Phương pháp lắp đặt tuyến ống

Một phần của tài liệu nghiên cứu phướng án thi công tuyến đường ống vận chuyển khí từ mỏ d14 về trạm phân phối khí tiền hải- thái bình (Trang 55 - 61)

Đối với từng địa hình, các tuyến ống sẽ có phương pháp lắp đặt riêng. Ống mà chúng ta lắp đặt là loại ống bằng thép, bọc chống ăn mòn, bọc bê tông gia tải. Dựa vào báo cáo khảo sát tuyến ống, các phương pháp sẽ áp dụng như sau:

3.2.3.1. Tuyến ống cắt qua kênh, sông, máng

Theo số liệu khảo sát, tuyến ống sẽ cắt qua Sông Trà Lý với bề rộng 300 m và có độ sâu là 19 m. Mặt đê rộng 4 m, chân đê rộng 17 m, chiều cao đê 5,5 m. Sông Long Hầu có chiều sâu là 3 m và chiều rộng là 23 m.Việc thi công qua sông đối với công việc khó khăn nhất. Do đó ta sẽ thi công qua đoạn này vào mùa khô khí mà dòng chảy của sông nhỏ, mực nước sông thấp.

a. Đối với thi công qua sông Trà Lý

Đây là sông sâu có dòng nước chảy quanh năm do đó tiến hành thi công có kỹ thuật cao và nhanh. Ta tiến hành rải ống sử dụng xà lan. Trên xà lan bố trí các thiết bị để đào rãnh qua sông. Phương pháp đào rãnh là dùng thiết bị cày đất được kéo trực tiếp. Lực kéo cần thiết để kéo đường ống và cày đất được tạo ra bằng tời neo xa lan. Các neo của xà lan gồm 4 tời neo được bố trí tại 2 bờ sông Trà Lý với mỗi bên 2 tời neo đặt cách nhau 50 m. Để đảm

bảo độ sâu cũng như yêu cầu của rãnh khí đào xong sẽ dùng thợ lăn kiểm tra và tiến hành rải ống ngay. Tránh sự lắng động, bồi đắp của sông.

Trên đoạn vượt sông này cần bố trí một bãi thi công trên bờ sông để gia công chuỗi ống sẽ thả qua sông. Các ống bọc bê tông sẽ được sử dụng cho đoạn sông đó còn các ống trần (chỉ bọc lớp FBE chống ăn mòn) sẽ được sử dụng cho các đoạn uốn gia công tại hiện trường. Khi chuỗi ống đã hoàn tất trên bãi thi công, nó sẽ được kéo hoặc dùng phao nổi đưa vào vị trí ở đoạn vượt sông. Hai nắp bịt đầu ống sẽ được bắt vào để chờ kết nối với đoạn đường ống chính.

Đối với đoạn vượt đê sẽ dùng phương pháp cắt ngang qua bờ đê, phải làm cầu vượt để thông xe cộ cũng như người đi bộ. Trên thân đê và mặt đê sử dụng máy xúc đất làm để đào rãnh. Xây dựng mương bê tông tại rãnh đó. Sau khi mương đã hoàn thành và ổn định cần lót đệm xuống bề mặt đáy. Vì đường ống đi qua có nhiều đoạn phải uốn trên đê do đó chúng phải được uốn nóng tại xưởng sản xuất và đã được bọc lót bởi ống có đường kính 25 cm để hạ xuống rãnh bằng cần cẩu. Dùng máy cần cẩu nâng tấm bê tông đã đổ sẵn lên bề mặt của mương.

Hình 3.7. Mặt cắt dọc qua bờ đê sông Trà Lý

Hình 3.8. Mặt cắt điển hình qua sông

b. Thi công qua sông Long Hầu

Thi công qua đoạn sông này đơn giản hơn nhiều so với thi công ở trên sông Trà Lý do lòng sông nông và chiều rộng nhỏ, ít tác động của dòng chảy và phương tiện đi lại qua sông. Do đó ta sử dụng phương pháp cắt ngang qua sông.Trên sông tiến hành xây dựng 2 trụ đỡ bằng ống thép có đường kính 25 cm.Mỗi ống thép này cách bờ sông 8 m. Trên đầu mỗi ống thép có gối đỡ ống. Trên bờ ta gia công chuỗi ống qua sông. Khi chuỗi đã hoàn thành thì ta dùng thuyền lai dắt vào ví trí gối đỡ, tiến hành hàn cố định ống với gối đỡ.

c. Thi công qua máng nước lớn

Tuyến ống này có đi qua một máng nước rộng 8 m, sâu 4 m, 2 bên bờ có kè bê tông do đó cũng giống như thi công qua sông Long Hầu. Ở giữ máng

ta xây dựng trụ đỡ bằng thép đường kính 25 cm trên có giá đỡ. Ống sau khi được xử lý được đặt lên giá đỡ và hàn cố định lại với nhau. Dùng máy khoan bê tông để mở lỗ luồn ống qua tại mỗi bờ của mương.

Hình 3.9. Đường ống qua máng

3.2.3.2. Đoạn ống đi song song với máng thủy lợi

Theo khảo sát tuyến ống, có đến 48% tuyến ống đặt bám sát vào đường giao thông và mương máng thủy lợi. Trong trường hợp này, phải thực hiện đường thi công rộng 3 m (tận dụng đất đào mương đặt ống) để thuận tiện cho việc vận chuyển cũng như hàn ống. Để thuận tiện cho thi công và có mặt bằng thì ta nên tiến hành thi công vào mùa khô khi mà ruộng đã không còn trồng cây nông nghiệp. Đường giao thông được dùng là đường Tây Ninh đi Đông Trung, Trà Lý đi Đông Quý để vận chuyển ống, máy móc, thiết bị, vật tư ra nơi thi công. Do thi công vào mùa khô nên việc di chuyển của máy xúc đất có sử dụng bánh xích tương đối là dễ dàng. Sử dụng 3 máy xúc đất gầu nghịch có công suất 122 kw với khả năng đào sâu 6670 mm, hoạt động ở bên trái của bờ mương để đào rãnh. Máy xúc đất đào theo thiết kế như hình 3.12. Sau khi đào xong sử dụng cát được vận chuyển bằng xe tải dọc theo tuyến ống để xuống rãnh đào với chiều dày 7,5 cm. Ống sau khi đã được gia công bọc để giảm ăn mòn dùng xe tải chở ra và rải ống dọc theo tuyến đường ống tại đất đào mương bên trái. Dùng gỗ để làm giả đỡ cho ống, tránh vật nhọn làm méo ống. Sau đó ta tiến hành hàn ống đã được định vị trên giá gỗ. Ống ta thi công có chiều dài 12 m do đó khi hàn hết 6 ống lại với nhau. Dùng máy chụp tia X để phát hiện lỗi của mối hàn. Đầu của mỗi ống đều có đầu bịt chuyên dụng. Kỹ thuật hạ ống xuống rãnh cần có 6 xe cẩu hông, mỗi ống xẽ được 1 cần cầu

hông nâng lên và hạ xuống rãnh. Dùng cáp có bản rộng và lót đệm để nâng, hạ ống lên. Khi nâng ống lên thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp giữa những người điều khiển cần cẩu hông dưới sự điều khiển của quản đốc thi công. Ống sau khi hạ xuống rãnh cần được gia tải bằng các bọc bê tông ở giữa trên mỗi đoạn ống. Quá trình định vị của ống trong rãnh đã xong. Ta tiến hành rải ống, hàn ống, hạ ống xuống rãnh đối với chuỗi 6 ống tiếp theo tương tự. Cứ hạ được một chuỗi ống xuống rãnh ta tiến hành hàn ngay với đoạn chuỗi ống trước. Khi quá trình hạ ống xuống rãnh đã hoàn tất ta đùng máy xúc để lấp ống. Hoàn trả lại hiện trạng mặt đất như ban đầu. Dùng cọc bê tông để cắm dọc tuyến ống đánh dấu tuyến ống đi qua với khoảng cách 50 m.

3.2.3.3. Đoạn ống vượt đường

Tuyến ống mà cắt qua đường nhựa bao gồm: Đường Tây Ninh-Đông Trung, Trà Lý-Đông Quý và tuyến đường đi Đông Phong. Căn cứ vào mật độ giao thông qua đường mà ta có thể có phương pháp thi công khác nhau. Theo quan sát thì mật độ giao thông trên đường đi Đông Trung mật độ cũng nhiều nên ta dùng phương pháp khoan ngang để thi công trên đoạn đường nhựa đó. Chiều rộng trung bình của đoạn đường này là 5,5 m. Khoan định hướng qua đoạn đường này dùng máy khoan ngang. Khi khoan ta dung ống chống có đường kính 25 mm để làm ống lót. Khi khoan xong, ta luồn ống vận chuyển đã đươc xử lý vào ống lót.

Đối với đường nhựa Trà Lý- Đông Quý và tuyến đường Đông Phong sử dụng phương pháp cắt ngang qua đường. Trước khi cắt ngang thì ta nên làm đường vượt phụ. Dùng máy xúc đất gầu ngược để cắt đường. Đào rãnh qua đường song luồn ống vận chuyển vào ống lót dùng cần cẩu để hạ ống xuống rãnh. Ta tiến hành lấp bằng cát sạch, không dùng đất vừa đào lên để lấp vì trong đó có nhiều đá. Trên bề mặt đoạn cắt qua đường nhựa đường và đá để hoàn trả lại mặt bằng như lúc đầu. Sau đó phá bỏ đường phụ.

Hình 3.10. Mặt cắt qua đường nhựa

Hình 3.11.Mặt cắt dọc đường nhựa

3.2.3.4. Đường ống qua ruộng lúa

Tuyến đường qua ruộng bao gồm cánh đồng hai vụ lúa của xã Đông Cơ và xã Tây Sơn dài gần 2000 m. Cánh đồng hai vụ lúa của xã Đông Quý dài 380m tuyến đường vận giao thông sử dụng cho đường ống là đường đê Trà Lý và đường Trà Lý đi Đông Quý. Và cánh đồng xã Thái Học dài 1600 m, ô tô chỉ có thể đi vào điểm cuối là GK D14.

Tuyến ống qua ruộng lúa về cách thức tổ chức thi công là giống nhau. Do nằm trên ruộng lúa nên thời gian thi công là vào mùa khô (sau khi gặt xong từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch). Dùng thiết bị đánh dấu tuyến đường ống đi qua. Dùng máy xúc đất gầu ngược có công suất là 122 kw để đào rãnh. Kỹ thuật đào rãnh sao cho đúng yêu cầu như hình 3.12. Ống được vận chuyển ra vị trí tập kết rồi rải ống dọc tuyến ống có giá bằng gỗ đã lót đệm ở dưới. Rải ống nằm ở bên còn lại so với máy xúc đất. Ống được cố định trên giá gỗ

rồi tiến hành hàn bởi các thợ hàn và kiểm tra lỗi mối hàn bằng tia X. Đạt yêu cầu về mối hàn dùng cáp có đệm lót nhờ cần cẩu hông rải ống xuống rãnh với 6 ống. Ta làm tương tự như với 6 ống còn lại tiếp theo cứ thế thả xuống rãnh rồi tiến hành hàn với chuỗi ống rải trước đó. Khi rải ống xong ta dùng máy xúc đất để lấp rãnh vào.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.12. Mặt cắt điển hình của đường ống

Một phần của tài liệu nghiên cứu phướng án thi công tuyến đường ống vận chuyển khí từ mỏ d14 về trạm phân phối khí tiền hải- thái bình (Trang 55 - 61)