CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực Hà Nội
3.1.2. Tiềm năng tự nhiên
Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đơ.
3.1.2.1.Tài ngun khí hậu
Tài ngun khí hậu ở Hà Nội đƣợc hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh ít mƣa, mùa hè nóng nhiều mƣa. Lƣợng bức xạ tổng cộng năm dƣới 160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dƣới 75 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình năm tuy khơng dƣới 23oC, song nhiệt độ trung bình tháng 1dƣới 18oC và biên độ năm của nhiệt độ trên 12oC).
Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lƣợng mƣa tồn năm. Mùa ít mƣa chủ yếu là mƣa nhỏ và mƣa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lƣợng mƣa ít nhất. Hà Nội có mùa đơng lạnh rõ rệt so với các địa phƣơng khác ở phía Nam: Hàng năm, chịu ảnh hƣởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh; số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mƣa phùn cũng nhiều hơn các tỉnh phía Nam. Nhờ mùa đơng lạnh, trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng nhƣ đồng bằng Bắc Bộ, có một vụ đơng độc đáo ở miền nhiệt đới.
3.1.2.2. Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình, phân bố khơng đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sơng tự nhiên có dịng chảy thƣờng xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mƣơng). Một trong những nét đặc trƣng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đơ thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện cịn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm nhƣ ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hịa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dƣỡng. Hà Nội khơng phải là vùng dồi dào nƣớc mặt, nhƣng có lƣợng nƣớc khổng lồ chảy qua sông Hồng, sông Cầu, sơng Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.
3.1.2.3. Tài ngun đất
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nơng nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đơ Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nơng lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội đƣợc đánh giá là khơng thuận lợi cho xây dựng do có hiện tƣợng tích nƣớc ngầm, nƣớc mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trƣợt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.