Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty HAFELE việt nam (Trang 34 - 37)

9. Cấu trúc luận văn

1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp

1.1.2. Tại Việt Nam

Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu về đánh giá hiệu quả đào tạo cần tham khảo toàn diện các giai đoạn cũng nhƣ phƣơng pháp tổ chức trong đào tạo tại doanh nghiệp để từ đó hình thành nên hệ thống kiến thức về đào tạo mang các tính chất đặc thù của văn hóa và con ngƣời Việt Nam. Cuốn sách: “Nhà đào tạo sành sỏi” của tác giả Đỗ Huân (2016) là một cơng trình nghiên cứu khái qt gần nhƣ đầy đủ các khái niệm, lý thuyết cũng nhƣ các phƣơng pháp cần thiết để tổ chức hoạt động giáo dục và đào tạo trong doanh nghiệp. Tác giả Đỗ Huân là một nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực tâm lý – giáo dục, sƣ phạm kỹ thuật và tƣ vấn giáo dục với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề. Với mục đích khái qt hóa tồn bộ các yếu tố liên quan đến quá trình đào tạo cũng nhƣ đƣa ra các kiến thức, phƣơng pháp, phƣơng tiện và kỹ thuật để thực hiện các giai đoạn trong công tác đào tạo. Trong phạm vi nghiên cứu của cuốn sách, tác giả cũng không quên đề cập đến việc đánh giá đào tạo và cho rằng “… Mục đích quan trọng nhất của một đánh giá chuẩn mực là nâng cao chất lƣợng đào tạo…” (Đỗ Huân, 2016) qua đó nhất mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá sau đào tạo không chỉ trong các cơ sở giáo dục mà còn trong việc đào tạo của doanh nghiệp. Cuốn sách không chỉ là cẩm nang dẫn dắt cho đơn vị đào tạo thực hiện một cách bài bản q trình đào tạo trong doanh nghiệp mà

cịn là tài liệu bổ ích cung cấp cho các nghiên cứu sinh tham khảo những kiến thức cơ bản và tổng quát trong nghiên cứu lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Tiếp đến, có những luận văn và luận án nghiên cứu về các hoạt động đánh giá đào tạo tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ: “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương

trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Đỗ Lệ

Hà (2016) – Đại Học Thái Nguyên là một trong những cơng trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả đào tạo và cụ thể là tại trƣờng đại học. Trong luận án, tác giả đã nêu đƣợc hầu hết các phƣơng pháp và mơ hình dùng để đánh giá một chƣơng trình đào tạo qua đó áp dụng vào cơng tác đánh giá hiệu quả đào tạo tại một cơ sở giáo dục. Luận văn thạc sĩ: “Đánh giá hiệu quả đào tạo các chương trình quốc tế tại Đại

học Bách Khoa Hà Nội” của Thái Linh Thu (2014) là quá trình áp dụng thử nghiệm

mơ hình đánh giá ROI 5 mức độ là sự cải tiến của mơ hình Kirkpatric trên các chƣơng trình đào tạo tiên tiến của trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội thuộc 2 ngành Cơ điện tử và KH&KT Vật liệu, qua đó rút ra các kết luận giúp nhà trƣờng đánh giá đƣợc tác động mà chƣơng trình đem lại cho sinh viên và doanh nghiệp, đồng thời đƣa ra các giải pháp để nâng cao đánh giá hiệu quả cho chƣơng trình đào tạo tại ĐHBK Hà Nội. Điểm cần lƣu ý của luận văn này chính là việc áp dụng đƣợc 4 mức độ đánh giá của Kirkpatrick và mức độ thứ 5 đánh giá hiệu quả kinh tế của chƣơng trình đào tạo của Jack Phillip vào đánh giá hiệu quả của 2 chƣơng trình đào tạo tiên tiến và từ đó so sánh mức độ hiệu quả mà 2 chƣơng trình mang lại.

Bên cạnh việc xuất hiện trong các luận văn, luận án, cơng tác đánh giá hiệu quả đào tạo cịn khá đƣợc quan tâm khi đƣợc nhắc đến trong các bài báo khoa học cũng nhƣ các chuyên đề nghiên cứu. Bài báo khoa học: “Đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn đánh giá độc lập – giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo” của hai tác giả Nguyễn Phúc Bảo và Võ Văn Khôi, chuyên sang Kinh Tế Đối

Ngoại – Kỳ 12/2015, đã đƣa ra quan điểm muốn đổi mới chƣơng trình đào tạo một cách căn bản và toàn diện trƣớc hết cần phải trải qua quá trình đánh giá và thử nghiệm, theo đó tác giả đã “... đề xuất đánh giá CTĐT theo bộ công cụ kiểm định chất lƣợng độc lập nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng CTĐT của trƣờng” (Nguyễn

Phúc Bảo và Võ Văn Khơi, 2015). Qua đó nêu ra các phƣơng pháp và mơ hình đánh giá chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ thử nghiệm quá trình đánh giá đào tạo tại trƣờng Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại.

Bài báo khoa học: “Ứng dụng mơ hình Kirkpatrick trong đánh giá hiệu quả

chương trình đào tạo giảng viên nội bộ tại tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam” của 2 tác giả Trần Quang Huy và Phạm Thị Bích Ngọc (2013) trình bày kết

quả của quá trình đánh giá hiệu quả của chƣơng trình đào tạo giảng viên nội bộ tại cơng ty VNPT Hải Phịng năm 2012 thơng qua sử dụng mơ hình 4 cấp độ đánh giá của Kirkpatric. Đây là một trong những ví dụ thực tiễn điển hình tại Việt Nam cho việc áp dụng mơ hình Kirkpatrick trong đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp và qua đó cho thấy mơ hình 4 cấp độ của Kirkpatrick rất đƣợc ƣa chuộng và phổ biến trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam.

Bài báo khoa học: “Đánh giá chương trình đào tạo bằng mơ hình Kirkpatric

bốn cấp độ” của tác giả Trƣơng Văn Đạt (2016) đƣợc đăng trên tạp chí khoa học

đại học Văn Lang nhận định rằng tuy đã có rất nhiều hệ thống đƣợc xây dựng và áp dụng nhƣng trong số những hệ thống đánh giá này, hệ thống đánh giá bốn cấp độ của Kirkpatrick đƣợc xem là hệ thống nổi tiếng nhất, đƣợc công nhận nhiều nhất và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo ở doanh nghiệp . Qua đó đã đề xuất việc sử dụng mơ hình Kirkpatric nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo trong các doanh nghiệp do tính phổ biến, đơn giản nhƣng mang lại kết quả thiết thực cho doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, đánh giá đào tạo cũng đã đƣợc nghiên cứu một cách nghiêm túc khơng những trong lý thuyết mà cịn áp dụng vào những cơ sở giáo dục hay tổ chức kinh doanh. Kế thừa những kiến thức và kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc trong các nghiên cứu trƣớc, ngƣời viết vận dụng vào thực trạng hoạt động đào tạo của Công ty Häfele Việt Nam với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đào tạo nhân viên nội bộ mang lại cho doanh nghiệp qua đó đƣa ra các giải pháp thiết thực nhằm cải thiện các vấn đề còn tồn đọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty HAFELE việt nam (Trang 34 - 37)