguy hiểm cao như làm việc trong các bồn chứa, các khoang dầu.

Qui trình kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị điện cầm tay. Đây là qui trình dành cho các công nhân làm việc khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay có liên quan như máy mài, máy khoan, máy điện xách tay và đèn cầm tay …

Qui trình an toàn khi làm việc với thiết bị nâng điều khiển từ sàn. Qui trình dành cho các công nhân điều khiển các thiết bị nâng hạ như tời điện, Palang, cầu trục điều khiển bằng tay.

Qui trình công tác an toàn khi bảo quản, sử dụng và vận chuyển các bình Oxy và Axetylen. Qui trình dành cho các công nhân làm việc trong các nghề như hàn cắt hơi, gió đá và các công tác có liên quan đến sử dụng bình.

Và một số qui trình khác có liên quan đến các công tác xây dựng và lắp ráp khác …

4.2.2.4. Qui trình an toàn đối với thợ lắp ráp

Riêng đối với thợ lắp ráp cần phải tuyệt đối tuân thủ các quy chế của cơ quan xí nghiệp và các qui trình về an toàn lao động sau đây:

Làm việc trung thực tận tình.

Tuân thủ kỉ luật lao động: Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, không chơi bài, uống rượi bia, các chất kích thích và không câu cá trên các phương tiện nổi.

Không tự ý bỏ việc để làm việc riêng.

Các yêu cầu đối với thợ lắp ráp cần phải biết: Các bài toán chọn cáp.

Phải biết kỹ thuật móc cáp treo hàng, xác định được trọng tâm cẩu và trọng lượng vật cẩu.

Khi làm việc trên cao bắt buộc phải có giàn giáo và lan can bảo vệ. Khi gió lớn hơn 12 m/s không được phép làm việc.

Vị trí làm việc phải thông thoáng.

Luôn kiểm tra và bảo vệ dụng cụ thiết bị, khi thấy hỏng hóc cần phải báo ngay cho người có trách nhiệm quản lí biết để có phương pháp sửa chữa hoặc thay thế kịp thời để phục vụ tốt cho công việc sản xuất.

Thực hiện nghiêm chỉnh và chính xác mệnh lệnh của người phụ trách sản xuất.

Giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp nơi làm việc. Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân.

Chỉ tiến hành làm việc khi đã tìm hiểu công nghệ, trong trường hợp chưa hiểu phải hỏi lại người chỉ huy.

Trước khi làm việc người thợ lắp ráp phải mang đầy đủ bảo hộ lao động và các phương tiện bảo vệ cá nhân, phải tìm hiểu công việc sẽ tiến hành nếu phát hiện những hư hỏng phải khắc phục ngay.

Khi làm việc trên cao phải có giàn giáo và sử dụng dây an toàn. Khi làm việc trên cao phải có túi chuyên dụng để đựng đồ nghề.

Khi thợ lắp ráp di chuyển từ kết cấu này sang kết cấu khác phải sử dụng cầu thang có lan can bảo vệ.

Cấm mọi người đứng dưới các mã hàng đang treo trên các móc cẩu. Khi kết thúc công việc phải làm vệ sinh, thu dọn nơi làm việc, các dụng cụ làm việc trang bị bảo hộ lao động phải để vào nơi đúng qui định.

4.2.2.5. Những qui định an toàn đối với người điều khiển xe cơ giới

Trong thi công tuyến ống trên đất liền thì cần thiết phải có người điều khiển xe cơ giới như điều khiển máy xúc, máy cần cẩu hông… Do đó nhưng yêu cầu an toàn về người điều khiển bao gồm:

Phải có bằng lái phù hợp với xe cơ giới được điều khiển.

Được học và hiểu biết những chính sách an toàn của công ty và thực hiện theo những yêu cầu đó.

Khi phát hiện ra những hư hại của xe cần báo cáo ngay lên cho đốc công hoặc tổ trưởng xe.

Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động.

Báo cáo với người giám sát công trường khi đến làm việc tại công trường.

Ra buồng lái xe khi xe không còn tải hoặc là với tải nhẹ.

Lái xe phải luôn cận thận và chính xác khi lái vào công trường hay nhưng nơi đường tạm.

Đảm bảo rằng khi quay đầu xe không làm tắc đường cản trở xe khác hoặc người.

Đảm bảo rằng khi điều khiển thì tải trọng không vượt quá mức qui đinh.

Người điểu khiển các phương tiện chấp hành tốt các luật an toàn giao thông, thắt dây an toàn khi ngồi vào buồng lái.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phướng án thi công tuyến đường ống vận chuyển khí từ mỏ d14 về trạm phân phối khí tiền hải- thái bình (Trang 80 - 86)