MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng anh cho học sinh tại trường tiểu học võ văn hát quận 9 TP HCM (Trang 38 - 40)

9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2.1. Rèn luyện

Rèn luyện tiếng Anh là “to train”. Là việc làm đi làm lại nhiều lần nội dung đã học để thành thạo một kỹ năng, hành vi, hành động nào đó trở nên tốt hơn, giúp cho con người hoàn thiện nhân cách (Nguyễn Thị Thương Thương, 2016).

Theo từ điển Online, rèn luyện là luyện tập một cách thường xuyên để đạt tới những phẩm chất hay trình độ ở một mức nào đó: nên sử dụng khái niệm từ. Từ điển Giáo dục học, không sử dụng từ điển online (http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Rèn_luyện, ngày 12/07/2017)

Theo đó, rèn luyên được hiểu là việc thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần những nội dung đã học để thành thạo một hành vi giúp người học hoàn thiện và đạt được mục đích.

1.2.2. Kỹ năng

Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là khả năng thực hiện đúng những hành động, hoạt động phù hợp với mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Để hình thành được kỹ năng trước hết cần có kiến thức làm cơ sở cho hành động (dẫn theo Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001)

-15-

Trong tiếng Anh, kỹ năng được dịch là “skill”, Từ điển Oxford định nghĩa “skill” là khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có được nhờ rèn luyện (Khang Việt, 2009).

Theo từ điển Tâm lý học, kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng (Vũ Dũng, 2000).

Theo tác giả Lê Văn Hồng (2008), kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để thực hiện thành công một nhiệm vụ. Kỹ năng phải được học và tập luyện mới có được, hình thành trong q trình sống và trong quá trình hoạt động của con người.

Trần Trọng Thủy (1992) xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng (Trần Trọng Thủy, 1992).

Theo tác giả Nguyễn Văn Lũy (2015), kỹ năng là khả năng thực hiện một cơng việc có kết quả bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều cho phép.

Theo đó người nghiên cứu cho rằng, kỹ năng là khả năng vận dụng hợp lý những kiến thức và kinh nghiệm đã có để phục vụ hiểu quả cho mục đích cơng việc.

1.2.3. Kỹ năng nói

Theo Platov (1963), kỹ năng nói là sự giao tiếp hay chính là giao tiếp hoạt động, kỹ năng nói khác với các kỹ năng khác như đọc, viết, nghe ở sự kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều thành phần để phát ra lời nói. Kỹ năng nói là một dạng kỹ năng đặc biệt của con người; nó không phải là di truyền và cũng không phải là bẩm sinh. Kỹ năng nói được hình thành và phát triển trong quá trình nắm vững và thực hiện hành động giao tiếp và nhận thức. Quan trọng hơn, kỹ năng được biểu hiện cho năng lực và trí tuệ của con người (dẫn theo Ngô Ngọc Minh, 2012)

-16-

Từ đó, theo người nghiên cứu thì kỹ năng nói là khả năng vận dụng ngơn ngữ để thể hiện về vấn đề muốn trình bày dựa trên những tri thức và năng lực đã tiếp thu.

1.2.4. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Theo Phạm Thành Nghị (2013), rèn luyện kỹ năng giao tiếp là tập hợp những hành động học tập như phân tích, mơ hình hóa, khái qt hóa các đối tượng nhận thức bằng cách vận dụng những tri thức kinh nghiệm đã có để đạt được kết quả học tập một cách thành thục và được thực hiện qua các bước như: (1) Hướng dẫn quy trình thực hiện hành động, nghe giải thích về mục đích, ý nghĩa, tính chất bài luyện tập, điều kiện thực hiện; (2) Người dạy thao tác mẫu, người học quan sát; (3) Người học xây dựng kế hoạch luyện tập; (3) Thực hành luyện tập (dẫn theo Phạm Thành Nghị, 2013).

Theo tác giả Nguyễn Thị Thương Thương (2016), rèn luyện kỹ năng giao tiếp đó là việc làm được lặp đi lặp lại những kỹ năng trong giao tiếp như sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt ngôn ngữ bằng lời nói, cử chỉ và hành động hay xử lý thơng tin sau q trình giao tiếp (Nguyễn Thị Thương Thương, 2016)

Theo phạm vi nghiên cứu của đề tài này người nghiên cứu quan tâm đến khái niệm rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh. Như vậy, rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh được hiểu là việc lập đi lặp lại những kỹ năng trong giao tiếp như sử dụng từ vựng tiếng Anh, ngôn ngữ phù hợp để giúp chúng ta giao tiếp thành công.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng anh cho học sinh tại trường tiểu học võ văn hát quận 9 TP HCM (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)