9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG NĨ
NĂNG NÓI TIẾNG ANH
1.4.1. Động cơ học tập
Động cơ học tập được nhiều nhà nghiên cứu, nhà tâm lý học xem xét ở các góc cạnh khác nhau. Theo Harmer (1991) [Harmer, J., The Practice of English Language Teaching, Longman Group UK Limited, 1991.], động cơ là sự nỗ lực nội tại khuyến khích một người theo đuổi một tiến trình hành động. Nếu chúng ta nhận thấy được một mục tiêu nào đó và nếu mục tiêu đó đủ sức hấp dẫn, chúng ta sẽ có động cơ thúc đẩy để đạt được mục tiêu đó.
Xét về động cơ học tập của người học, Cole và Chan (1994) đề cập đến hai động cơ chính: động cơ bên ngồi (extrinsic motivation) và động cơ bên trong (intrinsic motivation). Động cơ bên ngoài liên quan đến những yếu tố bên ngồi lớp học như sức lơi cuốn, hấp dẫn từ nền văn hoá của cộng đồng sử dụng ngơn ngữ đó hay nhu cầu sử dụng ngoại ngữ như ngôn ngữ thứ hai để đạt được một mục tiêu nào đó như xin việc làm, tăng lương, thăng tiến, …Trong khi đó, động cơ bên trong liên quan đến những yếu tố bên trong lớp học. Theo Cole và Chan (1994), động cơ này đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thái độ học tập của người học. Động cơ bên trong bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính: một là điều kiện vật chất của lớp học, trang thiết bị dạy và học, môi trường xung quanh và quy mô lớp học; hai là phương pháp giảng dạy, một yếu tố quyết định đối với sự u thích mơn học của người học; ba là
-30-
tính cách, kiến thức và sự nhiệt tình của GV, những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn đối với người học; bốn là sự thành bại của bản thân người học trong học tập (Cole, P. G. & Chan L, 1994)
1.4.2. Đặc điểm của học sinh học
HS tiểu học thường từ 6 đến 11 tuổi, đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường để trở thành HS. Ở tuổi này trẻ có được và sử dụng những thao tác nhận thức đó là những hành động tinh thần hay những thành phần của suy nghĩ logic trên đối tượng vật thật. Nói cách khác, vật thật ảnh hưởng khá lớn đến kiểu suy nghĩ và những hành động tư duy của trẻ (dẫn theo Huỳnh Văn Sơn, 2010). Ngoài ra theo Brewster và Ellis (2002), các em HS tiểu học cịn có những đặc điểm như, tị mị, thích khám phá; thật thà; sáng tạo, giàu trí tưởng tượng; hoạt bát, thích di chuyển; có khả năng bắt chước rất tốt; nhạy cảm với âm và giai điệu của ngơn ngữ; nhiệt tình khám phá các âm mới học; thích học qua thực tiễn; dễ bị buồn chán; học chậm hơn nhưng quên nhanh hơn người học lớn tuổi hơn; ít lo lắng hơn những người học lớn tuổi hơn [12]
Theo tác giả Lã Thu Thủy (2005), HS tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11. Ở tuổi này, tri giác của trẻ khá phát triển, trẻ có khả năng định hướng tốt với hình dáng và màu sắc khác nhau. Trong các giờ học trẻ có thể tiếp nhận thơng tin và tự mình trình bày lại các thơng tin đó một cách tương đối chính xác. Ngồi ra, khi 6 tuổi trẻ chủ yếu chỉ nhớ những sự kiện, những điều mơ tả hay những sự kiện có vẻ bề ngoài gây ấn tượng về mặt cảm xúc và trẻ ghi nhớ một cách đơn giản nhất là nhắc đi nhắc lại nhiều lần để ghi nhớ (Lã Thu Thủy, 2005).
Bên cạnh đó, theo tác giả Nguyễn Thị Thanh (2015)[8], đã khái quát được đặc điểm của HS tiểu học như:
- Về đặc điểm sinh lý: Hệ xương cịn nhiều mơ sụn, xương sống, xương
hông, xương chân, tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gẫy, cho nên trong các hoạt động rèn luyện tích hợp các trị chơi phải quan tâm đến an toàn, vừa sức. Ngoài ra, hệ cơ cũng trong thời kỳ phát triển, nên các em thích vui chơi, nhảy, nơ đùa. Chính vì vậy, cần phải chọn những phương pháp
-31-
phù hợp, nhằm đưa các em vào các hoạt động rèn luyện từ mức độ đơn giản đến mức phức tạp vừa phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Về đặc điểm hoạt động: trẻ chuyển đối tượng vui chơi từ chơi với đồ
vật sang vui chơi vận động. Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặc, nấu cơm..và những hoạt động ở trường lớp như trực nhật, trồng cây... Bên cạnh đó, trẻ đã bắt đầu tham gia vào những phong trào của trường, lớp và cố gắng là một thành viên tích cực cũng như sự tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.
- Về đặc điểm tâm lý: Trẻ rất ham hiểu biết, cái gì cũng muốn tìm hiểu,
khám phá. Khi thấy cái gì mới lạ thị trẻ tị mị ngắm nghía, quan sát xung quanh rồi đặt câu hỏi. Ở giai đoạn này trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những mơn học có những đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, hay cơ giáo xinh đẹp, dịu dàng... Sự tập trung của trẻ chưa cao và chưa bền vững, khơng được lâu, dễ bị phân tán trong q trình học. Mặt khác, trí nhớ của trẻ trong giai đoạn này ghi nhớ theo máy móc tốt hơn ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết cách khái quát hóa dựa vào ghi nhớ. Đặc biệt, lúc này trẻ kiềm chế cảm xúc còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận.
1.4.3. Sự ủng hộ của cha mẹ HS
Gia đình đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nói chung và rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh nói riêng. Điều này dễ nhận thấy qua việc cha mẹ càng quan tâm đến việc học của con một cách đúng đắn thì càng thúc đẩy trẻ tích cực, hăng hái tham gia vào hoạt động học. Khi cha mẹ quan tâm, giúp đỡ, trẻ sẽ tập trung, ghi nhớ lâu hơn. Mặt khác, cha mẹ không những giúp trẻ vận dụng đã học được vào sinh hoạt thực tế hàng ngày mà cịn có thể sáng tạo ra cái mới. Việc học tiếng Anh sẽ trở nên khó khăn hơn khi chúng ta thiếu biện pháp và thiếu sự ủng hộ từ phía gia đình [12].
1.4.4. Sự khác biệt về giới tính
Theo kết quả nghiên cứu của Ellis (1994), các bé gái có năng khiếu học ngoại ngữ hơn bé trai. Sở dĩ có sự khác biệt giữa hai giới tính bởi não của các
-32-
bé trai phát triển khác với não của các bé gái và điều này ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ của các em. Chính vì vậy, khi tham gia vào hoạt động dạy học, người GV cần quan tâm đến đặc điểm này để sử dụng các biện pháp phù hợp với từng đối tượng nhằm tăng sự hứng thú khi tham gia các hoạt động học [12]