Xây dựng tài liệu truyền thông về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học tại hà nội về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (Trang 62 - 83)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Xây dựng giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức cho trẻ em về hiểm họa

3.5.2. Xây dựng tài liệu truyền thông về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai

Căn cứ vào hƣớng tiếp cận nghiên cứu, khung lý thuyết về truyền thông, các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ khảo sát để tìm hiểm về nhu cầu của các em học sinh muốn tìm hiểu về các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm, các sản phẩm của Luận văn về hiện trạng thời tiết cực đoan, hiện trạng nhận thức của các em học sinh, hiện trạng

truyền thông của Trung tâm KTTV quốc gia để học viên có thể đƣa ra giải pháp truyền thông cho các em học sinh.

Ngoài ra, các văn bản pháp lý nhƣ Luật Khí tƣợng Thủy văn, Luật Phòng chống thiên tai đã đƣợc Quốc hội ban hành, Chiến lƣợc quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của Ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ đều chú trọng đến cơng tác nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu, các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm.

Điều 6, Luật KTTV “phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động KTTV” đã quy định Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng có trách nhiệm thƣờng xuyên tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về KTTV và BĐKH…; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về KTTV và BĐKH. Các nhiệm vụ liên quan đến tuyên tuyền về KTTV đã đƣợc chính thức giao cho Trung tâm KTTV quốc gia.

Tài liệu truyền thơng sẽ phải đảm bảo mục đích, nội dung nhƣ sau:

3.5.2.1. Mục đích

- Truyền đạt thơng tin, thu hút trẻ em tham gia vào q trình chia sẻ thơng tin,

nâng cao nhận thức chung về BĐKH và ứng phó với BĐKH, nhất là các hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn nguy hiểm từ đó chia sẻ trách nhiệm và có hành động chung, thống nhất nhằm đạt tới mục tiêu giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho bản thân và cộng đồng.

- Nâng cao nhận thức về GNRR do thiên tai và vai trị của truyền thơng vì một cuộc sống tƣơng lai an toàn và bền vững;

- Tăng cƣờng năng lực của trẻ em trong việc GNRR do thiên tai trong trƣờng học và cộng đồng;

- Giúp các em hiểu hơn về ngành KTTV, vai trò của ngành KTTV trong cuộc sống, định hƣớng nghề nghiệp cho các em.

3.5.2.2. Kết quả học sinh cần đạt được:

- Kiến thức: học sinh có thể phân biệt đƣợc các loại hình thiên tai; có khả năng mơ tả về rủi ro và nguy cơ có thể xảy ra thiên tai;

- Kỹ năng: học sinh có thể rèn luyện kỹ năng và biết cách sống an tồn, GNRR do thiên tai và ứng phó với BĐKH đồng thời nâng cao khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp và đánh giá về thiên tai, các rủi ro và tác động của thiên tai, BĐKH và các kỹ năng mềm (lắng nghe, thuyết trình, làm việc nhóm,..)

- Thái độ: học sinh có thái độ và làm việc tích cực, chủ động tham gia vào bảo vệ môi trƣờng, xây dựng cuộc sống an toàn và bền vững của bản thân, trƣờng học, cộng đồng trƣớc thiên tai và BĐKH nhƣ:

+ Có thể đóng góp đáng kể, hỗ trợ gia đình và cộng dồng khi diễn ra những tác động dầu tiên và sau thiên tai.

+ Các em lớn hơn có thể chăm sóc trẻ nhỏ.

+ Mạng luới hỗ trợ các bạn cùng lứa tuổi.

+ Có thể tổ chức các đội tình nguyện thúc dẩy việc bảo vệ/ an toàn của trẻ em ở truờng học và cộng dồng.

3.5.2.3. Đối tượng sử dụng

- Các Tuyên truyền viên của Trung tâm KTTV quốc gia;

- Giáo viên các cấp tham khảo có thể lồng ghép vào các chƣơng trình giảng dạy;

- Các câu lạc bộ học sinh, sinh viên, nhóm tình nguyện viên và các tổ chức cá nhân quan tâm đến giáo dục GNRR do thiên tai.

3.5.2.4. Yêu cầu đối với tuyên truyền viên

- Tuyên truyền viên là cán bộ của Trung tâm KTTV quốc gia; giáo viên; nhân viên của câu lạc bộ;

- Thiết lập tốt mối quan hệ với trẻ em trƣớc – trong – sau khi nói chuyện với họ, tỏ thái độ quan tâm họ;

- Chọn chỗ ngồi phù hợp, không tạo khoảng ngăn cách về vị trí ngồi và khoảng cách.

- Giúp trẻ em thấy tự nhiên, thoải mái.

- Thoải mái để trẻ em tiếp xúc cũng thoải mái theo.

- Quan sát nét mặt, cử chỉ của trẻ em khi giao tiếp với họ.

- Biểu lộ cam kết giữ kín thơng tin cá nhân của họ để họ tự tin hơn.

- Luôn giữ “tiếp xúc mắt” để thiết lập và duy trì sự giao tiếp tốt.

- Giúp và động viên họ tự kể ra vấn đề cụ thể của họ, “Bạn có thể kể cho tơi biết về...”, “Bạn có thể nói cho tơi biết là bạn cảm thấy thế nào về...”, ...

- Hỏi những vấn đề có liên quan hoặc dẫn dắt để từ đó có nhiều thơng tin mong muốn. Tránh hỏi câu hỏi đóng dẫn đến việc trả lời “Có” hoặc “Khơng”, câu hỏi mở giúp có nhiều thơng tin hơn. Nên hỏi cho đến khi bạn hiểu đƣợc vấn đề.

- Lắng nghe họ một cách cẩn thận và không nên xen vào ngắt lời khi khơng cần thiết, có thể ngƣng các cơng việc khác khi đang nghe.

- Khơng nên đánh giá một cách chỉ trích là họ khơng biết gì, là họ thiếu tích cực hoặc là họ không thể hợp tác đƣợc.

- Luôn phản hồi lại những điều bạn đã nghe hoặc hiểu để giúp định hƣớng công việc tiếp theo cho cả 2 phía, ví dụ: “theo tơi hiểu, bạn vừa nói về.....”, “À, bạn đang ngại về việc.., tại sao nhƣ vậy?”

- Giúp cho trẻ em của bạn nhìn thấy những khả năng tích cực hơn để giải quyết vấn đề của họ bằng cách cung cấp thông tin và cách gợi ý về phƣơng án kỹ thuật, về cách thức thực hiện....

- Ln khuyến khích trẻ em:

- Khơng bằng lời: gật đầu, ánh mắt cảm thông...

- Bằng lời: Vâng/dạ, tôi hiểu, xin mời tiếp tục,......

- Nói rõ, tốc độ vừa phải, dễ nghe, biểu lộ trạng thái tâm lý khác nhau, có nhấn mạnh ý chính.

- Lƣu ý cử chỉ của bạn, khoảng cách với trẻ em, tƣ thế đi - đứng - ngồi, nét mặt, sự di chuyển đi lại....

- Tránh tạo cho trẻ em có cảm giác là bạn đang rất vội vàng, thiếu thời gian....

- Giúp trẻ em tự lập kế hoạch của họ bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Bạn cần nên/phải làm gì?

+ Bạn sẽ làm điều gì trƣớc tiên?

+ Bạn sẽ làm điều đó nhƣ thế nào?

+ Ai có thể cùng giúp bạn?

3.5.2.5. Cấu trúc tài liệu

Chƣơng trình có 2 phần:

Phần 1: Các hoạt động tuyên truyền gồm có 3 chủ đề sau:

(i) Nhận diện các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm;

(ii) Biến đổi khí hậu;

(iii) Em làm Nhà Khí tƣợng nhí. Phần 2: Tài liệu hỗ trợ

Phần 1. Các hoạt động tuyên truyền

Chủ đề 1: Nhận diện các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm

Mục đích Học sinh có thể liệt kê một số loại hình thiên tai phổ biến ở Việt Nam và địa phƣơng

Mô tả đƣợc một số nội dung về đặc điểm hình thành, tác hại của các loại hình thiên tai chính nhƣ bão, lũ, lụt, hạn hán,..

Thời gian thực hiện 45 phút

A. KIẾN THỨC CHUNG

1. Hiện tƣợng thủy văn nguy hiểm là trạng thái, diễn biến bất thƣờng của các yếu tố thủy văn có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản ảnh hƣởng đến môi trƣờng,

điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội. 2. Dông, lốc

+ Dông là hiện tƣợng khí quyển phức tạp bao gồm sự phóng điện trong đám mây hay giữa các đám mây với nhau và giữa các đám mây với mặt đất, tạo ra hiện tƣợng sấm và chớp, thƣờng kèm theo gió mạnh và mƣa lớn, đơi khi có mƣa đá. Ở những vùng có giơng, các yếu tố khí tƣợng thƣờng thay đổi đột ngột nhƣ sự giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm khơng khí, đột biến của khí áp, hƣớng và tốc độ gió.

+ Lốc là một hiện tƣợng gió xốy cực mạnh, xảy ra trong một phạm vi nhỏ, hàng chục tới hàng trăm mét và tồn tại trong một thời gian ngắn . Nguyên nhân sinh ra gió lốc là do những dịng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ . Trong những ngày nóng nực mùa hè, mặt đất bị đốt nóng khơng đều nhau. Đặc điểm của gió lốc là tốc độ gió tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt. Lốc tạo ra những cột gió xốy lớn, có khả năng một lúc bốc đi mấy toa tầu hỏa, những ngôi nhà hoặc những tàu thuyền vỡ vài chục tấn, kèm lốc thƣờng có dơng, mƣa đá.

Nơi thƣờng xuất hiện dông, lốc: xảy ra nhiều nhất ở vùng ven biển và vùng núi. Trên lục địa, dông thƣờng xảy ra vào mùa nóng, nhất là vào buổi chiều và tối. Ở vùng gần biển và ven bờ, dông thƣờng xảy ra vào ban đêm nhiều hơn vì vào ban đêm sự chênh lệch nhiệt độ giữa nƣớc và khơng khí đạt đến cực đại tạo điều kiện cho đối lƣu phát triển..

+ Mùa dông thƣờng bắt đầu cuối tháng 3 và kết thúc vào tháng 11 nhƣng cũng tùy theo vùng miền. Thời ký dông ở mỗi địa phƣơng khác nhau.

+ Lốc thƣờng xảy ra từ tháng 4 đến tháng 10. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong mùa đông gần nhƣ khơng có hiện tƣợng này. Lốc xoáy thƣờng xảy ra vào mùa hè, nhất là những vùng núi và vùng sát biển. Ở Nam Bộ, hiện tƣợng gió lốc trong mùa hè không nhiều nhƣ ở Bắc Bộ và Trung Bộ.

3. Lụt

+ Khái niệm: Lụt là hiện tƣợng ngập nƣớc của một vùng lãnh thổ.

+ Nguyên nhân: Lụt có thể do lũ lớn, nƣớc lũ tràn qua bờ sông (đê) hoặc làm vỡ các công trình ngăn lũ vào các vùng trũng; có thể do mƣa lớn tại chỗ mà khơng có khả năng tiêu thốt; do nƣớc biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nƣớc lên vùng ven biển.

4. Mƣa đá

Định nghĩa mƣa đá: Mƣa đá là các hạt băng (nƣớc đá), trong suốt có kích thƣớc khác nhau, nhỏ nhƣ hạt đậu hay to nhƣ hạt bƣởi.

Hình thành nhƣ thế nào? Hình thành bên trong những đám mây đối lƣu (mây đối lƣu là đám mây có hình dạng cá đe và thƣờng gây ra dơng).

+ Hình thành trong thời gian: các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4,5,6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9,10,11). Mƣa đá thƣờng xảy ra ở khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa) cịn ở vùng đồng bằng ít xảy ra hơn.

+ Dấu hiệu nhận biết sắp xảy ra mƣa đá: Nếu thấy trời nổi dơng, gió, mây đen bao phủ bầu trời gần nhƣ kín tầm mắt, có dạng nhƣ bầu vú, rồi dơng, gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng “ù ù, ầm ầm” liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mƣa đá. Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mƣa rào và cảm thấy nhiệt độ khơng khí lạnh đi nhanh chóng, có thể mƣa đá sẽ xảy ra. Đây chỉ là những dấu hiệu chỉ ra khả năng sắp có mƣa đá. Thực tế rất khó nhận biết và dự báo khi nào sẽ có mƣa đá. Tuy nhiên, với những dấu hiệu trên các bạn cần phải nhanh chóng tìm chỗ trú an tồn.

5. Nắng nóng

+ Khái niệm: là một dạng thời tiết đặc biệt thƣờng xảy ra trong những tháng mùa hè.

+ Một ngày tại một địa phƣơng nào đó đƣợc coi là có nắng nóng khi nhiệt cao nhất trong ngày đạt mức 35oC≤Tx< 37oC, đƣợc gọi là có nắng nóng gay gắt khi 35oC≤Tx<39oC và đƣợc coi là ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt khi Tx≥39o

C.

+ Nắng nóng diện rộng xuất hiện liên tục từ 2 ngày trở lên trong một khu vực dự báo thì đƣợc gọi là một đợt nắng nóng.

+ Một đợt nắng nóng diện rộng đƣợc gọi là đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng khi đợt nắng nóng có ít nhất 1 ngày đạt tiêu chuẩn nắng nóng gay gắt diện rộng.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Khởi động: 10 phút

Tuyên truyền viên hỏi học sinh liệt kê những hiện tƣợng thời tiết, thủy văn nguy hiểm mà các em biết.

Tuyên truyền viên viết tên các loại hình hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm lên trên bảng nhƣ: lũ, lụt, bão, lốc, dơng, sét,..

2. Tìm hiểu vấn đề: 25 phút

Tuyên truyền viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng từ 6-8 em). Tuyên truyền viên chọn tranh về các chủ đề thiên tai phổ biến tại Hà Nội (Bão, mƣa lớn, giơng sét, lụt). Tun truyền viên phát mỗi nhóm 01 bức tranh và yêu cầu các nhóm thảo luận trong vịng 15 phút. Vấn đề cần thảo luận:

- Đây là hiện tƣợng KTTV nguy hiểm gì?

- Hiện tƣợng này có thể gây ra thiệt hại gì?

- Các phịng tránh mà các em biết?

Tuyên truyền viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi Nhóm có 3 phút trình bày. Các Nhóm khác cùng lắng nghe và bổ sung.

Tuyên truyền viên tổng kết và giới thiệu về các hiện tƣợng KTTV nguy hiểm và cách phòng tránh.

3. Củng cố bài học: 10 phút

- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về thời tiết (một số gợi ý- xem phụ lục)

Kho tham khảo cho Tuyên truyền viên (Phụ lục 3):

Chủ đề 2: Biến đổi khí hậu

Mục đích

Học sinh có thể phân biệt đƣợc khái niệm về “thời tiết” và khí hậu;

Giải thích đƣợc thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” và “hiệu ứng nhà kính;

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu;

Mơ tả ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với thiên tai ở Việt Nam và các hoạt động ứng phó.

A. KIẾN THỨC CHUNG

1. Thời tiết: là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể đƣợc xác định bằng các yếu tố và hiện tƣợng khí tƣợng.

2. Khí hậu: Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trƣng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó. (WMO).

3. Biến đổi khí hậu: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Cơng ƣớc khí hậu) đƣợc quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc.

4. Khí nhà kính: Các chất khí trong khí quyển hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ hồng ngoại phát ra từ mặt đất. Các chất khí này vừa do các quá trình tự nhiên lẫn con ngƣời sinh ra. Khí nhà kính chủ yếu là hơi nƣớc, điôxit cacbon, ôxit nitơ, mêtan, ôzôn đối lƣu và các CFC.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Khởi động: 10 phút

Tuyên truyền viên đặt câu hỏi cho các em;

Đặt câu hỏi 1: Các em hãy đặt một câu có tính từ liên quan đến thời tiết mà khơng có từ thời tiết.

Đặt câu hỏi 2: Các em hãy đặt một câu có tính từ liên quan đến khí hậu. Tuyên truyền viên cung cấp định nghĩa về thời tiết và khí hậu.

Tuyên truyền viên tổ chức thi:

Vòng thi khởi động:

Tuyên truyền viên tổ chức trò chơi nhỏ, sử dụng giấy A4 đã phát, hƣớng dẫn học sinh chia đôi giấy, một bên thời tiết, một bên khí hậu

Tuyên truyền viên chia nhóm, 2 bạn một nhóm, dùng chung 1 tờ giấy.

Tuyên truyền viên đặt đề thi: Thi tìm các câu thành ngữ, tục ngữ về thời tiết, khí hậu (thời lƣợng 2 phút)

Tuyên truyền viên gom kết quả, đọc to các câu thành ngữ, tục ngữ học sinh đã viết ra giấy. Giảng giải và chia sẻ để các em cùng học và biết thêm về các thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến thời tiết, khí hậu.

2. Tìm hiểu vấn đề (30 phút)

2.1 Khái niệm về BĐKH

Tuyên truyền viên chiếu clip: Có phải trái đất đang sốt không? (10 phút) (https://www.youtube.com/watch?v=g7wzcJ0-E5w) (Tuyên truyền viên phát giấy trắng cho học sinh trong quá trình xem clip).

Nội dung clip:

- Có phụ đề tiếng Anh, thuyết minh tiếng Việt.

- Giải thích sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu: thời tiết nói về thời hạn ngắn và khí hậu thời hạn dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học tại hà nội về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (Trang 62 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)