Những yếu tố tự nhiên hạn chế đối với sự phát triển Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học tại hà nội về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực Hà Nội

3.1.3. Những yếu tố tự nhiên hạn chế đối với sự phát triển Thành phố Hà Nội

3.1.3.1. Suy thối chất lượng mơi trường và tai biến thiên nhiên

Đây là những nhân tố tác động mạnh đến quá trình phát triển và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân Thủ đô.

Lũ và úng ngập.

Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nƣớc hệ thống sông Hồng lên cao làm ngập các vùng ngồi đê, và có những năm làm vỡ đê, là thảm họa cho cả một vùng rộng lớn, gây mất mùa, thiệt hại lớn về ngƣời và của. Đã có những trận lụt kinh hồng ở hệ thống sơng Hồng vào các năm 1913, 1945 và 1971.

Nội thành Hà Nội ngày càng tăng nguy cơ bị úng ngập hơn. Năm 2001, từ ngày 2 đến 4/8, với lƣợng mƣa 200-400mm, Thành phố đã có tới 120 điểm ngập nƣớc, độ sâu 0,2 - 1,1 m, làm tắc nghẽn nhiều tuyến giao thông.

Một nguyên nhân của úng ngập Thành phố là do bề mặt địa hình thấp, nhất là phần phía Nam, việc tiêu thốt tự nhiên nƣớc mặt ra các hệ thống sơng là khơng thể (sơng Hồng) hoặc rất khó khăn (sơng Nhuệ-Đáy). Nhƣng úng ngập có ngun nhân quan trọng là do con ngƣời: triệt tiêu bề mặt thấm nƣớc (do bê tơng hóa bề mặt); san lấp, thu hẹp và làm nơng dần các hồ điều hịa; thu hẹp và làm tắc nghẽn các hệ thống mƣơng thốt nƣớc,... cùng với đó là công tác quy hoạch và triển khai xây dựng quá bất cập, đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu thốt nƣớc Thành phố.

Ơ nhiễm mơi trường

Q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đang làm suy giảm mạnh chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc, khơng khí và đất ở Thành phố Hà Nội. Phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị chậm hơn gia tăng dân số, chậm hơn mở rộng không gian đơ thị. Diện tích đơ thị cùng với dân số đơ thị tăng nhanh, nhƣng hạ tầng kỹ thuật

đơ thị nhƣ hệ thống cấp nƣớc, thốt nƣớc, giao thông, năng lƣợng,... đều lạc hậu, chắp vá, đƣợc đầu tƣ phát triển chậm hơn, nên không đáp ứng yêu cầu dịch vụ môi trƣờng, làm ô nhiễm môi trƣờng đô thị.

Tai biến thiên nhiên

Để phát triển bền vững lãnh thổ, phải thấy hết những khó khăn, hạn chế của

khu vực, mà chủ yếu và trƣớc hết là các tai biến thiên nhiên. Tai biến địa chất-địa mạo liên quan đến các quá trình nội sinh (động đất, nứt đất), ngoại sinh (xói lở bờ sơng) và do con ngƣời (lún đất), hoặc tổng hợp các q trình đó (xói lở, úng ngập,...)

Động đất: Tính đến năm 1992, trong phạm vi vùng trũng Hà Nội đã ghi nhận đƣợc 152 trận động đất, trong đó có 2 trận mạnh cấp 7-8, 3 trận cấp 7 và 32 trận cấp 6 (thang MSK-64), còn lại là động đất yếu hơn. Trên cơ sở bản đồ địa chất cơng trình, số gia cấp động đất xác định cho các loại nền đất, đã xác định chi tiết cấp động đất cho các loại nền đất ở vùng nội Thành và ven nội, gồm các cấp 7-8 và 8-9.

Nứt đất: Trên địa bàn Hà Nội và lân cận đã ghi nhận đƣợc khoảng trên 70 địa điểm nứt đất. Chúng phân bố ít nhiều thành các dải kéo dài theo phƣơng TB-ĐN, trùng với các hệ thống đứt gãy sâu, tái hoạt động trong tân kiến tạo và hiện đại, và đƣợc coi là phát sinh do hoạt động trƣợt êm của đứt gãy. Vết nứt xuất hiện tại các khu dân cƣ và trên hệ thống đê, làm biến dạng mặt đất, phá hủy các cơng trình xây dựng và cũng có thể làm ơ nhiễm nguồn nƣớc dƣới đất, gây nhiều tác hại nghiêm trọng.

Hiện nay, trong khu vực Hà Nội có hai con sơng lớn chảy qua là sơng Hồng và sơng Đuống, do đó dọc theo bờ của hai con sông này nhiều đoạn theo quy luật hoạt động của dịng sơng lại chịu thêm tác động của các hoạt động nhân sinh làm cho nhiều đoạn hai bên bờ đang bị xói lở gây ảnh hƣởng tới các cơng trình và sinh hoạt của ngƣời dân.

Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dƣới 5oC, thậm chí dƣới 2oC ở ngoại thành tạo điều kiện hình thành sƣơng muối trong một số tháng giữa mùa đơng. Ngồi ra vào nhiều đợt khơng khí lạnh, nhiệt độ thấp dƣới 13oC kéo dài trong nhiều ngày

gây ra rét hại, nhất là vào nửa sau mùa đông.

Lƣợng mƣa giờ lớn nhất xấp xỉ 100mm và lƣợng mƣa tháng lớn nhất xấp xỉ 800 mm, tiềm ẩn nguy cơ ngập lụt.

Gió mạnh và mƣa to trong các cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sinh sống, sản xuất, gây thiệt hại về nhà cửa, hệ thống điện, cung cấp nƣớc và thu hoạch mùa màng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học tại hà nội về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)