Các kĩ thuật đặc biệt sử dụng trong thi công đường ống

Một phần của tài liệu nghiên cứu phướng án thi công tuyến đường ống vận chuyển khí từ mỏ d14 về trạm phân phối khí tiền hải- thái bình (Trang 49 - 50)

Số lượng các kỹ thuật đặc biệt sử dụng trong xây lắp đường ống tùy thuộc vào loại đất mà đường ống đi qua.

3.1.9.1. Phương pháp nổ đá

Các loại đá mềm thông thường có thể được đào bằng các máy xúc lật tiêu chuẩn. Tuy nhiên trong trường hợp có đá vôi và các loại đá cứng khác có thể phải sử dụng thuốc nổ để đào rãnh. Kỹ thuật được sử dụng trong trường hợp này tương tự với các công việc nổ đá bất kỳ khác. Sau khi đào một loạt các lỗ dọc đường làm rãnh, thuốc nổ được cho vào lỗ với lượng thích hợp sau đó gắn ngòi kích nổ, phá đá trong khoảng cách đã chọn. Các vật liệu tạo ra sau quá trình nổ được rời đi bằng máy xúc thông thường hoặc bằng các thiết bị đào khác.

3.1.9.2 . Thi công qua đầm lầy

Các đường ống nằm qua đầm lầy tương tự các đường ống ngoài khơi được xây dựng bằng các xà lan đặt ống. Tuy nhiên trong trường hợp này sử dụng xà lan có kích thước nhỏ hơn nhiều gọi là xà lan đầm lầy. Đường đi qua đầm lấy thường được phát quang bằng sà lan riêng biệt có trang bị các thiết bị dùng để phát quang cây cối trong đầm lấy và nếu cần thiết có thể đào rãnh bằng phương pháp nạo vét. Đường ống được chuẩn bị trên bờ, thường là hàn

kép, được phủ lớp chống ăn mòn và khi cần thiết là lớp phủ trọng lượng bê tông trước khi được đưa lên xà lan.

Quá trình hoàn tất được thực hiện trên xà lan và vùng mối hàn được phủ trước khi ống được đưa qua bệ đặc biệt ở đuôi xà lan và đặt ở rãnh đã được đào trước đó. Loại công việc này là lý tưởng đối với các ống năm qua các đầm lấy có nhiều cây dưới nước nơi không thể thực hiện quá trình kéo một chiều dài ống liên tục vào đúng vị trí như trường hợp thi công ở vùng nước không có giới hạn về không gian.

3.1.9.3. Thi công qua các vùng cực

Do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh thường xuyên thấp và độ xốp của lớp tuyết trên bề mặt, việc xây lấp đường ống cần lưu ý đến các đặc điểm:

• Kết cấu bệ đỡ cho đường ống. • Kết cấu lớp phủ cho đường ống.

• Đường vận chuyển thiết bị và vật tư cho thi công. • Thiết bị thi công trong điều kiện tương ứng.

3.1.9.4. Thi công qua các cồn cát

Hiện tượng này xảy ra khi xây lắp đường ống tại sa mạc chẳng hạn. Các cồn cát có đặc tính thường xuyên di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, do đó tạo ra sự bất ổn định về độ cao của nền.

Nếu phương án cắt qua các cồn cát quá tốn kém, nghĩa là chiều dài của đường ống tăng đáng kể thì đường ống phải đi qua các cồn cát đó. Trong trường hợp này, đường ống phải được thiết kế có khả năng chịu được mức độ cao nhất của trạng thái dầm tự do trong các khoảng cách càng lớn càng tốt. Đường ống khi lắp phải có được cấu hình nằm trên cát, sau đó một số chỗ sẽ được cát chôn vùi và số khác nằm treo tự do giữa hai cồn cát. Mặt khác, đường ống sẽ chịu quá trình bào mòn do các luồng cát di chuyển do đó phải được thiết kế để chống lại hiện tượng này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phướng án thi công tuyến đường ống vận chuyển khí từ mỏ d14 về trạm phân phối khí tiền hải- thái bình (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w